Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Trước đây các trường hợp phụ nữ ngoài 40 tuổi sinh con là khá hiếm, nhưng nhiều phụ nữ ngày nay trì hoãn mang thai để hoàn tất việc học hoặc ổn định sự nghiệp.[1] Phụ nữ ngoài 40 tuổi thường khó thụ thai hơn nhưng không phải là không có khả năng mang thai.[2] Bạn cứ thử thụ thai tự nhiên, và trong trường hợp khó có thai, hãy cân nhắc các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Thụ thai tự nhiên

  1. 1
    Ngừng các biện pháp tránh thai. Khi muốn mang thai, bạn cần ngừng bất cứ hình thức tránh thai nào đang sử dụng. Có thể bạn phải mất một thời gian sau khi ngừng các biện pháp tránh thai mới có khả năng thụ thai, vậy nên hãy kiên nhẫn.
    • Ngừng dùng bao cao su hoặc chất diệt tinh trùng ngay khi bạn quyết định mang thai. Các hình thức tránh thai này không sử dụng hoóc môn, do đó bạn có thể có thai ngay.
    • Ngừng uống thuốc tránh thai hoặc tháo các dụng cụ như vòng tránh thai.
    • Hiểu rằng có thể phải mất đến 6 tháng để chu kỳ ổn định sau khi bạn ngừng uống thuốc tránh thai chứa hoóc môn.[3]
  2. 2
    Theo dõi chu kỳ rụng trứng. Khả năng thụ thai sẽ cao nhất trong thời gian rụng trứng. Từ việc theo dõi dịch nhầy cổ tử cung cho đến đo thân nhiệt cơ bản, việc theo dõi chu kỳ nguyệt có thể giúp bạn xác định thời kỳ rụng trứng và tăng khả năng thụ thai.[4]
    • Nhiều ứng dụng trên điện thoại thông minh có thể giúp bạn theo dõi thời gian rụng trứng.
  3. 3
    Quan sát dịch nhầy cổ tử cung. Độ đặc của dịch nhầy tử cung sẽ thay đổi theo chu kỳ. Việc quan sát sự khác biệt trong dịch nhầy cổ tử cung sẽ giúp bạn thụ thai dễ dàng hơn.[5]
    • Lưu ý hiện tượng dịch nhầy tiết ra nhiều hơn, có kết cấu loãng và trơn hơn trong thời gian rụng trứng. Sau khi rụng trứng, dịch nhầy cổ tử cung sẽ ít đi, đặc lại và thường ít nhận thấy hơn.[6]
    • Bạn cần phải thoải mái và cực kỳ kiên trì khi kiểm tra dịch nhầy cổ tử cung để tăng cơ hội thụ thai.[7]
  4. 4
    Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt trên lịch. Hầu hết phụ nữ đều có chu kỳ trung bình từ 26 đến 32 ngày. Bàng cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt trên lịch, bạn sẽ biết những ngày có khả năng thụ thai cao nhất.[8]
    • Theo dõi sự thay đổi vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ - ngày có khả năng rụng trứng ở nhiều phụ nữ.[9] Nhớ rằng điều này có thể khác nhau tùy từng người.
    • Cân nhắc giao hợp thường xuyên hơn trong khoảng thời gian từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 19 của chu kỳ để tăng khả năng thụ thai.[10]
    • Giữ một cuốn lịch nhỏ để theo dõi các ngày trong chu kỳ.
  5. 5
    Theo dõi thân nhiệt cơ bản. Thân nhiệt cơ bản, tức là nhiệt độ của cơ thể lúc nghỉ, có thể cao hơn một chút trong thời kỳ rụng trứng. Bạn cần đo thân nhiệt hàng ngày trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng để tăng khả năng thụ thai.[11]
  6. 6
    Sử dụng bộ dụng cụ dự đoán ngày rụng trứng. Nếu cảm thấy khó khăn khi theo dõi nhiều thứ như dịch nhầy, chu kỳ kinh nguyệt và thân nhiệt, bạn có thể mua một bộ dụng cụ dự đoán ngày rụng trứng. Bộ thử này có thể dự đoán hoặc báo hiệu ngày rụng trứng trước khi hiện tượng này xảy ra.[17]
    • Bạn có thể mua bộ dụng cụ thử này tại hiệu thuốc.
    • Thông thường, bạn cần bắt đầu sử dụng bộ thử vào ngày thứ 10 của chu kỳ, nhưng bạn nên kiểm tra hướng dẫn trên sản phẩm cụ thể.
    • Khi đến lúc thích hợp để sử dụng bộ thử, bạn sẽ nhúng que thử vào nước tiểu để xem có khả năng mang thai vào ngày đó không.[18]
  7. 7
    Giao hợp đều đặn. Giao hợp là yếu tố then chốt để thụ thai trong đa số trường hợp. Bạn nên cố gắng quan hệ vài lần mỗi tuần để tăng khả năng giao hợp đúng vào một trong những ngày có thể thụ thai.[19]
    • Lên lịch gần gũi với bạn đời nếu cả hai cùng bận rộn. Điều này có vẻ không lãng mạn cho lắm, nhưng bạn có thể sắp xếp như những tối hẹn hò để tạo cảm hứng.
    • Hãy thoải mái tự nhiên để giữ sự thú vị.
    • Giao hợp ít nhất hai hoặc ba lần mỗi tuần là đủ để trùng vào chu kỳ dễ thụ thai.[20]
    • Giao hợp ít nhất mỗi ngày một lần khi đến gần ngày rụng trứng để tăng thêm khả năng thụ thai.[21]
  8. 8
    Duy trì lối sống lành mạnh. Bạn cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh khi có ý định mang thai. Việc duy trì chế độ ăn và cân nặng lành mạnh, tập thể dục và kiểm soát căng thẳng có thể giúp bạn dễ thụ thai hơn và có một thai kỳ khỏe mạnh.[22]
Phần 2
Phần 2 của 2:

Cân nhắc các phương pháp thụ tinh

  1. 1
    Đến gặp bác sĩ sản phụ khoa. Nếu đã cố gắng thụ thai tự nhiên trong 6 tháng trở lên mà không có thai, bạn nên đến gặp bác sĩ sản phụ khoa. Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm để xác định xem bạn có vấn đề gì về sinh sản không, hoặc giới thiệu cho bạn một bác sĩ chuyên về các trường hợp mang thai có nguy cơ cao.[31]
    • Bạn cần nói chuyện cởi mở và trung thực với bác sĩ về các phương pháp bạn đã sử dụng để tăng khả năng thụ thai.
    • Đem theo các ghi chép về chu kỳ của bạn.
    • Hỏi bác sĩ về việc thụ thai hoặc khả năng thụ thai của bạn nếu có điều gì không hiểu.
  2. 2
    Xác định các nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn. Nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn khó thụ thai tự nhiên, bao gồm các bất thường về cấu trúc ở cả nam và nữ.[32] Khi xác định được điều gì khiến bạn khó thụ thai, bác sĩ sẽ đưa ra được kế hoạch điều trị hiệu quả hơn và có thể giúp bạn thụ thai. Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau:
    • Phân tích tinh dịch
    • Xét nghiệm hoóc môn
    • Siêu âm bìu dái (nam giới) hoặc tử cung và ống dẫn trứng (phụ nữ)
    • Sinh thiết tinh hoàn
    • Xét nghiệm di truyền
    • Xét nghiệm rụng trứng qua mẫu máu
    • Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X quang buồng tử cung và vòi trứng hoặc siêu âm tử cung.[33]
  3. 3
    Điều trị nguyên nhân gây vô sinh. Bạn sẽ cần điều trị các vấn đề cụ thể khiến bạn khó thụ thai khi bác sĩ đã xác định nguyên nhân. Sau khi tiếp nhận điều trị, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về việc tiếp tục thụ thai tự nhiên hoặc áp dụng các phương pháp khác, chẳng hạn như thụ tinh trong ống nghiệm.[34] Một số phương pháp điều trị hiếm muộn bao gồm:
    • Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng cơ quan sinh dục
    • Điều trị rối loạn cương dương hoặc xuất tinh sớm bằng thuốc hoặc trị liệu tâm lý
    • Sử dụng hoóc môn thay thế
    • Phẫu thuật[35]
  4. 4
    Kích thích rụng trứng bằng thuốc. Số lượng trứng của phụ nữ sẽ giảm đáng kể sau tuổi 40. Bác sĩ có thể đề nghị bạn uống thuốc để khôi phục chu kỳ bình thường và kích thích rụng trứng nếu tình trạng hiếm muộn ở bạn là không rõ nguyên nhân, hoặc các phương pháp điều trị khác không có kết quả.[36] Bạn cần uống thuốc do bác sĩ chỉ định để tăng khả năng thụ thai.[37]
  5. 5
    Cân nhắc sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART). Nếu sau khi áp dụng các phương pháp điều trị trên mà vẫn khó thụ thai, bạn hãy cân nhắc sử dụng một trong nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện nay.[42] Từ thụ tinh trong ống nghiệm đến mang thai hộ, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có thể tăng đáng kể khả năng thụ thai lên 5-10% mỗi chu kỳ.[43] Một số kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà bạn có thể áp dụng bao gồm:
    • Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được sử dụng phổ biến nhất.[44] Trong kỹ thuật này, trứng và tinh trùng sẽ được lấy từ người vợ và người chồng và cho thụ tinh trên đĩa trong phòng thí nghiệm. Sau khi thụ tinh, phôi sẽ được cấy vào tử cung của người vợ.[45]
    • Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng. Với phương pháp này, một tinh trùng khỏe mạnh sẽ được tiêm vào một trứng đã chín.[46]
    • Sử dụng trứng hoặc tinh trùng được hiến tặng. Mặc dù hầu hết các cặp đôi đều sử dụng trứng và tinh trùng của mình, nhưng nếu có các vấn đề nghiêm trọng với trứng hoặc tinh trùng, bạn có thể chọn cách dùng trứng hoặc tinh trùng hiến tặng của người quen biết hoặc giấu danh tính.[47]
    • Mang thai hộ. Nếu vấn đề của bạn là không mang thai được do sức khỏe chứ không phải là khó thụ thai, bạn có thể chọn phương pháp mang thai hộ, tức là phôi được đưa vào tử cung của một phụ nữ khác đồng ý mang thai đứa bé.[48]

Lời khuyên

  • Thư giãn càng nhiều càng tốt. Nghiên cứu cho thấy rằng sự lo âu có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.[49]

Cảnh báo

  • Lưu ý rằng việc mang thai sau 40 tuổi có thể làm tăng rủi ro sẩy thai, mang đa thai, các vấn đề về sức khỏe như tiểu đường thai kỳ, và dị tật thai nhi.[50]

Bài viết wikiHow có liên quan

  1. http://www.acog.org/Patients/FAQs/Fertility-Awareness-Based-Methods-of-Family-Planning
  2. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/how-to-get-pregnant/art-20047611
  3. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/how-to-get-pregnant/art-20047611
  4. http://www.acog.org/Patients/FAQs/Fertility-Awareness-Based-Methods-of-Family-Planning
  5. http://www.acog.org/Patients/FAQs/Fertility-Awareness-Based-Methods-of-Family-Planning
  6. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/how-to-get-pregnant/art-20047611
  7. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/how-to-get-pregnant/art-20047611
  8. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/how-to-get-pregnant/art-20047611
  9. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/how-to-get-pregnant/art-20047611
  10. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/how-to-get-pregnant/art-20047611
  11. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/how-to-get-pregnant/art-20047611
  12. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/how-to-get-pregnant/art-20047611
  13. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/how-to-get-pregnant/art-20047611
  14. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/pregnancy/art-20045756?pg=1
  15. http://www.eatright.org/resource/health/weight-loss/your-health-and-your-weight/your-health-and-your-weight
  16. http://www.choosemyplate.gov/food-groups/
  17. http://www.cdc.gov/physicalactivity/basics/adults/
  18. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/how-to-get-pregnant/art-20047611
  19. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/how-to-get-pregnant/art-20047611?pg=2
  20. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/how-to-get-pregnant/art-20047611?pg=2
  21. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/how-to-get-pregnant/art-20047611?pg=2
  22. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/how-to-get-pregnant/art-20047611?pg=2
  23. https://my.clevelandclinic.org/health/transcripts/improve_odds_becoming_pregnant
  24. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infertility/basics/tests-diagnosis/con-20034770
  25. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infertility/basics/tests-diagnosis/con-20034770
  26. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infertility/basics/treatment/con-20034770
  27. https://my.clevelandclinic.org/health/transcripts/improve_odds_becoming_pregnant
  28. https://my.clevelandclinic.org/health/transcripts/improve_odds_becoming_pregnant
  29. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infertility/basics/treatment/con-20034770
  30. https://my.clevelandclinic.org/health/transcripts/improve_odds_becoming_pregnant
  31. https://my.clevelandclinic.org/health/transcripts/improve_odds_becoming_pregnant
  32. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infertility/basics/treatment/con-20034770
  33. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infertility/basics/treatment/con-20034770
  34. https://www.asrm.org/uploadedFiles/ASRM_Content/Resources/Patient_Resources/Fact_Sheets_and_Info_Booklets/agefertility.pdf
  35. https://my.clevelandclinic.org/health/transcripts/improve_odds_becoming_pregnant
  36. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infertility/basics/treatment/con-20034770
  37. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infertility/basics/treatment/con-20034770
  38. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infertility/basics/treatment/con-20034770
  39. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infertility/basics/treatment/con-20034770
  40. http://www.calmclinic.com/anxiety/fertility
  41. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/pregnancy/art-20045756?pg=1

Về bài wikiHow này

Carrie Noriega, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ sản khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Carrie Noriega, MD. Bác sĩ Noriega là bác sĩ sản phụ khoa được cấp phép hoạt động ở Colorado. Cô chuyên về sức khỏe phụ nữ, bệnh thấp khớp, phổi, bệnh truyền nhiễm và tiêu hóa. Cô đã nhận bằng MD từ Trường Y khoa Creighton ở Omaha, Nebraska và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Missouri - Thành phố Kansas vào năm 2005.
Chuyên mục: Thiên chức làm mẹ
Trang này đã được đọc 905 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?