Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Đá khô chính là hợp chất điôxít cacbon đông lạnh được dùng phổ biến trong máy tạo sương mù. Sở dĩ có tên gọi là đá khô vì chất này chuyển từ dạng rắn sang dạng khí.[1] Nếu muốn mua đá khô, bạn nên đọc bài viết này của wikiHow để biết cách mua và sử dụng sao cho an toàn.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Mua và vận chuyển đá khô

  1. 1
    Mua đá khô tại các cửa hàng. Bạn có thể tìm kiếm các cửa hàng chuyên bán đá khô trên mạng.
    • Dự tính mua đá khô càng sát thời gian cần sử dụng càng tốt. Đá khô liên tục chuyển từ dạng rắn sang dạng khí và có tuổi thọ rất ngắn. Cứ 24 tiếng đồng hồ sẽ có 2,5 -5 kg đá khô tan thành khí.[2]
    • Mặc dù hầu như ai cũng có thể mua đá khô, nhưng một số cửa hàng đòi hỏi bạn phải đủ 18 tuổi mới bán.
  2. 2
    Mua đá khô ở dạng khối. Các tiết mục trình diễn ở trường và hiệu ứng sương mù đều cần dùng đá khô dạng khối.
    • Đá khô cũng có dạng viên, nhưng chủ yếu được dùng để làm sạch các bề mặt hoặc sử dụng trong y tế.
    • Giá bán đá khô dao động từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng/kg. Mặc dù giá cả có thể khác nhau tùy vào số lượng và nơi bán, nhưng nói chung cũng khá rẻ.
  3. 3
    Đựng đá khô trong các thùng cách nhiệt như thùng nhựa giữ lạnh/thùng đá. Đá khô lạnh hơn nhiều so với thùng đông lạnh thông thường (-78.5 độ C), do đó bạn không thể bảo quản trong tủ đông hoặc tủ lạnh bình thường.
    • Thùng giữ lạnh hoặc thùng đá càng cách nhiệt tốt thì đá khô càng chậm bay hơi.
    • Cố gắng ít đóng mở thùng đá để làm chậm quá trình thăng hoa của đá khô. Bạn cũng có thể dùng giấy xốp lấp đầy không gian trống trong thùng đá để quá trình thăng hoa chậm lại.[3]
    • Việc bảo quản đá khô trong ngăn lạnh có thể làm tắt bộ điều nhiệt của ngăn đông. Do nhiệt độ cực lạnh của đá khô, ngăn đông sẽ tự động tắt để giữ cho thức ăn khỏi đông lạnh quá mức.[4] Như vậy, nếu tủ đông bị trục trặc nhưng thức ăn trong đó cần phải bảo quản, bạn có thể đối phó bằng cách cho đá khô vào trong tủ.
  4. 4
    Bỏ thùng đá vào ô tô và quay kính cửa sổ xuống. Nhớ rằng đá khô là hợp chất điôxít cacbon và sẽ có hại nếu bạn hít vào với số lượng lớn.
    • Không khí thông thoáng là điều đặc biệt quan trọng nếu bạn vận chuyển đá khô quá 15 phút. Khi đem theo đá khô ở nơi không thoáng khí, bạn có thể thở gấp và đau đầu, thậm chí tử vong nếu hít phải chất này trong thời gian dài.[5]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Xử lý đá khô

  1. 1
    Đeo găng tay da và mặc áo dài tay khi mở hoặc trút đá khô ra. Tuy rằng tiếp xúc với đá khô trong thời gian ngắn là vô hại, nhưng nếu tiếp xúc lâu với da, đá khô có thể làm đông lạnh các tế bào và bạn sẽ bị bỏng tương tự như bỏng lửa.
    • Găng tay làm bếp hoặc khăn cũng có tác dụng, nhưng khả năng bảo vệ không tốt bằng găng tay. Bạn cần cầm đá khô như cầm chảo nóng và tránh tiếp xúc với da.
    • Xử lý vết bỏng đá khô như với vết bỏng thông thường. Da sẽ lành nhanh nếu chỉ bị đỏ. Nếu da bị bong ra hoặc có các vết phồng rộp, bạn cần thoa thuốc mỡ kháng sinh và dùng băng quấn lại. Gọi cho bác sĩ trong trường hợp bỏng nặng.[6]
  2. 2
    Cất đá khô chưa dùng đến ở trong phòng thông thoáng không khí. Đá khô bảo quản ở nơi bí không khí với số lượng lớn có thể gây thiếu hụt ô-xy trong phòng.
    • Nhà kho có khóa ở sân sau nhà thường có không khí lưu thông tốt và không gây rủi ro ngạt thở cho người hay động vật. Nếu không tìm được nơi nào tốt để cất đá khô, bạn hãy hỏi giáo viên dạy hóa xem có thể cất trong phòng thí nghiệm hóa học không.
    • Nhớ cất đá khô ở ngoài tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi.
  3. 3
    Mở các cửa ra vào và cửa sổ, nơi đá khô đổ ra. Đá khô sẽ tiếp tục thăng hoa, nhưng phải dễ dàng tan được vào không khí.
    • Đá khô nặng hơn ô-xy và sẽ tập trung ở những khu vực thấp khi đổ ra. Tránh ghé mặt gần các vùng trũng hoặc các khu vực thấp và kín, vì những nơi này sẽ có nồng độ điôxít cacbon cao nhất.[7]
  4. 4
    Để đá khô ở khu vực thông thoáng ở nhiệt độ thường khi bạn muốn vứt bỏ. Nếu còn thừa đá khô, bạn cần nhớ là nó sẽ tiếp tục thăng hoa và chỉ cần để yên như vậy cho đến khi bay hơi hết.
    • Hành lang sân sau là chỗ thích hợp để hủy đá khô. Đảm bảo những người khác không đến đó ít nhất trong 24 vòng tiếng.
    • Bạn cũng có thể dùng tủ hút khí độc để hủy đá khô. Tủ hút khí độc là tủ thông gió dùng để cất hóa chất có hại. Phòng thí nghiệm hóa học ở trường có thể có tủ hút khí độc để bạn bỏ đá khô còn thừa vào đó. Nhớ xin phép giáo viên trước khi làm điều này.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Những điều cần tránh

  1. 1
    Không bảo quản đá khô trong vật chứa hoàn toàn kín. Sự thăng hoa của đá khô thành khí điôxít cacbon sẽ làm vật chứa giãn nở và có thể nổ.
    • Đá khô có thể phun trào dữ dội nếu được bao bọc quá chặt. Một số người từng bị kết án với tội cố tình đựng đá khô trong vật chứa kín cho đến khi nổ, tạo thành “bom” đá khô.
    • Không đựng đá khô trong vật chứa bằng kim loại hay thủy tinh, vì vụ nổ có thể tạo thành những “mảnh đạn” có thể cứa đứt da hoặc gây những thương tích nặng khác.
  2. 2
    Tránh cất đá khô ở hầm chứa, tầng hầm dưới nhà, ô tô hoặc những khu vực kín gió khác. Khí điôxít cacbon từ đá khô sẽ dần dần chiếm chỗ của ô-xy và có thể gây ngạt.[8]
    • Lùa không khí ra khỏi nơi từng chứa đá khô trước khi bước vào.
  3. 3
    Cố gắng không bỏ mặc đá khô mà không trông coi. Ngay cả khi không có ai ở quanh đó, đá khô vẫn có thể rơi vãi hoặc xảy ra sự cố nếu bạn không giám sát chặt chẽ.
    • Không để đá khô trên mặt phẳng lát đá hoặc bề mặt cứng, vì nhiệt độ cực lạnh có thể làm nứt bề mặt.
  4. 4
    Không vứt đá khô vào ống cống, bồn rửa, bồn cầu hoặc thùng rác.[9] Điều này có thể làm nước trong ống đóng băng, thậm chí làm vỡ ống.
    • Độ chặt cực lớn của ống nước cũng làm cho đá khô nở ra nhanh hơn và có thể gây nổ.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Làm Thuyền Giấy
Gấp trái tim bằng tờ 1 đô la
Làm nước xà phòng thổi bong bóng
Gập hạc giấy
Gấp Phi tiêu Ninja
Thổi bong bóng bằng kẹo cao su
Làm ảo thuật với bộ bài
Làm phẳng giấy bị vò nhàu
Làm khô lá câyLàm khô lá cây
Vẽ một Bông hoaVẽ một Bông hoa
Làm ô tô bằng bìa các tông
Làm tên lửa bằng chai nhựa
Làm ô tô chạy bằng bóng bay
Làm slime bằng dầu gội và kem đánh răng
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 2.279 lần.
Trang này đã được đọc 2.279 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo