Bài viết này đã được cùng viết bởi David Levin. David Levin là chủ sở hữu của Citizen Hound, một công ty cung cấp dịch vụ dẫn chó đi dạo tại Khu Vực Vịnh San Francisco. Với hơn 9 năm kinh nghiệm huấn luyện và dẫn chó đi dạo, công ty của David đã được Beast of the Bay bầu chọn là “Best Dog Walker SF” trong các năm 2019, 2018 và 2017. Citizen Hound cũng được SF Examiner xếp hạng là công ty dẫn chó đi dạo #1 và được xếp vào Danh sách A trong các năm 2017, 2016, 2015. Citizen Hound tự hào về dịch vụ khách hàng, kỹ năng chăm sóc và uy tín của mình.
Một trong những lệnh đầu tiên của một chú chó con hay trưởng thành phải học đó là “không” và “bỏ” để chúng ngưng ngay những những việc đang làm vốn có thể gây hại cho bản thân nó, người khác hoặc tài sản. Lệnh này sẽ giúp chó biết kiểm soát bản thân và trở nên một thành viên ngoan ngoãn của gia đình.
Các bước
Dạy lệnh cho chó
-
1Dạy chó hiểu hành vi đúng. Mục tiêu khi huấn luyện bất kỳ câu lệnh nào cho chó đó là liên đới câu lệnh với hành vi bạn muốn chú chó thực hiện bằng sự củng cố tích cực. Để dạy lệnh “không” hay “bỏ”, đầu tiên hãy cho chúng biết thế nào là hành vi đúng.
- Ví dụ, hãy cho chó thấy đồ ăn trên tay bạn, rồi nói “không” trước khi đóng tay lại. Hãy cho chúng ngửi và liếm tay, nhưng không cho ăn. Khi chó không còn cố lấy thức ăn nữa và quay đi, hãy khen gợi và thưởng chúng thức ăn từ tay còn lại chứ không phải tay giấu thức ăn.[1]
- Ra lệnh bằng giọng nghiêm khắc, nhưng không la hét để chó không nghĩ rằng bạn đang trừng phạt chúng. Hãy dùng tông giọng trung tính, nghiêm nghị, đối nghịch với giọng vui vẻ thường dùng, để chó không lẫn lộn giữa câu lệnh với củng cố tích cực.
-
2Hãy kiên nhẫn. Hãy chuẩn bị tinh thần phải lặp lại câu lệnh hơn 10 lần có lẻ đến khi chú chó có thể hiểu được rằng chúng chỉ có thể được ăn nếu biết để yên cho bàn tay đang nắm thức ăn ấy.[2] Hãy kiên nhẫn với quá trình và luôn khen ngợi khi chú chó cuối cùng cũng để yên cho tay nắm đồ ăn (thể hiện hành vi bạn mong muốn chúng làm).
- Dãn cách các lần ra lệnh để cả hai không nản chí. Hãy tập câu lệnh một ngày vài lần trong vòng nhiều ngày.[3]
-
3Chú ý ngôn ngữ cơ thể. Chó nhà bạn sẽ hiểu ngôn ngữ cơ thể như một kiểu mệnh lệnh. Hãy đứng cao hẳn và ra câu lệnh với tông giọng nghiêm nghị, nhưng đừng làm chó sợ. Bạn sẽ muốn chú chó hiểu và tuân lệnh chứ không phải làm chúng sợ.
-
4Dạy chó nhìn vào bạn để được thưởng. Bạn sẽ không chỉ muốn chú chó của mình để yên cho món đồ ăn, mà còn cần khiến nó chú ý đến bạn khi ra câu lệnh. Điều này cho phép bạn nói “không” để ngưng một hành vi của chúng đồng thời ra lệnh “đến đây” trong trường hợp vật thể chúng đang tiếp xúc có thể gây nguy hiểm. Khi chúng đã hiểu được lệnh “không” tức là để yên cho vật thể đó, bạn có thể dùng lệnh phức tạp hơn để chó chuyển sự chú ý sang mình.
- Thay vì ngay lập tức khen ngợi khi chó không chú ý đến tay nắm đồ ăn nữa, bạn không cần nói hay làm gì cả. Bởi vì đó không phải phản ứng chú chó mong chờ, nên nó sẽ nhìn lên bạn để cầu sự hướng dẫn. Khi nó làm được như vậy, ngay lập tức khen ngợi và thưởng cho chúng (vẫn bằng tay còn lại).[4]
- Lập lại bài tập cho đến khi chú chó biết ngay lập tức nhìn vào mắt bạn khi nghe lệnh “không” thay vì cứ nhìn vào nắm tay đồ ăn vài giây rồi mới nhìn bạn. Bài tập này cần lặp đi lặp lại nhiều lần - có khi lên đến 40, 50 lần.[5]
- Bạn có thể khiến chó tập trung và kiểm soát bản thân hơn bằng cách dần dần tăng thời gian chú chó biết giữ giao tiếp mắt trước khi được khen và thưởng.[6]
-
5Dạy chó biết tuân lệnh với phần thưởng trên sàn. Lệnh “không” sẽ dễ học khi con chó không thể với tới thức ăn (vì tay bạn đang nắm lại). Bước tiếp theo đó là rải thức ăn trên sàn, một tay bảo vệ phần ăn chứ không giấu hẳn chúng đi.[7] Bạn có thể bắt đầu bằng cách vòng tay che chắn hết phần thưởng, nhưng sau vài lần lặp lại, bạn có thể bắt đầu nhấc tay lên cho đến khi chó biết dừng lại khi nghe lệnh “không” cho dù phần thưởng đang ở trước mắt.[8]
- Để bài luyện tập thành công, hãy dùng loại thức ăn chú chó không thích lắm. Còn thức ăn chúng thích thì để dành làm phần thưởng khi chó biết để yên phần ăn trên sàn.[9] Hãy nhớ duy trì củng cố tích cực cho chúng.
- Hãy nhớ rằng bạn phải chờ cho chó biết nhìn vào mắt bạn khi nghe lệnh “không” thì mới được thưởng.[10]
- Quá trình này sẽ cần nhiều kiên nhẫn và lặp lại.
-
6Áp dụng vào thực tế đời sống. Bài kiểm tra cuối cùng cho chú chó nhà bạn đó là đảm bảo chúng vẫn duy trì hành vi đã học trong môi trường ít được kiểm soát hơn. Hãy bắt đầu sử dụng lệnh trong môi trường đa dạng hơn thay vì chỉ ở nhà. Khi có thứ gây chú ý đi ngang, hãy nói “không” với chúng. Khi chó biết vâng lời ở những trường hợp này, đó là lúc nó hoàn toàn làm chủ được câu lệnh.
- Ví dụ, hãy giấu thức ăn trên đường trước khi dắt chó đi dạo. Khi nó nó đánh hơi được và bắt đầu hướng đến nơi có thức ăn, hãy ra lệnh và tiếp tục di chuyển. Nếu chú chó cứ kéo căng dây về hướng thức ăn, thì hãy dừng lại. Đợi cho đến khi chó không kéo dây nữa mà nhìn lên bạn, thì hãy khen ngợi và thưởng bằng đồ ăn từ túi của bạn - chứ không phải bằng đồ ăn đã giấu trên đường.[11]
-
7Giảm sự phụ thuộc vào phần thưởng. Khi chó của bạn bắt đầu tuân theo mệnh lệnh thường xuyên, thì hãy giảm số lần thưởng lại nhưng vẫn khen ngợi chúng khi vâng lời. Chú chó vẫn sẽ vâng lời cho dù sau 4-5 lần tuân lệnh, bạn chỉ thưởng thức ăn có 1 lần, miễn là bạn luôn duy trì củng cố tích cực cho chúng.Quảng cáo
Những bước hỗ trợ huấn luyện khác
-
1Cho chó hoạt động thể chất. Một con chó bướng bỉnh với nhiều năng lượng dư thừa sẽ khó vâng lời hoặc khó kiểm soát bản thân hơn. Hãy cho chó đi dạo 30 phút mỗi ngày với tốc độ nhanh đối với các giống chó năng động.[12]
-
2Loại bỏ các vật thể hoặc nguồn kích thích chó phạm lỗi. Bạn không thể luôn ở bên cạnh chú chó và ra lệnh cho nó không được làm cái này cái kia, nên hãy tạo môi trường thuận lợi bằng cách loại bỏ những vật thể chú chó không được động vào. Hãy đặt cây cối, đồ dễ vỡ lên kệ cao, giày dép sau cánh cửa và đừng làm rơi vãi quần áo ra sàn.
- Đây là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu ngay cả khi bạn đang ở nhà và chú chó vẫn đang được huấn luyện, chưa hoàn toàn vâng lời.
-
3Gây xao nhãng cho chó. Khi chó đã hiểu và vâng lệnh “không”, thì chúng sẽ biết cách kiềm chế sức cám dỗ của những vật cấm, nhưng chỉ được một khoảng thời gian ngắn. Thay vì cứ phải ngăn cấm chúng, thì hãy khiến chúng xao nhãng bằng thứ gì đó khác, như món đồ chơi yêu thích hay đi dạo.[13]
- Ví dụ, nếu chó của bạn cứ trèo lên ghế sofa. Thay vì cứ phải nói “không” suốt cả buổi chiều, bạn chỉ cần nói một lần. Sau đó hỏi: “Đồ chơi của con đâu rồi”. Tiếp theo là lấy món đồ chơi yêu thischc của chúng ra và chơi ném đồ hoặc kéo co một lúc. Chú chó sẽ không còn chú ý gì đến chiếc sofa nữa.
- Xao nhãng là một bước trong quá trình khi chú chó vẫn còn đang học cách vâng lời. Hãy đảm bảo can thiệp vào khoảnh khắc ngay trước khi chú chó thực hiện hành vi không tốt - ví dụ, lúc chúng ngửi sofa hay không gian quanh đó. Nếu không, chú chó có thể liên hệ việc bạn dùng đồ chơi với chúng là lời khen cho hành động sai.
-
4Dùng các phương pháp ngăn cản. Trong khi chó nhà bạn vẫn còn học lệnh hoặc chúng khó khăn trong việc duy trì hành vi, thì bạn cần dùng các biện pháp phòng ngừa. Nếu đồ nội thất là vấn đề (ví dụ), thì hãy mua chai xịt hương tinh dầu cam hoặc táo đắng và xịt xung quanh khu vực lân cận của đồ nội thất hoặc món đồ chó hay tìm tới.[14]
- Hãy nhớ xịt thử tại một vị trí kín đáo trên món đồ, để đảm bảo loại xịt ấy không làm hỏng đồ vật.
- Ngoài ra ta còn có thảm điện hoặc bộ sốc điện mà bạn có thể đặt trên hoặc xung quanh các vật dụng. Nếu chú chó đến gần (loại vòng gây sốc) hoặc chạm vào đồ vật (loại cần tiếp xúc trực tiếp), tấm lót hoặc bộ sạc sẽ khiến chúng bị sốc nhẹ để ngăn chúng tiếp xúc với đồ vật.
-
5Dạy chó liên hệ với câu lệnh. Dù “không” là câu lệnh dùng để ngăn hành động sai của chó, nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả, nhất là khi chú chó cứ tiếp tục hành vi đó. Đối với những trường hợp này, bạn nên dạy chó thêm những mệnh lệnh có liên hệ khác, có thể dùng để chó hiểu về hành vi bạn mong muốn từ chúng.
- Ví dụ, nếu bạn nói “không” trước khi con chó chạy ra sân, nhưng nó vẫn có bỏ chạy như thế, thì có lẽ sẽ tốt hơn nếu con chó biết thêm lệnh “đến đây”. Bạn có thể bắt đầu dạy chúng lệnh này bằng cách hô lệnh trước khi kích thích cho chó đuổi theo bạn và sau đó củng cố tích cực cho chúng.[15] Bạn có thể tìm hiểu nhiều thông tin về huấn luyện chó câu lệnh này trong cuốn “Làm Thế Nào Để Chó Đến Bên Bạn” (How to Train a Dog to Come).
- Tương tự, bạn có thể dạy chó lệnh “xuống” nếu nó cứ nhảy lên người khác dù bạn đã nói “không”. Để học lệnh này, hãy hoàn toàn làm lơ con chó nếu nó nhảy lên người bạn và tiếp tục ra lệnh “xuống”, sau đó hãy khen ngợi và thưởng thật nhiều nếu chú chó biết vâng lời và đặt 4 chân xuống sàn.[16] Điều này hiệu quả hơn là đẩy chúng xuống, vốn khiến chúng hiểu nhầm là bạn đang đùa giỡn.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Nếu sở hữu nhiều hơn một con chó, hãy dùng lệnh “không” theo kiểu khác nhau cho mỗi con chó. Cho dù bạn có gọi tên cụ thể khi ra lệnh kiểu “Fido, không!”, thì Flufy từ xa cũng sẽ nghĩ rằng lệnh đó là dành cho nó.
- Thay vì nói “không”, hãy cố nghĩ đến một lệnh để nói về điều bạn mong chúng thực hiện. Nếu con chó nhà bạn nhai đồ bậy, hãy dạy chúng bằng cách lấy đồ chơi và hỏi “Đồ chơi của con đâu rồi?”. Nếu con chó nhảy lên người người khác khi họ vào nhà, hãy dạy nó lệnh “ngồi”. Điều này đặc biệt hiệu quả vì nó thay thế một hành vi tiêu cực bằng một hành vi tích cực.
- Đừng lặp lại liên tục “Không, không, không” nếu con chó không nghe lời bạn. Điều này chỉ khiến chúng nghĩ câu nói “không” chẳng có nghĩa lý gì và nỗ lực ngăn cản con chó làm việc sai sẽ trở thành âm thanh nền vô nghĩa.
Cảnh báo
- Nếu bạn chờ cho đến khi con chó đã thực hiện xong hành vi sai trái hoặc la mắng chúng sau khi việc đã rồi, con chó cũng sẽ không thể liên hệ hai sự việc. Lao vào đống rác thì vui. Nhưng bị mắng thì không vui. Chúng sẽ không thể liên kết hai sự việc.
- Không bao giờ đánh hoặc làm tổn thương chú chó để ngăn chúng làm chuyện sai. Nó chỉ khiến con chó trở nên sợ hãi bạn thôi.
Tham khảo
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/teaching-your-dog-leave-it
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/teaching-your-dog-leave-it
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/teaching-your-dog-leave-it
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/teaching-your-dog-leave-it
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/teaching-your-dog-leave-it
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/teaching-your-dog-leave-it
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/teaching-your-dog-leave-it
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/teaching-your-dog-leave-it
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/teaching-your-dog-leave-it
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/teaching-your-dog-leave-it
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/teaching-your-dog-leave-it
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/exercise-dogs
- ↑ Behavior Problems of the Dog and Cat 3: Behavior Problems of the Dog and Cat. G.M. Landsberg, W. L. Hunthausen and L. J. Ackerman. Elsevier. 2013
- ↑ Behavior Problems of the Dog and Cat 3: Behavior Problems of the Dog and Cat. G.M. Landsberg, W. L. Hunthausen and L. J. Ackerman. Elsevier. 2013
- ↑ http://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/teaching-your-dog-come-when-called
- ↑ https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/dog-behavior/teaching-your-dog-not-jump-people