Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Mặc dù không ai muốn bị nôn, nhưng đôi khi chúng ta vẫn không thể tránh được. Nếu mắc bệnh cúm dạ dày hoặc ăn phải thứ gì đó quá tệ thì thế nào bạn cũng sẽ bị nôn. May mắn là có một vài cách có thể giúp bạn đỡ khó chịu khi nôn và nhanh hồi phục sau khi nôn.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 10:

Tìm một nơi kín đáo để nôn

Tải về bản PDF
  1. 1
    Nôn trước mặt mọi người thì thật chẳng hay ho gì. Nếu bạn cảm thấy mình sắp nôn (môi tái nhợt, bắt đầu vã mồ hôi, tiết nước bọt hoặc chóng mặt), hãy đến thẳng phòng tắm. Bồn cầu, xô hoặc bồn rửa là những chỗ thích hợp mà bạn có thể nôn.[1]
    • Bồn rửa không phải là lựa chọn tốt nhất, nhưng trong tình huống cấp bách thì cũng dùng được.
    • Nếu đang ở ngoài trời, bạn nên đi ra khu vực nhiều cây cối hoặc một khoảng đất trống cách xa mọi người.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 10:

Buộc gọn mái tóc dài

Tải về bản PDF
  1. 1
    Buộc gọn tóc cho khỏi xoà vào mặt khi cảm thấy buồn nôn. Nếu có mái tóc dài, bạn cần dùng dây cột tóc buộc lên trước khi bắt đầu nôn. Nếu không có sẵn dây buộc tóc, bạn có thể nhét tóc vào cổ áo cho khỏi xoã vào mặt.[2]
    • Nếu có một người bạn nào đó sẵn lòng giúp (và cực tốt bụng), bạn có thể nhờ họ đi cùng bạn vào nhà vệ sinh và giữ tóc hộ bạn.
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 10:

Nôn ra

Tải về bản PDF
  1. 1
    Đừng cố nhịn khi cảm thấy sắp nôn đến nơi. Thay vào đó, hãy đứng cạnh bồn cầu hoặc bồn rửa và cúi xuống càng gần càng tốt. Nếu định nôn vào bồn cầu, bạn có thể quỳ xuống thấp để tránh văng tung toé khi nôn.[3]
    • Nếu biết là phải nôn nhưng chưa nôn được, bạn có thể oẹ vài tiếng bên trên bồn cầu; cách này cũng có thể giúp ích.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 10:

Nhấp một ít nước

Tải về bản PDF
  1. 1
    Nhấp vài ngụm nước để rửa sạch vị khó chịu trong miệng sau khi nôn. Đừng uống ừng ực cả cốc nước đầy – nó có thể khiến bạn nôn lại. Thay vào đó, hãy uống từ từ hoặc mút vài viên đá để cung cấp nước cho cơ thể.[4]
    • Đề phòng bị mất nước nếu bị nôn nhiều lần. Mỗi khi cảm thấy có thể, bạn hãy nhấp một ít nước trắng hoặc nước thể thao rải rác trong cả ngày. Nếu không thể giữ được nước trong cơ thể quá 2 ngày thì đã đến lúc bạn cần đến bác sĩ.
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 10:

Ngồi xuống và nghỉ ngơi

Tải về bản PDF
  1. 1
    Bạn sẽ hơi mệt sau khi nôn. Hãy dành vài phút nghỉ ngơi bằng cách ngồi hoặc nằm xuống. Nếu muốn uống thêm nước, bạn nên ngồi dậy để dạ dày khỏi bị nôn nao.[5]
    • Khi thực sự bị bệnh, có thể bạn sẽ nôn vài lần liên tiếp. Hãy ở gần phòng tắm cho đến khi bạn chắc chắn là sẽ không nôn nữa.
    Quảng cáo
Phương pháp 6
Phương pháp 6 của 10:

Uống các chất lỏng trong

Tải về bản PDF
  1. 1
    Bù lượng nước cần thiết cho cơ thể sau khi nôn. Thử uống một ít nước trong và ngọt như soda hoặc nước quả. Tránh xa bất cứ thứ gì chua, chẳng hạn như nước cam hoặc nước táo, vì những thứ này có thể khiến dạ dày khó chịu hơn.[6]
    • Tương tự, bạn nên tránh các thức ăn cay, nhiều gia vị hoặc dầu mỡ vốn gây khó chịu cho dạ dày.
Phương pháp 7
Phương pháp 7 của 10:

Không ăn trong vài giờ sau khi nôn

Tải về bản PDF
  1. 1
    Dạ dày sẽ cần một ít thời gian để ổn định lại. Cho dù đã cảm thấy khá hơn ngay sau khi nôn, bạn cũng không nên ăn trong vòng 1-2 tiếng. Như vậy, dạ dày sẽ có thời gian để hồi phục và không bị áp lực vì thức ăn.[7]
    • Nếu bị cúm dạ dày, có lẽ bạn sẽ không thấy đói ngay. Bạn có thể không ăn cho đến khi cảm thấy ăn được.
    Quảng cáo
Phương pháp 8
Phương pháp 8 của 10:

Áp dụng chế độ ăn BRAT

Tải về bản PDF
  1. 1
    Chế độ ăn thanh đạm sẽ giúp bạn dần dần làm quen lại với các thức ăn bình thường. BRAT là các chữ cái đầu tiên tiếng Anh của bananas (chuối), rice (cơm), applesauce (sốt táo) và toast (bánh mì nướng). Nếu thấy đói, bạn hãy thử ăn một trong các món này để dạ dày khỏi bị quá tải.[8]
    • Một số bác sĩ khuyến cáo nên chờ 8 tiếng sau khi nôn mới ăn lại.
    • Sau 24-48 tiếng, bạn có thể chuyển sang chế độ ăn cân bằng bình thường.[9]
Phương pháp 9
Phương pháp 9 của 10:

Tránh uống thuốc

Tải về bản PDF
  1. 1
    Ibuprofen và acetaminophen có thể khiến dạ dày khó chịu hơn. Nếu bạn vừa mới nôn, hãy chờ cho đến khi có thể ăn được mới nên uống thuốc. Các thuốc giảm đau có thể gây tiêu chảy và khiến bạn bị mất nước nhiều hơn.[10]
    • Khi chăm sóc trẻ em bị ốm, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống bất cứ thứ thuốc gì.
    Quảng cáo
Phương pháp 10
Phương pháp 10 của 10:

Đến gặp bác sĩ nếu bạn bị nôn quá 2 ngày

Tải về bản PDF
  1. 1
    Hầu hết các trường hợp nôn ói sẽ khỏi trong vài giờ hoặc vài ngày. Nếu sau 48 tiếng mà vẫn bị nôn thì đã đến lúc bạn cần hẹn gặp bác sĩ. Nếu đang chăm sóc trẻ em, bạn hãy đưa trẻ đi khám nếu trẻ nôn quá 24 tiếng.[11]
    • Nếu có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy cơ thể bị mất nước nghiêm trọng, chẳng hạn như khô miệng, ít đi tiểu, nước tiểu đậm màu, yếu mệt hoặc chóng mặt, bạn hãy đến phòng cấp cứu ngay.
    • Nếu bạn bị đau ngực, lú lẫn, đau bụng dữ dội, chảy máu trực tràng hoặc sốt cao kèm với cứng cổ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Lời khuyên

  • Nếu bạn ghét bị nôn, hãy hít vài hơi sâu để bình tĩnh lại. Nhớ rằng rồi nó sẽ sớm qua thôi!

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Bẻ Đốt sống Lưng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Chữa lành vết đứt trên lưỡiChữa lành vết đứt trên lưỡi
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 176.344 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 176.344 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo