Bài viết này đã được cùng viết bởi Roy Nattiv, MD. Roy Nattiv là bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Los Angeles, California. Nattiv specializes chuyên điều trị các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng ở trẻ em như táo bón, tiêu chảy, trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng thực phẩm, suy dinh dưỡng, chứng loạn khuẩn ở ruột non, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Nattiv tốt nghiệp Đại học California, Berkeley và nhận bằng bác sĩ y khoa (MD) tại Trường Y khoa Sackler ở Tel Aviv, Israel. Sau đó, ông hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng ở Montefiore, Đại học Y Albert Einstein. Nattiv tiếp tục hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ và được đào tạo về tiêu hóa nhi khoa, gan mật và dinh dưỡng tại Đại học California, San Francisco (UCSF). Anh từng là học viên nghiên cứu sinh của Viện Y học Tái sinh California (CIRM) và đã được Hiệp hội Tiêu hóa Nhi khoa, Gan và Dinh dưỡng Bắc Mỹ (NASPGHAN) trao giải thưởng cho công trình nghiên cứu về viêm loét đại trang ở trẻ em.
Có 17 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 8.583 lần.
Đôi khi, bạn cần đi vệ sinh nhưng không có cách nào khác là phải nín. Nếu phải ở trong tình huống này thì quả thực là khó khăn, tuy nhiên mọi chuyện vẫn có thể xoay sở được. Bạn có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ để nín đi ngoài nhưng tốt nhất là vẫn nên vào nhà vệ sinh sớm nhất có thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử ăn hoặc tránh ăn những loại thực phẩm nhất định để đi vệ sinh đúng giờ. Nếu vấn đề là bạn không muốn đi vệ sinh ở nơi công cộng thì cũng có một vài cách giải quyết để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Các bước
Nín đại tiện trong thời gian ngắn
-
1Siết chặt cơ vòng hậu môn. Cơ vòng hậu môn quyết định việc bạn sẽ đi ngoài hay không. Thường thì bạn sẽ siết chặt cơ này một cách vô thức khi cần đi ngoài; bạn cũng có thể siết chặt hai mông để nín đại tiện tốt hơn.[1]
- Hãy siết chặt cho đến khi cơn buồn đi đại tiện biến mất.
-
2Tránh vận động hoặc di chuyển quá nhiều. Khi bạn vận động, các cơ quan nội tạng ít nhiều sẽ bị xô đẩy, do vậy mà chất thải cũng có xu hướng sẽ di chuyển xuống dưới. Lúc này bạn nên cố gắng ở yên để giữ chúng lại.[2]
-
3Tập các bài tập Kegel. Bài tập Kegel có tác dụng tăng cường sức mạnh cho các cơ hậu môn, nhờ đó sẽ giúp bạn nín đại tiện tốt hơn.[3] Để tập bài tập này, bạn sẽ siết và giữ chặt cơ sàn chậu sau đó thả lỏng.[4]
- Để chắc chắn là bạn đang tập đúng cơ sàn chậu, hãy thử nín lại khi đang đi tiểu. Những cơ mà bạn sử dụng lúc đó chính là các cơ cần được tập luyện. Tuy nhiên, bạn không nên tạo thói quen nín tiểu giữa chừng vì làm vậy có thể gây hại cho sức khỏe, chỉ nên thử một hoặc hai lần để biết mình cần tập những cơ nào.
- Đối với nam giới, khi tập, bạn hãy siết chặt và giữ khoảng 3 giây, sau đó thả lỏng 3 giây; thực hiện động tác này 10 nhịp một lần.[5] Đối với phụ nữ, hãy giữ chặt khoảng 5 giây sau đó thả lỏng 5 giây; lặp lại 10 nhịp một lần. Cả nam giới và phụ nữ đều nên tập bài tập này 3 lần một ngày, mỗi lần 10 nhịp.
-
4Dùng thuốc loperamide. Đây là loại thuốc không kê đơn, thường được gọi là Imodium, có tác dụng điều trị tiêu chảy. Bạn hãy dùng thuốc theo hướng dẫn sử dụng trên vỏ hộp, đồng thời lưu ý rằng dùng thuốc này quá nhiều có thể sẽ bị táo bón.[6]
- Bạn không nên dùng thuốc này khi đang có thai hoặc cho con bú. Trẻ em từ 6 tuổi trở lên có thể dùng loperamide loại dành cho trẻ em.[7]
-
5Dùng thuốc bismuth subsalicylate. Đây là một loại thuốc không kê đơn khác cũng có tác dụng điều trị bệnh tiêu chảy, thuốc này còn có tên gọi khác là Pepto Bismol hoặc Kaopectate. Bạn có thể chọn dùng thuốc dạng lỏng hoặc dạng viên.[8]
- Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về việc dùng thuốc, tuy nhiên tốt nhất là không nên dùng thuốc này khi đang mang thai.[9]
Quảng cáo
Ăn thực phẩm phù hợp vào đúng thời điểm
-
1Sắp xếp thời gian biểu để không có nhu cầu đi đại tiện vào thời điểm không phù hợp. Rất nhiều người thường đi làm vào buổi sáng sau khi uống cà phê hoặc ăn sáng. Nếu bạn muốn nhịn đại tiện trong khi đang làm việc, hãy cố gắng dậy sớm và ăn sáng ở nhà. Như vậy bạn có thể sử dụng nhà vệ sinh ở nhà một cách thoải mái trước khi đi làm.[10]
-
2Ăn bánh mì để giúp giảm nhu động ruột. Bánh mì là loại thực phẩm ít chất xơ, đặc biệt là bánh mì trắng. Ăn bánh mì sẽ hữu ích khi bạn bị tiêu chảy, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều vì chúng cũng có thể khiến bạn bị táo bón.[11]
- Việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ sẽ khiến bạn nhanh có nhu cầu đi đại tiện, vậy nên nếu muốn làm chậm quá trình này, hãy tránh các loại thực phẩm như bánh mì nguyên cám. Bánh mì trắng có hàm lượng chất xơ thấp vì không được làm từ bột mì nguyên cám.
-
3Không uống rượu nếu gặp vấn đề với việc đại tiện. Nếu bạn phải vào nhà vệ sinh quá thường xuyên thì tốt nhất nên tránh các loại đồ uống có cồn vì chúng có thể gây tiêu chảy, đầy bụng và sẽ khiến bạn càng phải đi ngoài nhiều hơn.[12]
-
4Tránh các loại thực phẩm giàu chất xơ khi có nhu cầu đi đại tiện. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm các loại quả, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt. Chất xơ trong các loại thực phẩm này có thể kích thích nhu động ruột, do vậy khi đang cố gắng nín đại tiện thì bạn nên hạn chế tiêu thụ chúng ở mức tối đa.[13]
- Nhớ rằng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Nhìn chung, thực phẩm có chất xơ rất tốt cho cơ thể và chúng còn giúp bạn không bị táo bón. Thực tế thì chứng táo bón cũng có thể khiến bạn khó nín đại tiện.[14]
-
5Tránh các loại đồ uống có chứa cafein. Cafein thường khiến bạn có nhu cầu đi đại tiện. Dù không phải ai cũng bị tác dụng này ảnh hưởng, nhưng nếu bạn là một trong số những người nhạy cảm thì tốt nhất là nên tránh uống đồ uống có quá nhiều cafein, chẳng hạn như cà phê, nước chè, nước tăng lực hoặc soda.[15]
-
6Tránh các loại thực phẩm làm từ sữa. Với nhiều người, thực phẩm làm từ sữa có thể khiến họ bị táo bón, đây là tình trạng khá thường gặp.[16] Tuy nhiên, với những người hơi khó dung nạp thì thực phẩm làm từ sữa lại dễ khiến họ bị tiêu chảy. Vậy nên tốt hơn là bạn nên tránh loại thực phẩm này nếu đang gặp vấn đề với việc đại tiện.Quảng cáo
Đối mặt với nỗi sợ đi đại tiện ở nơi công cộng
-
1Che dấu tiếng động phát ra. Nếu là một trong những người không thích bị người khác nghe thấy âm thanh mình phát ra khi đại tiện thì có một số cách bạn có thể áp dụng để dấu đi âm thanh này. Nếu đang ở nhà của người khác, bạn hãy thử mở vòi nước trong khi đi vệ sinh hoặc trải giấy vệ sinh trong bồn cầu để nước không bắn lên và gây ra tiếng động.[17]
-
2Xả nước nhiều lần. Để giảm mùi khó chịu, bạn hãy xả nước nhiều lần trong khi đại tiện. Việc xả nước cũng sẽ giúp bạn dấu đi những âm thanh không mong muốn. Dù vậy, hãy nhớ rằng bạn có thể bị nước té lên người khi dùng cách này.[18]
-
3Dùng bình xịt khử mùi. Nếu sợ sẽ tạo ra mùi khó chịu thì bạn có thể dùng xịt khử mùi. Trước khi đi đại tiện, bạn hãy xịt bình xịt khử mùi xuống nước, mùi khó chịu sẽ giảm đi và bạn không còn phải ngại ngùng vì nó nữa.
-
4Nhớ rằng đi đại tiện là một nhu cầu hoàn toàn tự nhiên. Đôi khi, có thể bạn sẽ thấy ngượng ngùng khi phải đi ngoài ở chỗ công cộng hoặc khi có người yêu ở gần đó. Tuy nhiên, hãy nhắc nhở mình rằng tất cả mọi người đều phải làm vậy, kể cả những người ý tứ nhất mà bạn biết. Đó là một phần tất yếu của cuộc sống, hãy nhớ như vậy và bạn sẽ bớt ngại ngùng hơn.Quảng cáo
Cảnh báo
- Việc nín đại tiện quá thường xuyên có thể dẫn đến các vấn đề khác, chẳng hạn như táo bón hoặc bị són phân.
- Đừng ngồi lên đùi người khác khi bạn đang cố nín đại tiện để tránh những tình huống khó xử có thể xảy ra.
Tham khảo
- ↑ https://www.sharecare.com/health/digestive-health/how-can-i-have-normal-bowel-movements
- ↑ http://running.competitor.com/2014/03/training/why-do-i-have-to-poop-when-i-run_70934
- ↑ https://www.niddk.nih.gov/Dictionary/K/Kegel-exercises
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/womens-health/in-depth/kegel-exercises/art-20045283
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/mens-health/in-depth/kegel-exercises-for-men/art-20045074
- ↑ https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/bowel-control-problems-fecal-incontinence/treatment
- ↑ http://www.medicinesinpregnancy.org/Medicine--pregnancy/Loperamide/
- ↑ https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/bowel-control-problems-fecal-incontinence/treatment
- ↑ https://www.imodium.com/diarrhea-treatment/who-can-use-imodium
- ↑ https://www.womenshealthmag.com/health/poop-schedule
- ↑ https://www.thrillist.com/health/nation/foods-that-make-you-poop-help-you-poop-or-not-poop
- ↑ https://www.thrillist.com/health/nation/foods-that-make-you-poop-help-you-poop-or-not-poop
- ↑ http://running.competitor.com/2014/03/training/why-do-i-have-to-poop-when-i-run_70934
- ↑ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/fecal-incontinence/manage/ptc-20166834
- ↑ https://newsnetwork.mayoclinic.org/discussion/mayo-clinic-q-and-a-causes-of-fecal-incontinence-vary-but-treatment-is-available/
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3571647/
- ↑ https://www.teenvogue.com/story/anxiety-pooping-in-public
- ↑ https://www.teenvogue.com/story/anxiety-pooping-in-public