Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Chú cún của bạn hẳn là đáng yêu nhất trên đời, nhưng nếu thói quen liếm bàn chân của nó trở nên quá mức thì có lẽ không ổn. Loài chó thường liếm bàn chân để tự làm sạch cơ thể, nhưng hành vi này xảy ra liên tục thì có thể đó là dấu hiệu cho thấy nó đang lo lắng, bị thương hoặc viêm nhiễm. Các liệu pháp tự nhiên đôi khi cũng rất hiệu nghiệm và bạn không cần đem chó đến bác sĩ thú y. Hãy thử áp dụng một số các liệu pháp tại nhà sau đây để giúp cho chó ngừng liếm bàn chân.

1

Kiểm tra bàn chân chó xem vì sao chúng lại liếm.

  1. Chó liếm bàn chân còn vì nhiều nguyên nhân khác chứ không chỉ là để chải chuốt. Việc biết vì sao mà chó của bạn liên tục liếm bàn chân sẽ giúp bạn biết cần chọn giải pháp nào. Hãy kiểm tra bàn chân của chó và theo dõi hành vi của nó xem liệu nguyên nhân có rơi vào một trong số sau không:[1]
    • Da khô có thể khiến chú chó của bạn bị ngứa. Hãy kiểm tra chó xem có vảy gàu và bàn chân của nó có bị nứt nẻ và khô da không.
    • Dị ứng thực phẩm và các dị nguyên trong không khí có thể khiến chó liếm hoặc gặm bàn chân.
    • Viêm nhiễm thường là nguyên nhân phổ biến hơn bạn nghĩ. Nếu bàn chân chó bị sưng và đổi màu thì có thể nó đã bị nhiễm trùng.
    • Các vết thương như vết cắt và bầm tím có thể khiến chó liếm bàn chân. Hãy kiểm tra phần đệm thịt bàn chân của chó xem có các vết trầy xước hoặc bị đổi màu không.
    • Buồn chán cũng thường là nguyên nhân khiến chó của bạn liên tục liếm chân. Đây có thể là xu hướng tương tự như rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở chó và có thể xử lý bằng cách cho chó đồ chơi tìm kiếm hoặc xương để gặm.[2]
    Quảng cáo
2

Kiểm tra bàn chân chó xem có các vết cắt không.

  1. Các vết trầy xước có thể ẩn dưới bàn chân chó. Trước khi thử bất cứ liệu pháp nào, bạn hãy kiểm tra kỹ bàn chân chó để đảm bảo không có vết cắt nào. Nhẹ nhàng tách từng ngón chân của chó và nhìn kỹ ở các kẽ của đệm thịt dưới lòng bàn chân. Đừng áp dụng liệu pháp tại nhà nào nếu chó của bạn có vết cắt sâu hoặc đau dưới lòng bàn chân, vì có thể bạn cần đem nó đến bác sĩ thú y.[3]
    • Để ý xem xung quanh đệm thịt dưới lòng bàn chân của chó có bị sưng hoặc đổi màu không. Loại bỏ các dị vật như đất cát hoặc sỏi trong các kẽ ngón chân và đệm thịt.
    • Nếu chó rụt chân lại hoặc rên rỉ khi bạn kiểm tra chân của nó thì có thể là nó bị đau.
    • Đem chó đến bác sĩ thú y nếu bạn phát hiện nó có vết thương sâu, vết cắt hoặc những chỗ đau. Tốt nhất là đừng để cho vết thương bị nhiễm trùng.
3

Ngâm bàn chân chó trong giấm táo.

  1. Chó của bạn có thể ngừng liếm bàn chân khi nhận ra vị giấm táo. Nhúng chân chó vào dung dịch giấm táo có thể là giải pháp tạm thời trong khi bạn đang tìm căn nguyên của vấn đề. Pha dung dịch một phần giấm táo với một phần nước ấm (tỷ lệ 50/50) và xoa vào bàn chân chó.[4]
    • Kiểm tra thật kỹ để chắc chắn là chó không có vết thương hở trên bàn chân trước khi xoa dung dịch.
    Quảng cáo
4

Cho chó tắm bồn pha bột yến mạch.

  1. Làm dịu da ngứa và mẩn đỏ của chó bằng chất chống viêm tự nhiên. Tắm bồn pha bột yến mạch là một liệu pháp tuyệt vời để chữa da khô, nứt nẻ mà chú cún của bạn có thể rất thích! Pha khoảng 2 cốc (480 ml) bột yến mạch vào xô nước ấm và ngâm chân chó trong xô khoảng 10 phút.[5]
    • Bạn có thể không thấy kết quả tức thì, nhưng chú chó của bạn sẽ bớt liếm chân sau vài lần ngâm chân.
    • Bột yến mạch an toàn cho chó nếu chỉ ăn một lượng nhỏ, thế nên bạn cứ cho chú cún của bạn liếm nước tắm – nhất là nếu việc này giúp cho nó đứng yên![6]
5

Xịt dầu dừa cho chó.

  1. Chú chó của bạn cũng thích mát-xa không kém gì bạn đâu. Dầu dừa là một sản phẩm tự nhiên rất tốt để dưỡng ẩm da khô cho chó. Bạn chì cần xoa dầu vào lòng bàn chân chó hoặc nhỏ vài giọt vào thức ăn của nó.[7]
    • Chó có thể tiêu hóa dầu dừa, do đó bạn không phải lo nếu nó liếm bàn chân sau khi xoa dầu.
    • Nhớ chọn loại dầu dừa chất lượng cao như dầu dừa siêu chuyên chất hoặc dầu dừa hữu cơ, nhất là nếu bạn trộn vào thức ăn chó.
    Quảng cáo
6

Ngâm bàn chân chó trong dung dịch muối nở.

  1. Bạn có thể giúp chó giảm viêm và bớt liếm bàn chân bằng liệu pháp này. Là một chất chống viêm và trung hòa axit, muối nở có thể giúp làm dịu da kích ứng của chó. Pha ½ cốc (120 ml) muối nở với một xô nước ấm và ngâm bàn chân chó trong dung dịch 10 phút. Thực hiện mỗi ngày 2-3 lần để có kết quả tốt nhất.[8]
    • Cho chó thức ăn khoái khẩu để dụ nó đứng yên trong 10 phút.
    • Đối với chó to hoặc hiếu động, bạn có thể ngâm chân chó trong bồn tắm, tăng gấp đôi lượng dung dịch muối nở nếu cần.
7

Cho chó tắm bồn hoa cúc La Mã.

  1. Làm dịu căng thẳng và chống viêm nhiễm cho chó với bồn tắm thư giãn. Cúc La Mã là một phương thuốc thảo mộc có đặc tính kháng khuẩn và chống ô xy hóa, do đó nó có thể chống nhiễm trùng rất hiệu quả. Hoa cúc không những làm dịu da cho chó mà hương thơm của nó còn giúp chó thư giãn. Thả hoa cúc La Mã vào nước ấm và cho chó ngâm chân trong vài phút.[9]
    • Đừng lo nếu bạn không tìm được hoa cúc La Mã! Mua vài gói trà túi lọc hoa cúc La Mã ở cửa hàng, ngâm nước nóng và chườm lên bàn chân chó.
    Quảng cáo
8

Cân nhắc thay đổi chế độ ăn của chó.

  1. Các dị nguyên phổ biến có thể là nguyên nhân khiến cho chó liếm bàn chân. Hệ miễn dịch của chó có thể bị trục trặc nếu chúng ăn phải thứ gì đó gây dị ứng. Nếu hành vi liếm bàn chân của chó còn kèm theo hiện tượng tiêu chảy, bạn hãy xem lại thức ăn của nó để tìm giải pháp.[10]
    • Lúa mì, đậu nành, trứng, thịt bò, gà và cá đều là các dị ứng nguyên phổ biến đối với chó.
    • Đổi sang chế độ ăn đơn giản nấu ở nhà cho chó để tránh các dị nguyên xem có đỡ không.
    • Hỏi bác sĩ thú y để tìm giải pháp tốt nhất cho bạn và chó của bạn. Họ có thể giới thiệu loại thức ăn mới mà bạn có thể thử cho chó ăn.
9

Thử dùng dầu tắm khác cho chó.

  1. Hành vi liếm chân của chó có thể là do nó nhạy cảm với một sản phẩm vệ sinh nào đó. Nếu chó của bạn bắt đầu liếm chân liên tục ngay sau khi được tắm, hãy thử đổi dầu tắm hiệu khác xem sao. Hầu hết các sản phẩm vệ sinh cho chó đều dịu nhẹ, nhưng mỗi con chó một khác. Theo dõi xem chó có ngừng liếm khi bạn đổi dầu tắm chó không, nếu không thì có lẽ đó không phải là nguyên nhân.[11]
    • Thử đối sang dùng dầu tắm chó 100% tự nhiên với các thành phần dưỡng ẩm.
    Quảng cáo
10

Cho chó đi giày.

  1. Chú cún của bạn trông sẽ sang chảnh nhất khu phố với những chiếc giày bảo vệ bàn chân. Cho chó đi giày là cách dễ nhất để bạn bảo vệ bàn chân cho người bạn bốn chân của mình. Những chiếc giày phong cách này không những giúp bảo vệ đệm thịt ở bàn chân chó mà còn giúp chúng ngừng liếm chân.[12]
    • Có thể phải mất một thời gian thì chú cún của bạn mới thích nghi được với những chiếc giày, thế nên hãy kiên nhẫn và nhớ thưởng cho nó nhiều nhiều vào.
11

Thoa kem dưỡng vào bàn chân chó.

  1. Lotion dưỡng da cho chó có thể là một giải pháp. Cũng như da con người chúng ta, da chó có thể bị nhăn nheo và nứt nẻ thi thời tiết thay đổi. Đệm thịt dưới lòng bàn chân chó khá mỏng manh, và da chân của chó có thể bị kích ứng khi chạy trên các bề mặt nóng, lạnh hoặc gồ ghề. Sáp hoặc kem dưỡng bàn chân chó có thể giữ ẩm và bảo vệ da chó khỏi tổn thương thêm.[13]
    • Chọn loại kem hoặc sáp dưỡng 100% tự nhiên và không gây hại cho chó khi liếm phải.
    • Sáp dưỡng làm bằng dầu dừa, dầu hướng dương, dầu hạnh nhân ngọt, dầu jojoba, dầu vitamin E và bơ hạt mỡ là các lựa chọn tốt.[14]
    Quảng cáo
12

Đem chó đến bác sĩ thú y nếu chó tiếp tục liếm bàn chân.

  1. Có thể có nguyên nhân tiềm ẩn nào đó mà chỉ có bác sĩ thú y mới giải quyết được. Đừng quá lo lắng nếu chú cún của bạn tiếp tục liếm bàn chân dù bạn đã làm đủ mọi cách có thể. Hãy sắp xếp đem chó đến bác sĩ thú y để kiểm tra. Rồi thì chú cún của bạn sẽ lại chạy nhảy tung tăng sớm thôi! [15]

Bài viết wikiHow có liên quan

Chó ngừng sủa khi gặp người lạChó ngừng sủa khi gặp người lạ
Xác định giới tính của chóXác định giới tính của chó
Mát xa cho Chó cưng của Bạn
Nhận biết chó đã sinh xongNhận biết chó đã sinh xong
Nhận biết dấu hiệu chó sắp chếtNhận biết dấu hiệu chó sắp chết
Nhận biết chó cái sẵn sàng giao phốiNhận biết chó cái sẵn sàng giao phối
Nhận biết chó con bị thương sau khi ngãNhận biết chó con bị thương sau khi ngã
Vệ sinh vết thương cho chóVệ sinh vết thương cho chó
Nhận biết dấu hiệu động dục ở chóNhận biết dấu hiệu động dục ở chó
Nhận biết dấu hiệu chó bị trầm cảmNhận biết dấu hiệu chó bị trầm cảm
Trấn an tinh thần cho chóTrấn an tinh thần cho chó
Chăm sóc chó sau khi thiếnChăm sóc chó sau khi thiến
Cho chó đi ngủCho chó đi ngủ
Âu yếm ChóÂu yếm Chó
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Chuyên mục: Chó
Trang này đã được đọc 740 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo