Bài viết này đã được cùng viết bởi Alexis Toriello. Alexis Toriello là chuyên gia về hành vi ở chó, người sáng lập kiêm CEO của Zen Dog Training tại New York. Thời gian làm việc với tư cách là chuyên gia về hành vi ở chó tại nhiều trại cứu trợ động vật đã giúp cô có kiến thức trong việc đánh giá, phục hồi và huấn luyện chó. Không chỉ là trợ lý chuyên gia tư vấn về hành vi ở chó, Alexis còn là chuyên gia huấn luyện chó được chứng nhận và là ứng viên trình độ thạc sĩ về hành vi và bảo tồn động vật tại trường Cao đẳng Hunter. Cô được chứng nhận bởi Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ về kỹ thuật sơ cứu và hô hấp nhân tạo cho chó, đồng thời được công nhận bởi nhiều bệnh viện, phòng khám và Hiệp hội Nhân đạo Washington.
Có 9 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 5.912 lần.
Chắc hẳn bạn sẽ không mấy dễ chịu khi thấy một chú chó lạ phóng uế trong sân cỏ mình vừa kỳ công cắt tỉa. Nếu nuôi chó trong nhà, dấu vết này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của chúng. Hơn nữa, loài chó thường bị thu hút bởi mùi của đồng loại, điều đó có nghĩa là sự xuất hiện của một chú chó lạ có thể làm phát sinh hàng loạt các vấn đề khác. May mắn là có rất nhiều các giải pháp tự nhiên, nhân tạo, và thậm chí là xã hội có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này từ trong trứng nước.
Các bước
Dùng các nguyên liệu quanh nhà
-
1Xịt dung dịch muối nở quanh sân cỏ. Bạn cần chuẩn bị dung dịch muối nở bằng cách pha khoảng một cốc muối nở với 4L nước, sau đó xịt quanh sân cỏ và những chỗ chó tè bậy ít nhất hai lần một tuần.
- Muối nở cũng sẽ giúp cỏ không bị hư hại bởi nước tiểu của chó.
- Muối nở sẽ trung hòa mùi nước tiểu, vừa giúp loại bỏ mùi khó chịu,vừa ngăn chặn hành vi đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu của chó.[1]
-
2Xịt giấm quanh sân cỏ. Việc xịt giấm nguyên chất xung quanh sẽ tạo ra một rào chắn vô hình giúp ngăn cả chó và mèo đi vào sân cỏ. Khi đánh hơi thấy mùi giấm, chó sẽ bỏ đi ngay, tuy nhiên bạn sẽ cần duy trì việc này hằng ngày. Bạn cũng có thể xịt giấm vào những chỗ có nước tiểu của chó.
- Giấm là một loại thuốc diệt cỏ tự nhiên có thể tiêu diệt nhiều loại cỏ. Chính vì vậy mà bạn không nên xịt giấm lên toàn bộ sân cỏ để tránh khiến cỏ bị hư hại.
- Giấm sẽ trung hòa mùi nước tiểu, vừa giúp loại bỏ mùi khó chịu,vừa ngăn chặn hành vi đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu của chó.
-
3Đổi loại phân bón. Nhiều chú chó có phản ứng mạnh với mùi của các chất hữu cơ. Nếu chó có xu hướng bị sân cỏ nhà bạn thu hút, bạn hãy thử dùng một loại phân bón mới. Chó đặc biệt thích mùi máu, cá và xương, do vậy bạn nên cân nhắc chọn phân bón có nguồn gốc từ thực vật.[2]
-
4
-
5Cẩn trọng với các nguyên liệu tự nhiên khác. Có nhiều giải pháp tự nhiên khác khá phổ biến đã được thực tế chứng minh là có hại cho chó, điển hình là ớt cay.[5] Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng bã cà phê, băng phiến, bột tỏi, thuốc lá, dung dịch amoniac và các chất tẩy rửa để ngăn chó đi vào sân cỏ.[6]Quảng cáo
Trao đổi với hàng xóm
-
1Giữ thái độ thân thiện. Bước đầu tiên để khiến chó ngừng đi vào sân cỏ là hãy thuyết phục chủ nhân của chúng cùng hợp tác. Bạn hãy trò chuyện và trao đổi về vấn đề mình gặp phải mà không buộc tội họ hay chó cưng của họ. Lý tưởng nhất là họ sẽ bắt đầu quản lý chó chặt hơn khi biết chuyện.[7]
-
2Cho họ biết là sân cỏ nhà bạn không an toàn. Nếu hàng xóm không hợp tác và bạn không ngại nói dối một chút thì hãy nói với họ là bạn vừa mới phun thuốc sâu lên sân cỏ và điều này có thể sẽ gây nguy hiểm cho chó.[8]
- Giải pháp này không phải là lựa chọn tối ưu vì rất nhiều lý do. Bạn có thể sẽ nhận lại phản ứng tiêu cực và việc nói dối sẽ khiến bạn mất uy tín.
-
3Dùng biện pháp cứng rắn hơn. Nếu bạn biết rõ đó là chó nhà ai, hãy liên hệ với họ. Không cần quá nghiêm trọng, bạn có thể mời họ qua nhà dùng bữa tối hoặc uống gì đó. Thay vì buộc tội, hãy thể hiện là bạn thông cảm vì họ không hề biết và cần được biết về vấn đề này. Nếu hàng xóm đồng ý sẽ tìm cách giải quyết thì bạn có thể nói sang chuyện khác, tiếp tục phàn nàn có thể sẽ khiến họ bực mình và không sẵn lòng hợp tác nữa.[9]
- Nếu không thể thỏa thuận với hàng xóm, bạn có thể gửi cho họ một bức thư khiếu nại, đồng thời giữ lại một bản để chứng minh với cơ quan có thẩm quyền rằng bạn đã cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề.[10]
-
4Khiếu nại hàng xóm. Bạn hãy kiểm tra các quy định của địa phương xem người nuôi chó có phải chịu trách nhiệm về hành vi của chúng hay không; đa phần sẽ là có.[11] Sau đó, hãy chụp một bức ảnh bắt quả tang chó đang đi tiểu hoặc đi tiêu trong sân cỏ nhà bạn và gọi cho cơ quan có thẩm quyền để khiếu nại.
- Thông thường các quy định sẽ được đăng trên trang web của địa phương, bạn có thể truy cập vào đó để xem các mục liên quan đến vấn đề đang gặp.[12]
- Hoặc bạn có thể lắp đặt camera an ninh để chứng minh là chó nhà hàng xóm xâm phạm sân cỏ nhà mình. Điều này cũng sẽ hữu ích khi bạn muốn khiếu nại với cơ quan thẩm quyền nếu hàng xóm có hành vi hung hăng.[13]
Quảng cáo
Áp dụng các biện pháp mạnh hơn
-
1Xịt thuốc đuổi chó. Thuốc đuổi chó thường ở dạng xịt hoặc dạng bột, bạn có thể mua chúng ở các cửa hàng thú cưng hoặc cửa hàng bán dụng cụ làm vườn. Các sản phẩm này chứa nhiều mùi hương khác nhau có tác dụng xua đuổi chó và phần lớn được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên.
- Một vài loại thuốc đuổi chó có mùi khó chịu mà chó không thích, một số khác lại có mùi nước tiểu của thú săn mồi khiến chó sợ hãi không dám lại gần.[14]
-
2Lắp đặt vòi tưới nước cảm ứng. Vòi tưới nước cảm ứng không chỉ có tác dụng tưới nước cho sân cỏ mà còn có thể xua đuổi những vị khách không mời, chẳng hạn như chó, mèo và gấu mèo. Bạn hãy lắp đặt thiết bị này quanh sân cỏ hoặc những vị trí mà chó hay phóng uế. Khi chó đi ngang qua, bộ phận cảm ứng sẽ kích hoạt vòi tưới phun nước, điều này sẽ khiến chó giật mình và rời đi.[15]
-
3Dựng hàng rào. Hàng rào rất hữu ích trong việc ngăn động vật đi vào sân cỏ. Chó thường phóng uế ở những vị trí dễ dàng nên chúng sẽ thích những sân cỏ không có rào chắn và bỏ qua những nơi có hàng rào. Bạn nhớ đóng cửa hàng rào và thường xuyên kiểm tra xung quanh xem chó có ngoan cố đào hố để chui qua không.
- Nếu đã có hàng rào, bạn hãy kiểm tra xem có lỗ hổng nào cần sửa chữa không. Bạn cũng có thể lắp đặt hàng rào điện, tuy nhiên giải pháp này khá cực đoan.
-
4Sử dụng thiết bị đuổi chó bằng sóng siêu âm. Đây cũng là một loại thiết bị cảm ứng, bạn có thể gắn nó lên mái nhà, cây, hoặc hàng rào. Khi chó đến gần, bộ phận cảm ứng sẽ được kích hoạt và thiết bị sẽ phát ra sóng âm và sóng siêu âm khiến chó khó chịu.
- Hiệu quả của thiết bị này chưa được chứng minh rõ ràng, cho đến khi có nhiều bằng chứng thuyết phục hơn thì bạn chỉ nên chọn biện pháp này khi không còn cách nào khác.[16]
Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ https://www.vetinfo.com/how-keep-dogs-off-your-lawn.html
- ↑ http://northcoastgardening.com/2014/10/dogs-eating-organic-fertilizer/
- ↑ http://pets.thenest.com/natural-deterrent-keep-dogs-away-10037.html
- ↑ http://www.houselogic.com/home-advice/gardens/how-to-keep-dogs-out-of-garden/
- ↑ http://www.lifewithdogs.tv/2013/02/dog-owners-irate-after-finding-cayenne-pepper-dumped-on-neighbourhood-lawns/
- ↑ https://www.vetinfo.com/how-keep-dogs-off-your-lawn.html
- ↑ http://community.havahart.com/dogs/grass-dog-repellents/
- ↑ http://community.havahart.com/dogs/grass-dog-repellents/
- ↑ http://badneighboradvice.com/pages/my-neighbor-s-pet-keeps-coming-into-my-yard/
- ↑ http://badneighboradvice.com/pages/my-neighbor-s-pet-keeps-coming-into-my-yard/
- ↑ http://community.havahart.com/dogs/grass-dog-repellents/
- ↑ http://badneighboradvice.com/pages/my-neighbor-s-pet-keeps-coming-into-my-yard/
- ↑ http://badneighboradvice.com/pages/my-neighbor-s-pet-keeps-coming-into-my-yard/
- ↑ https://www.vetinfo.com/how-keep-dogs-off-your-lawn.html
- ↑ https://www.vetinfo.com/how-keep-dogs-off-your-lawn.html
- ↑ http://www.dogster.com/lifestyle/ultrasound-dog-deterrents-and-repellers-training