Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Mang thai và sinh con làm thay đổi đáng kế lượng hormone trong cơ thể của bạn. Quá trình này có thể thay phiên kích hoạt sự thay đổi trong tốc độ phát triển của tóc.[1] Trong khi mang thai, tóc của bạn sẽ duy trì giai đoạn tăng trưởng hoặc giai đoạn chuyển tiếp, vì vậy, những sợi tóc sẽ ngừng phát triển hoặc rụng đi trong tương lai sẽ giúp tóc trở nên dày hơn. Khoảng 3 tháng sau khi sinh con, tóc bạn vẫn sẽ tiếp tục rụng, và tất cả mọi phần tóc đáng lẽ phải rụng trong quá trình mang thai lại bất ngờ rụng đi trong thời điểm này. Hãy yên tâm vì đây chỉ là trạng thái bình thường và tạm thời, và tỷ lệ rụng tóc này sẽ không tiếp diễn. Bạn nên chăm sóc mái tóc một cách nhẹ nhàng trong khi chờ đợi tóc mọc bình thường trở lại.[2]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Nhẹ nhàng với Tóc

  1. 1
    Tránh những kiểu tóc quá chặt. Kéo tóc, hoặc tạo kiểu tóc quá chặt có thể khiến tóc bị đứt. Tạo kiểu hoặc nghịch tóc quá thường xuyên cũng có thể góp phần gây rụng tóc. Bạn nên lựa chọn kiểu tóc lỏng để giảm thiểu sự kéo căng hoặc gây tổn hại cho tóc.[3]
    • Tránh tết tóc chặt, sử dụng ống cuốn tóc, hoặc buộc tóc với cài tóc và dụng cụ búi tóc.
    • Bạn cũng không nên hấp dầu nóng cho tóc, vì nó có thể gây tổn hại tóc và da đầu.
    • Tránh nghịch tóc quá thường xuyên, không xoắn hoặc kéo tóc.[4]
  2. 2
    Sử dụng lược răng thưa. Nếu chiếc lược của bạn thuộc loại lược răng khít, nó có thể sẽ kéo căng tóc hơn là bàn chải tóc răng thưa. Hành động kéo căng này có thể khiến tóc rụng nhiều hơn.[5]
    • Khi chải tóc, luôn nhớ chải nhẹ nhàng.
    • Tóc ướt sẽ mỏng manh hơn tóc khô. Bạn nên cẩn thận khi chải tóc bằng lược hoặc bằng bàn chải tóc khi tóc còn ướt và không nên kéo hoặc giật mạnh phần tóc rối.[6]
  3. 3
    Cẩn thận với nhiệt. Sử dụng công cụ tạo nhiệt trên tóc có thể gây hư tổn và khiến tóc rụng nhiều hơn. Bạn nên cố gắng tránh sử dụng bất kỳ một thiết bị nào chẳng hạn như máy sấy tóc hoặc máy uốn tóc. Nếu bạn cần phải sử dụng máy sấy, hãy điều chỉnh máy sang chế độ sấy càng mát càng tốt.[7]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Chăm sóc Tóc

  1. 1
    Tìm kiếm sản phẩm phù hợp với mái tóc của bạn. Một số loại sản phẩm chăm sóc tóc, dầu gội, dầu xả, được cho rằng có thể giúp tóc trông dày và chắc khỏe hơn. Bạn có thể sẽ phải thử qua một vài sản phẩm trước khi tìm được loại phù hợp nhất với loại tóc và kiểu tóc của bạn. Bạn nên tìm mua sản phẩm có một trong các đặc tính sau:[8]
    • Tìm sản phẩm có dán nhãn “dầu gội làm dày tóc”.
    • Tránh mua “dầu gội dưỡng tóc” vì chúng có thể khiến tóc bạn trông mỏng hoặc xẹp.
    • Tránh sử dụng “dầu xả chuyên sâu”. Chúng có thể quá nặng nề và khiến tóc bạn trông mỏng hơn.
    • Cố gắng tìm mua loại dầu xả được thiết kế riêng cho tóc mỏng.
    • Sản phẩm có chứa biotin hoặc silica cũng có thể khá hữu ích.[9]
  2. 2
    Không nên căng thẳng. Căng thẳng có thể làm tăng mức độ rụng tóc. Căng thẳng có thể khiến nang tóc của bạn đi vào trạng thái nghỉ, kết quả là mái tóc của bạn sẽ trông mỏng hơn. Bạn có thể xử lý tình trạng rụng tóc do căng thẳng bằng cách giảm thiếu sự căng thẳng.[10] Tất nhiên, điều này sẽ khá khó khăn khi bạn chỉ vừa có thêm một thành viên mới trong gia đình. Hãy nhớ yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết và bảo đảm rằng người bạn đời của bạn sẽ giúp đỡ bạn càng nhiều càng tốt.
  3. 3
    Thử cắt kiểu tóc mới. Bạn có thể yêu cầu chuyên viên tạo kiểu cắt kiểu tóc mới cho bạn, kiểu tóc khiến tóc bạn trông dày hơn.[11] Cần nhớ rằng rụng tóc sau khi sinh con chỉ là vấn đề tạm thời,[12] và rằng bạn luôn có thể tạo kiểu tóc khác một khi tóc của bạn bắt đầu hồi phục.
    • Kiểu tóc dài sẽ khiến quá trình rụng tóc trở nên rõ ràng hơn.[13]
  4. 4
    Cẩn thận với chế độ dinh dưỡng. Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc. Bằng cách dùng một số thực phẩm cụ thể, bạn sẽ có thể sở hữu một mái tóc chắc khỏe. Bạn nên cố gắng thêm các loại vitamin và khoáng chất sau vào chế độ dinh dưỡng của mình:[14] [15]
    • Protein. Tóc được hình thành từ protein. Chế độ dinh dưỡng cung cấp đủ lượng protein cần thiết sẽ giúp tóc luôn chắc khỏe.
    • Sắt. Nếu bạn ăn thịt, bạn nên ăn thịt nạc vì chúng là nguồn cung cấp sắt lành mạnh hơn. Nguồn cung cấp sắt từ rau củ quả bao gồm đậu nành, đậu lăng và rau diếp.
    • Flavonoid và chất chống oxy hóa. Rau củ và hoa quả có chứa flavonoid và chất chống oxy hóa có thể giúp bạn duy trì nang tóc.[16]
  5. 5
    Sử dụng thực phẩm bổ sung. Một vài loại thực phẩm bổ sung sẽ giúp duy trì mái tóc chắc khỏe. Trong khi chờ đợi cho lượng hormone và mức độ phát triển của tóc trở về trạng thái bình thường, bạn có thể cung cấp thêm một vài dưỡng chất bổ sung cho tóc.[17]
    • Bạn có thể sử dụng vitamin B, C, E và kẽm.
    • Một số bằng chứng đã cho thấy rằng sử dụng biotin theo đường uống, kẽm, và các loại kem bôi ngoài da có chứa clobetasol propionate, có thể đem lại hiệu quả trong việc điều trị tình trạng rụng tóc.[18]
    • Bôi dầu oải hương kết hợp với dầu cỏ xạ hương, dầu hương thảo và dầu gỗ tuyết tùng có thể giúp điều trị một vài dạng rụng tóc.[19]
  6. 6
    Xem xét sử dụng thuốc tránh thai. Sau khi sinh con, lượng estrogen trong cơ thể bạn sẽ thấp hơn bình thường. Thuốc tránh thai có chứa hormone có thể giúp bạn tăng cường lượng estrogen, và kết quả là, có thể giúp bạn đối phó với tình trạng rụng tóc sau khi sinh.[20] [21]
    • Bạn nên chờ ít nhất 4 tuần sau khi sinh con trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ một loại thuốc tránh thai có chứa hormone nào. Uống thuốc quá sớm có thể làm tăng nguy cơ tạo huyết khối (cục máu đông).
    • Nếu bạn đang cho con bú, bạn nên chờ cho đến khi tuyến sữa của bạn hoạt động ổn định vì thuốc tránh thai có thể gây gián đoạn quá trình sản xuất sữa.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Không nên lo lắng. Rụng tóc sau khi sinh con sẽ không kéo dài. Sau 6 - 12 tháng, tóc của bạn sẽ mọc trở lại như bình thường.[22]

Bài viết wikiHow có liên quan

Thuyết phục bố mẹ cho nghỉ họcThuyết phục bố mẹ cho nghỉ học
Đối phó với cha mẹ thích kiểm soátĐối phó với cha mẹ thích kiểm soát
Phạt Một Đứa trẻ HưPhạt Một Đứa trẻ Hư
Bế em béBế em bé
Đối phó với trẻ bám dính cha mẹĐối phó với trẻ bám dính cha mẹ
Đối phó khi bị cha mẹ thao túng tinh thần (biết chính xác cần làm và nói gì)Đối phó khi bị cha mẹ thao túng tinh thần (biết chính xác cần làm và nói gì)
Làm người Cha tốtLàm người Cha tốt
Trở thành Cha Mẹ TốtTrở thành Cha Mẹ Tốt
Dạy trẻ em chạy xe đạpDạy trẻ em chạy xe đạp
Liệu có sao không khi bạn giấu cha mẹ về mối quan hệ của mình?Nếu bạn không cho cha mẹ biết về mối quan hệ của mình thì sao
Kích thích Chuyển dạ tại NhàKích thích Chuyển dạ tại Nhà
Rèn luyện kỷ luật cho trẻ 4 tuổiRèn luyện kỷ luật cho trẻ 4 tuổi
Tăng Cơ hội Mang Song thai của BạnTăng Cơ hội Mang Song thai của Bạn
Xử lý khi nhớ người bạn đờiXử lý khi nhớ người bạn đời
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Lacy Windham, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ sản khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lacy Windham, MD. Tiến sĩ Windham là bác sĩ sản khoa & phụ khoa được chứng nhận của Hội đồng quản trị ở Tennessee. Cô theo học trường y tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Tennessee ở Memphis và hoàn thành chương trình nội trú tại Trường Y Đông Virginia năm 2010 và cô được trao giải Bác sĩ nội trú xuất sắc nhất về Y học sản khoa, Bác sĩ nội trú xuất sắc nhất về Ung thư và Bác sĩ nội trú xuất sắc nhất. Bài viết này đã được xem 2.021 lần.
Chuyên mục: Cha mẹ
Trang này đã được đọc 2.021 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo