Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Khi yêu nhau, thỉnh thoảng các cặp đôi giận dỗi nhau là chuyện hoàn toàn bình thường—không có cuộc tình nào là hoàn hảo cả. Nếu lúc này anh ấy đang giận bạn thì cũng đừng hoảng, hãy tham khảo các mẹo trong bài viết để làm hòa với anh ấy. Bạn sẽ biết cách nói chuyện để tìm hiểu xem anh ấy giận điều gì, giải quyết vấn đề đó và tiếp tục xây dựng mối quan hệ khi cơn giận qua đi.

1

Cho anh ấy thời gian và không gian để hạ hỏa

  1. Lúc này, có thể anh ấy đang mệt mỏi và bực bội đến mức không giải quyết được việc gì cả. Bạn hẳn sẽ muốn lập tức làm rõ mọi chuyện, tuy nhiên nếu anh ấy chưa sẵn sàng thì bạn cần tôn trọng điều đó. Cả hai bạn đều nên dành thời gian để bình tĩnh lại và suy nghĩ kỹ. Sau đó, khi anh ấy sẵn sàng, hai bạn có thể trò chuyện với nhau một cách sáng suốt hơn.[1] Bạn có thể nói rằng:
    • "Em biết là anh đang không vui nên bây giờ mình tranh cãi sẽ không đi đến đâu cả. Cho em biết anh cần bao nhiêu thời gian và không gian để mình sẵn sàng nói lại chuyện này?"
    • Nếu bạn không thể im lặng với anh ấy một vài ngày thì có thể đề nghị nhắn tin hỏi thăm vắn tắt mỗi 1-2 ngày xem anh ấy có ổn không.
    • Trong khoảng thời gian không nói chuyện với nhau, bạn cần tôn trọng sự riêng tư của anh ấy. Tránh vào trang mạng xã hội của anh ấy tìm "manh mối" hoặc nhờ bạn bè thăm dò.
    Quảng cáo
2

Tìm hiểu xem anh ấy giận điều gì

  1. Anh ấy tự nhiên im lặng với bạn? Có thể hai bạn không tranh cãi gì to tát cả; bạn nghĩ là mọi chuyện vẫn bình thường nhưng hôm nay anh ấy lại bắt đầu cư xử hơi lạ. Rõ ràng là anh ấy đang giận chuyện gì đó—nhưng chính xác là chuyện gì? Đừng vội đưa ra kết luận. Bạn không thể giải quyết được vấn đề nếu không biết vấn đề đó là gì, vậy nên hãy hỏi rõ ràng xem anh ấy giận chuyện gì.[2]
    • Bạn có thể nói là: "Em biết anh đang giận em nhưng thực sự em không biết tại sao. Anh có thể nói ra để em thay đổi được không?".
    • Nếu anh ấy chưa sẵn sàng nói ra thì tốt nhất bạn nên tôn trọng mong muốn đó. Mọi chuyện sẽ dễ giải quyết hơn khi anh ấy sẵn lòng.
3

Lắng nghe quan điểm của anh ấy một cách cởi mở

  1. Hãy thử đặt mình vào vị trí của anh ấy để nhìn nhận vấn đề. Hãy cho anh ấy cơ hội nói ra hết những gì muốn nói mà không cắt ngang. Như vậy bạn sẽ có thể lắng nghe tất cả những suy nghĩ và cảm nhận của anh ấy về chuyện giữa hai người. Nếu có câu hỏi thì bạn hãy hỏi khi anh ấy nói xong, còn lúc này thì hãy tập trung lắng nghe và cố gắng nhìn nhận mọi chuyện từ góc nhìn của anh ấy.[3]
    • Nếu bạn cắt ngang hoặc nhảy vào thanh minh cho mình trước khi anh ấy nói hết quan điểm của mình thì anh ấy sẽ nghĩ rằng bạn không quan tâm anh ấy nghĩ gì.
    Quảng cáo
4

Ghi nhận cảm xúc của anh ấy

  1. Bạn có thể ghi nhận mà không cần đồng tình với quan điểm của anh ấy. Có thể anh ấy chưa hiểu rõ tất cả mọi chuyện nên quan điểm của anh ấy về vấn đề chưa đúng đắn nhưng bạn hoàn toàn có thể hiểu được tại sao anh ấy lại giận. Bạn chỉ đơn giản là thể hiện sự đồng cảm với quan điểm của anh ấy chứ không nhất thiết phải đồng tình hay nhận rằng mình sai.[4] Bạn có thể nói rằng:
    • "Anh, em hiểu tại sao anh lại thấy choáng ngợp và bối rối như vậy. Nếu em là anh thì chắc chắn em cũng sẽ cảm thấy như thế".
    • "Em mừng vì anh đã nói hết với em. Em không hề biết là anh nghĩ như thế. Giờ thì em đã hiểu sao anh lại giận em vì chuyện này".
    • "Em đã hiểu tại sao anh lại cảm thấy như vậy. Cảm ơn anh đã nói cho em biết".
5

Giải thích góc nhìn của bạn

  1. Bây giờ là lúc bạn trình bày quan điểm của mình. Nếu bạn biết những chuyện anh anh ấy không biết thì giờ là lúc nói với anh ấy. Nếu mắc sai lầm, bạn hãy nhận lỗi, không trách móc anh ấy hay bao biện cho hành vi của mình. Hãy dùng ngôi "em" khi nói về cảm giác của bạn, ngôi "anh" sẽ gây cảm giác khó tiếp nhận hơn.[5] Ví dụ, bạn có thể nói rằng:
    • "Em biết là đáng ra em nên nói với anh về việc tham gia bữa tiệc đó. Em không nói gì hẳn đã khiến anh nghĩ ngợi. Em chỉ không muốn anh lo lắng. Em ở cùng Hoa và Chang cả buổi tối và chúng em lo cho nhau mà".
    • "Em hơi có cảm giác bị bỏ rơi khi tối thứ bảy tuần trước anh quyết định đi chơi với bạn thay vì hẹn hò với em. Em tin tưởng anh và muốn anh có khoảng thời gian vui vẻ cùng bạn bè, thực sự là vậy. Em không nên nhắn tin cho anh liên tục khiến anh không vui. Em không nên làm vậy".
    Quảng cáo
6

Xin lỗi và nhận trách nhiệm

  1. Nếu bạn đã sai thì hãy nhận lỗi. Dù không hề dễ dàng nhưng bạn hãy thừa nhận là mình sai và thành thật xin lỗi anh ấy. Đừng cố bao biện cho hành vi của mình, bạn làm sai thì phải chịu.[6] Anh ấy có tha thứ cho bạn hay không có lẽ sẽ tùy thuộc vào việc bạn có xin lỗi thật tâm hay không nên hãy hết sức cố gắng. Bạn có thể nói rằng:
    • "Em thực sự xin lỗi vì đã nói như vậy với anh. Lúc đấy em nóng quá nên không kịp nghĩ xem mình nói gì. Em hứa từ giờ trở đi sẽ không bao giờ như vậy nữa.”
7

Chú ý đến giọng điệu và ngôn ngữ

  1. Chúng ta thường dùng những từ tuyệt đối như "lúc nào cũng" và "không bao giờ". Những từ này khiến người nghe có cảm giác bị buộc tội (dù bạn không hề có ý đó) và anh ấy sẽ cảm thấy như đang bị bạn lên án. Những từ nhẹ nhàng hơn như "Đôi khi" và "Không phải lúc nào anh cũng thế nhưng mà hôm qua…" nghe có vẻ ôn hoà hơn.[7]
    • Ví dụ, thay vì nói rằng: "Anh không bao giờ nghe em nói cả", bạn hãy nói là: "Em thấy thỉnh thoảng hình như anh không lắng nghe em nói".
    Quảng cáo
8

Đi đến thỏa hiệp để giải quyết vấn đề

  1. Thoả hiệp với một phương án mà cả bạn và anh ấy đều nhất trí. Nếu tranh cãi về việc ai là người chọn địa điểm ăn uống hay quyết định làm gì vào cuối tuần thì bạn có thể thỏa hiệp bằng cách luân phiên nhau. Tuần này anh ấy chọn thì tuần sau tới lượt bạn. Hãy cố tìm một giải pháp giúp cả hai bên đều vui vẻ.[8] Ví dụ:
    • Nếu tranh cãi về việc đi chơi với bạn của bạn hay bạn của anh ấy vào cuối tuần thì bạn có thể sắp xếp xen kẽ để có thể đi chơi với cả hai nhóm bạn: đi chơi với bạn của bạn vào thứ sáu và đi chơi cùng với nhóm bạn của anh ấy vào thứ bảy.[9]
    • Nếu anh ấy không vui vì luôn phải trả tiền thực phẩm, tiền gas và tiền đồ uống khi hẹn hò thì bạn có thể đề nghị chia đôi tiền.
9

Chấp nhận bất đồng nếu không thể thoả hiệp

  1. Bạn không cần phải "thắng" tất cả các cuộc tranh luận. Nếu bạn và bạn trai không thể giải quyết một vấn đề nhỏ thì tốt nhất là nên quên nó đi. Nghĩ cho cùng thì một việc nhỏ có thực sự đáng tốn nhiều thời gian và năng lượng vậy không? Bạn không nhất thiết phải nói hết nước hết cái hay đi đến thống nhất thì mới vượt qua được[10]
    • Sau một tuần nữa thì cuộc tranh cãi này còn quan trọng hay không? Nếu hai bạn không thể thống nhất với nhau và đó không phải vấn đề gì to tát thì cứ giữ ý kiến bất đồng cũng được. Điều quan trọng là bạn và anh ấy vẫn ở bên nhau.[11]
    Quảng cáo
10

Cố gắng bù đắp cho anh ấy nếu có thể

  1. Nếu không thể sửa lại chuyện ban đầu thì bạn vẫn có thể bù lại bằng những điều khác tốt đẹp hơn. Ví dụ, nếu bạn làm mất, mượn hay làm hỏng thứ gì đó của anh ấy thì có thể bù đắp bằng một cái mới. Mua trả một cái mới không hoàn toàn giải quyết được mọi vấn đề nhưng đó là một việc làm tử tế và anh ấy sẽ trân trọng điều đó.
    • Ví dụ, nếu bạn mượn chiếc áo hoodie yêu thích của anh ấy và làm hỏng mất thì hãy mua cho anh ấy một cái mới. Bạn có thể chọn một cái giống y cái cũ, hoặc thậm chí là đẹp hơn hoặc có thể đề nghị anh ấy tự chọn một cái anh ấy thích.
11

Tránh lặp lại vấn đề tương tự

  1. Bạn không thể thay đổi quá khứ nhưng hãy hết sức cố gắng đừng để nó lặp lại. Một lời xin lỗi chân thành vô cùng quan trọng nhưng nếu không được chứng minh bằng hành động thì xin lỗi cũng vô nghĩa. Hãy coi mỗi lần mâu thuẫn là một cơ hội để hiểu anh ấy rõ hơn và xích lại gần nhau hơn.[12] Ví dụ:
    • Nếu anh ấy giận vì bạn nhắn tin với người yêu cũ thì hãy hứa không làm vậy nữa. Bạn thậm chí có thể xoá liên lạc và huỷ kết bạn với người cũ trên mạng xã hội. Bạn không thể sửa lại chuyện đã qua nhưng cuối cùng thì vẫn có thể giải quyết được vấn đề.
    Quảng cáo
12

Tâm sự với ai đó nếu anh ấy rất hay nổi cáu với bạn

  1. Anh ấy có nổi cáu hay gây sự vô cớ không? Anh ấy "nổi cáu" với bạn không có nghĩa là bạn đã làm sai điều gì đó. Nếu anh ấy cố tình gây sự với bạn, sau đó trách móc hay trừng phạt bạn vì điều đó thì đó là hành vi thao túng và bạo lực.[13] Hãy tâm sự với ai đó bạn tin tưởng xem họ nghĩ thế nào.
    • Nếu bạn sống ở Mỹ và không có ai để tâm sự thì bạn có thể gọi tới đường dây nóng về Bạo Lực Gia Đình Quốc Gia theo số 1-800-799-7233 để được tư vấn và hỗ trợ. Để nhắn tin trực tiếp với ai đó, bạn có thể truy cập website của họ tại địa chỉ https://www.thehotline.org/.

Bài viết wikiHow có liên quan

Quên một NgườiQuên một Người
Khiến một chàng trai hết giận sau trận cãi vãKhiến một chàng trai hết giận sau trận cãi vã
Đối phó với kẻ nói xấu sau lưngĐối phó với kẻ nói xấu sau lưng
Đối phó với Kẻ Bắt nạtĐối phó với Kẻ Bắt nạt
Đuổi khéo khách ra khỏi nhàĐuổi khéo khách ra khỏi nhà
Khiến người yêu cũ quay về bên bạnKhiến người yêu cũ quay về bên bạn
Trả thù người yêu cũ ái kỷTrả thù người yêu cũ ái kỷ: 12 cách để khiến họ thất vọng
Trò chuyện với người yêu cũTrò chuyện với người yêu cũ
Bắt đầu mối quan hệ "friends with benefits"Bắt đầu mối quan hệ "friends with benefits"
Từ bỏ Người mà Bạn từng Yêu Sâu đậmTừ bỏ Người mà Bạn từng Yêu Sâu đậm
Đối mặt với sự phản bội của bạn bèĐối mặt với sự phản bội của bạn bè
Quên đi tình cũ mà bạn còn yêuQuên đi tình cũ mà bạn còn yêu
Vượt qua các vấn đề về lòng tin trong mối quan hệVượt qua các vấn đề về lòng tin trong mối quan hệ
Nhận biết Nếu Đang bị Bạn bè Lợi dụngNhận biết Nếu Đang bị Bạn bè Lợi dụng
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Raffi Bilek, LCSW-C
Cùng viết bởi:
Nhân viên xã hội được chứng nhận được cấp phép - lâm sàng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Raffi Bilek, LCSW-C. Raffi Bilek là nhà tư vấn cho các cặp vợ chồng và trị liệu gia đình, đồng thời là Giám đốc của Trung tâm Trị liệu Baltimore, LLC. Với hơn mười năm kinh nghiệm, ông chuyên giúp đỡ các cá nhân, cặp vợ chồng và gia đình cứu vãn và cải thiện các mối quan hệ của họ. Ông thích đào tạo các nhà trị liệu khác để làm việc với các cặp vợ chồng và hướng dẫn các cặp vợ chồng vượt qua những tình huống khó khăn nhất, bao gồm ngoại tình, ly hôn, v.v. Raffi có bằng Cử nhân Khoa học Máy tính tại Đại học Brown và bằng Thạc sĩ Công tác xã hội của Trường Công tác xã hội The Wurzweiler.
Trang này đã được đọc 265 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo