Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Chú chó của bạn ăn thức ăn một cách quá nhanh? Ăn quá nhanh có thể gây tổn hại đến hệ tiêu hoá: chó có thể bị nghẹn, ợ hơi, xì hơi, chướng bụng và thậm chí nôn mửa. May mắn là có một số cách bạn có thể áp dụng để khắc phục vấn đề này. Xử lý bất kỳ hành vi tranh giành nào phát sinh khi chó ăn và biết thêm một số điều bạn có thể làm nhằm giúp chó của mình ăn một cách từ tốn.

Phần 1
Phần 1 của 3:
Làm chó ăn chậm lại

  1. 1
    Đổ đầy thức ăn vào dĩa. Thay vì đổ nhiều thức ăn vào dĩa, hãy dùng một cái bát úp ngược lại bỏ vào dĩa. Trải đều thức ăn trong dĩa quanh cái chén. Bằng cách này nếu chú chó muốn ăn được hết thức ăn thì phải đi vòng quanh cái dĩa hoặc ngẩng đầu lên và nghiêng sang bên cạnh.[1]
    • Chỉ với một vật dụng bình thường vẫn có thể giúp làm chậm việc ăn uống của chó mà không cần bất kì thiết bị đặc biệt nào khác.
  2. 2
    Mua tô cho chó ăn. Nếu bạn muốn mua tô nhựa ở các cửa hàng, hãy thử dùng loại Brake Fast Bowl hoặc Slow Feeder. Chúng là loại tô không có nắp với các cục tròn ở giữa, khi chó ăn tô sẽ bị đẩy đi vòng quanh và chú chó buộc phải “đuổi” theo thức ăn.
    • Bạn cũng có thể mua dụng cụ cho chó ăn kiểu ô chữ. Chó sẽ phải đẩy các ô trượt để tìm thức ăn.
  3. 3
    Chia thức ăn của chó thành nhiều phần. Bạn có thể chia thức ăn ra vài dĩa nhỏ, bày ra xung quanh hoặc chia đều ra một cái khay làm bánh. Bằng cách này, ít nhất chú cho sẽ ăn từng miếng hoặc phải đi tìm từng cái dĩa.
  4. 4
    Đặt một cục đá lớn ở trung tâm của cái bát và trải đều thức ăn xung quanh. Bạn chỉ nên dùng đá lớn vì nếu không chó có thể nuốt nhầm. Đối với chó con, đặt 2-3 quả bóng gôn vào một cái bát và rải thức ăn xung quanh. Chú chó sẽ phải đẩy các quả bóng sang một bên để ăn chậm rãi hơn.[2]
    • Bạn chỉ nên dùng bóng gôn với những chú chó con vì với kích thước đó nó sẽ không thể nuốt quả bóng được.
  5. 5
    Nâng cao bát thức ăn. Khi mọi cách đều thất bại, hãy đặt tô thực phẩm trên bàn thấp hoặc ghế. Điều này buộc chó phải đặt chân trước của mình lên mặt bàn và chồm tới làm thực quản của nó hơi nghiêng, giảm lượng không khí nuốt vào. Đầu của chú chó cũng sẽ được nâng lên và giúp ợ hơi dễ dàng.[3]
    • Kê cao bát thức ăn cho chó có liên quan đến chứng đầy hơi. Vì vậy, bạn không nên cho chó ăn kiểu này nếu giống chó của bạn dễ bị đầy hơi.
    Quảng cáo

Phần 2
Phần 2 của 3:
Xủ lý hành vi tranh giành khi ăn

  1. 1
    Xác định nếu chó của bạn có tính ham ăn. Bạn nuôi mấy chú chó? Chó cố ăn một cách nhanh lẹ bởi vì nó e ngại con khác sẽ ăn vụng thức ăn của mình, hoặc có thể nó ăn nhanh để đua và giành ăn tiếp phần của con chó khác. Hành vi này được gọi là tranh giành thức ăn.[4]
  2. 2
    Chia thức ăn ra nhiều bát. Cho các chú chó ăn bát riêng được đặt ở đầu và cuối phòng. Điều này mang lại cho mỗi chú chó một cơ hội để ăn riêng một mình mà không có áp lực giành ăn với con khác. Nếu chó vẫn giành ăn, hãy cho nó sang phòng khác, tránh khỏi tầm nhìn của con chó khác.[5]
    • Cách này làm giảm áp lực lo sợ bị giành ăn và loại bỏ được sự tranh giành thức ăn của con chó háu ăn.
  3. 3
    Cho chó ăn đều đặn. Chúng ta có thể nhận thấy là chó của bạn sẽ vẫn ăn vội vàng để ăn luôn phần thức ăn thừa của chó khác vì đó là bản năng của chúng. Cho chó ăn đúng thời gian quy định sẽ tạo ý thức về vấn đề giành nhau khi ăn.
    • Chú chó có thể đã gặp những trường hợp không may làm nó cảm thấy việc ăn nhanh là cần thiết. Chẳng hạn như, khi người chủ về trễ để chú chó đói, nó sẽ tìm ăn thức ăn thừa từ lần trước. Khi bữa ăn mới xuất hiện, chó của bạn sẽ vồ lấy thức ăn của mình rồi đi tìm thức ăn thừa (trong phần ăn của chú chó khác) vì cảm giác không an toàn về thức ăn.
  4. 4
    Huấn luyện chó của bạn. Nếu nó thích ồn ào và sự chú ý, đánh lạc hướng anh bạn ngay lập tức sau khi ăn xong. Để chú chó ngồi xuống và chơi đùa với nó. Nếu điều này được thực hiện thường xuyên, chó sẽ tự đi tới chỗ bạn chứ không phải là chạy sang giành ăn với con chó khác.[6]
  5. 5
    Gắn bó với chó. Kiên trì với những thay đổi khi cho ăn. Tuy không phải tất cả mọi việc bạn đều có thể làm được, nhưng chúng ta cũng có thể tìm thấy cách nào đó giúp chó của mình. Hãy nhớ rằng, sẽ mất nhiều thời gian cho nó học cách ăn chậm lại.
    • Nếu bạn thấy rằng con chó của bạn vẫn háu ăn hay tỏ ra hung dữ đối với thức ăn, đây có thể là tính chiếm hữu chứ không phải là vấn đề về tốc độ khi ăn. Hầu hết các chú chó sẽ gây sự nếu một con chó khác tới giành với nó.
    Quảng cáo

Phần 3
Phần 3 của 3:
Biết những nguy hiểm của việc ăn quá nhanh

  1. 1
    Biết rằng việc ăn quá nhanh có thể gây ra những vấn đề về sức khoẻ. Khi cho chó ăn nhanh giống như việc bạn ném thịt gà sống vào một con cá sấu, có thể gây bực bội cho nó. Nhưng hơn thế, nuốt vội thức ăn sẽ gây ra một số tác hại tiềm ẩn.
    • Không bao giờ bỏ qua thói quen chẳng hạn như ăn quá nhanh. Luôn chú ý quan sát để chú chó phát triển khoẻ mạnh.
  2. 2
    Chờ cho chó ợ hơi và đầy hơi. Khi chó ăn quá nhanh, đồng thời là nó đang nuốt nhiều không khí. Điều này có thể dẫn đến phản ứng đơn giản của cơ thể như ợ hơi hoặc xì hơi và chúng hoàn toàn vô hại.[7]
  3. 3
    Chó có thể bị ngạt thở. Chó ăn nhanh, mà lại không nhai kĩ. Điều này có thể làm nó bị nghẹn nếu nuốt phải một mẩu thức ăn lớn xuống thực quản của mình.[8]
  4. 4
    Quan sát nếu có dấu hiệu bị chướng bụng. Một số như: bụng phồng lên hoặc phình to, đi lại khó khăn, cố gắng nôn nhưng không được, bơ phờ, đi chậm. Hãy gọi ngay bác sĩ thú y nếu bạn nghi ngờ có các dấu hiệu trên. Đây là một trường hợp khẩn cấp, và tốt hơn đừng tiếc một cuộc điện thoại để tránh bỏ qua một vấn đề ảnh hưởng tới tính mạng của chú chó.[9]
    • Bị chướng bụng do thức ăn có thể làm dạ dày của chó bị xoắn lại, máu sẽ không đi tới dạ dày được. Điều này có thể khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng hoặc tử vong. Bạn phải đưa chó ngay lập tức tới bác sĩ thú y. Không có biện pháp khắc phục tại nhà.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Xác định giới tính của chóXác định giới tính của chó
Chó ngừng sủa khi gặp người lạChó ngừng sủa khi gặp người lạ
Nhận biết dấu hiệu chó bị trầm cảmNhận biết dấu hiệu chó bị trầm cảm
Nhận biết dấu hiệu chó sắp chếtNhận biết dấu hiệu chó sắp chết
Mát xa cho Chó cưng của Bạn
Giúp phân chó cứng lạiGiúp phân chó cứng lại
Nhận biết chó cái sẵn sàng giao phốiNhận biết chó cái sẵn sàng giao phối
Chăm sóc chó sau khi thiếnChăm sóc chó sau khi thiến
Nhận biết chó con bị thương sau khi ngãNhận biết chó con bị thương sau khi ngã
Nhận biết chó đã sinh xongNhận biết chó đã sinh xong
Chữa đau bụng cho chóChữa đau bụng cho chó
Cho chó đi ngủCho chó đi ngủ
Âu yếm ChóÂu yếm Chó
Nhận biết dấu hiệu động dục ở chóNhận biết dấu hiệu động dục ở chó
Quảng cáo

Tham khảo

  1. The Waltham Book of Dog and Cat Behavior. Thorne. Publisher: Pergamon Press
  2. The Waltham Book of Dog and Cat Behavior. Thorne. Publisher: Pergamon Press
  3. The Waltham Book of Dog and Cat Behavior. Thorne. Publisher: Pergamon Press
  4. The Dog's Mind. Bruce Fogle. Publisher: Howell Book House
  5. The Dog's Mind. Bruce Fogle. Publisher: Howell Book House
  6. The Dog's Mind. Bruce Fogle. Publisher: Howell Book House
  7. Small Animal Internal Medicine. Nelson & Couto. Publisher Mosby. 5th edition
  8. Small Animal Internal Medicine. Nelson & Couto. Publisher Mosby. 5th edition
  9. Small Animal Internal Medicine. Nelson & Couto. Publisher Mosby. 5th edition

Về bài wikiHow này

Dominik Feichtner
Cùng viết bởi:
Chuyên gia huấn luyện chó & Chuyên gia hành vi
Bài viết này có đồng tác giả là Dominik Feichtner, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 10.155 lần.
Chuyên mục: Chó
Trang này đã được đọc 10.155 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo