Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Trên Linux, tài khoản người dùng cấp cao (hay root) là tài khoản có quyền truy cập tất cả lệnh Terminal cũng như tập tin trong hệ thống. Người dùng cấp cao có thể thay đổi hệ thống Linux của họ một cách tùy ý. Trên hầu hết các bản phân phối Linux (bao gồm cả những phiên bản gần nhất của Kali Linux), tài khoản người dùng cấp cao đã bị vô hiệu hóa. Điều này nhằm ngăn người dùng vô tình làm hỏng hệ thống. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng mở khóa tài khoản người dùng cấp cao trên Kali Linux thông qua Terminal. Cảnh báo: bạn cần thận trọng khi đăng nhập với tư cách người dùng cấp cao vì những nhầm lẫn tai hại có thể gây nên hư hỏng vĩnh viễn cho hệ điều hành. Chỉ nên đăng nhập tài khoản người dùng root khi bạn biết rõ mình đang làm gì.[1]

Các bước

  1. 1
    Đăng nhập Kali Linux. Tiến hành đăng nhập Kali Linux bằng tên người dùng và mật khẩu của bạn. Bạn sẽ có thể đăng nhập dưới quyền người dùng cấp cao sau khi đặt mật khẩu cho tài khoản root.
  2. 2
    Nhấn Ctrl+Alt+T để mở Terminal. Trên hầu hết các bản phân phối Linux, bạn có thể mở Terminal bằng cách nhấp vào biểu tượng Terminal trong menu Apps (Ứng dụng). Chương trình có biểu tượng màn hình đen với con trỏ màu trắng. Bạn cũng có thể sử dụng tổ hợp phím tắt Ctrl + Alt + T để mở Terminal.
  3. 3
    Nhập sudo apt update và nhấn Enter. Lệnh này sẽ cập nhật trình quản lý gói trên Kali Linux.
  4. 4
    Nhập sudo apt install kali-root-login rồi nhấn Enter. Lệnh này nhằm cài đặt gói đăng nhập tài khoản cấp cao cho Kali Linux (nếu như chưa có).[2]
  5. 5
    Nhập sudo -i và nhấn Enter. Lệnh này sẽ cấp quyền truy cập tài khoản cấp cao cho người dùng hiện tại trên Terminal.[3]
    • Nếu quản trị viên đã chặn quyền truy cập cấp cao, bạn sẽ không thể tự cấp quyền truy cập tài khoản này trên Terminal.
  6. 6
    Nhập mật khẩu người dùng và nhấn Enter. Bạn cần nhập mật khẩu người dùng để chuyển sang quyền truy cập cấp cao. Nếu thành công, dấu nhắc lệnh trên Terminal sẽ thay đổi thành "root@computername:~#" thay vì "username@computername:~$" như thường lệ. Trong đó, "computername" là tên thực tế của máy tính, còn "username" là tên người dùng hiện tại.
  7. 7
    Nhập passwd root rồi nhấn Enter. Sau đó, máy tính sẽ nhắc bạn nhập mật khẩu mới cho tài khoản người dùng cấp cao.
  8. 8
    Nhập mật khẩu mới và nhấn Enter. Đây là mật khẩu mà bạn sẽ sử dụng để đăng nhập tài khoản root.
  9. 9
    Nhập lại mật khẩu và nhấn Enter. Bạn cần chắc rằng mình nhập đúng mật khẩu vừa đặt. Bước này nhằm xác nhận mật khẩu cấp cao mới. Nếu mật khẩu chính xác, dòng văn bản tiếp theo sẽ thông báo rằng mật khẩu đã được cập nhật thành công.
  10. 10
    Đăng xuất tài khoản người dùng hiện tại. Để tiến hành, hãy nhấp vào biểu tượng hình tròn với mũi tên hướng sang phải nằm ở góc trên bên phải. Tại đây bạn có thể nhấp vào Log Out (Đăng xuất) hoặc Switch User (Chuyển đổi người dùng).
  11. 11
    Đăng nhập tài khoản cấp cao. Để đăng nhập vào tài khoản cấp cao, bạn cần nhập "root" vào trường tên người dùng trên màn hình đăng nhập. Sau đó, nhập mật khẩu mà bạn đã đặt cho tài khoản cấp cao rồi nhấp vào Log In (Đăng nhập) hoặc nhấn Enter. Vậy là tài khoản cấp cao sẽ được đăng nhập.[4]
  12. 12
    Nhấn Ctrl+Alt+T để mở Terminal. Bạn có thể kiểm tra xem mình đã đăng nhập dưới quyền người dùng cấp cao hay chưa bằng cách mở Terminal. Với tư cách người dùng root, con trỏ văn bản trên Terminal sẽ hiển thị là "root@computername:~#" theo mặc định (trong đó, "computername" là tên thực tế của máy tính). Bây giờ sau khi đăng nhập tài khoản root, bạn sẽ có thể truy cập tất cả các lệnh dành cho người dùng cấp cao trên Terminal.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Hãy thận trọng khi thao tác với tư cách người dùng cấp cao. Bạn hoàn toàn có thể vô tình xóa mất tập tin mật thiết trong hệ thống hay thực thi lệnh nào đó quan trọng gây thiệt hại vĩnh viễn cho hệ điều hành.

Bài viết wikiHow có liên quan

Lấy quyền root trên UbuntuLấy quyền root trên Ubuntu
Hack Wi Fi WPA/WPA2 bằng Kali LinuxHack Wi Fi WPA/WPA2 bằng Kali Linux
Có đầy đủ quyền ưu tiên (Root) trong LinuxCó đầy đủ quyền ưu tiên (Root) trong Linux
Tạo và chỉnh sửa tệp văn bản bằng Terminal trên LinuxTạo và chỉnh sửa tệp văn bản bằng Terminal trên Linux
Cài đặt Google Chrome bằng Terminal trên Linux
Chạy phần mềm Windows trên LinuxCó thể chạy tập tin .exe trên Linux không?
Cài đặt XAMPP trên LinuxCài đặt XAMPP trên Linux
Tạo hệ điều hành máy tínhTạo hệ điều hành máy tính
Cài đặt Ubuntu trên VirtualBoxCài đặt Ubuntu trên VirtualBox
Khởi chạy chương trình từ dòng lệnh trên LinuxKhởi chạy chương trình từ dòng lệnh trên Linux
Thiết lập mạng trên UbuntuThiết lập mạng trên Ubuntu
Chạy tập tin INSTALL.sh trên Linux bằng TerminalChạy tập tin INSTALL.sh trên Linux bằng Terminal
Đổi mật khẩu root trong LinuxĐổi mật khẩu root trong Linux
Cài đặt LinuxCài đặt Linux
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 1.903 lần.
Chuyên mục: Hệ Điều hành Khác
Trang này đã được đọc 1.903 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo