Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Khi một nhóm bạn bè, đồng nghiệp hoặc gia đình ngồi bên nhau, những cuộc chuyện trò rôm rả trong nhóm sẽ khiến mọi người vui vẻ hơn. Chuẩn bị sẵn vài chủ đề trò chuyện là một cách tuyệt vời để nêu những ý tưởng mới và đưa đẩy câu chuyện trong nhóm. Bạn hãy thử lấy những chủ đề này ra vào bữa tiệc tối hoặc cuộc tụ tập lần sau hoặc để giữ bầu không khí thú vị và giúp mọi người hiểu thêm về nhau.

1
Văn hoá đại chúng

  1. Các chương trình truyền hình, phim ảnh và podcast đều là những trào lưu thịnh hành trong thời đại ngày nay. Hãy trò chuyện về những thứ mà mọi người đang xem để bắt kịp xu hướng mới nhất của văn hoá đại chúng. Nếu có thứ gì đó mà bạn chưa biết, hãy hỏi mọi người về các thông tin để tìm xem khi về nhà.[1]
    • Bạn có thể nói: “Dạo này mọi người đang xem gì thế?”
    • Hoặc: “Nghe nói có một podcast mới kể về một vụ án có thật đó. Có ai nghe đã nghe chưa?”
    Quảng cáo

2
Những câu chuyện kỳ lạ trên internet

  1. Thứ gì lạ lùng nhất bạn vừa xem trên internet hôm nay? Có thể những chú voi trong sở thú của thành phố vừa kết bạn với những con mòng biển bay qua. Có lẽ bạn vừa mới phát hiện ra một tài khoản mới của một người nổi tiếng đăng toàn những video điên khùng. Hãy nói về những gì bạn nhìn thấy trên mạng để khơi mào một cuộc trò chuyện vui vẻ thú vị.[2]
    • Hãy nói điều gì đó như: “Có ai đã xem video rái cá con nắm tay mẹ nó chưa?”
    • Hoặc: “Tớ vừa tìm được video điệu nhảy tức cười nhất của Justin Biebe trên Tiktok nè.”

3
Những cuốn sách hay

  1. Nếu bạn vừa đọc một cuốn sách hay, hãy chia sẻ quan điểm của bạn. Bạn có thể nói về một cuốn tiểu thuyết, tự truyện, hoặc thậm chí một cuốn truyện tranh đang đọc. Khuyến khích những người khác cùng tham gia với những cuốn sách hoặc tác giả yêu thích của họ để tiếp tục cuộc trò chuyện.[3]
    • Thử nói: “Có ai đọc cuốn truyện mới của Stephen King book chưa? Nghe nói nó rùng rợn lắm.”
    • Hoặc: “Mình vừa đọc xong cuốn Anh chàng The Hobbit. Truyện còn hay hơn cả phim đó!”
    Quảng cáo

4
Các công thức nấu ăn mới

  1. Làm cho mọi người thèm nhỏ dãi bằng cách chia sẻ công thức nấu món ăn yêu thích của bạn. Trao đổi các câu chuyện nấu nướng hoặc món bánh nướng ngon tuyệt bạn mới làm. Chia sẻ các kỹ thuật chọn các công thức mới hoặc các trang web có các công thức hay mà bạn vừa tìm được.[4]
    • Ví dụ như: “Hôm qua mình mới nướng mẻ bánh quy tuyệt hảo. Mà công thức làm thì lại cực dễ!”
    • Hoặc “Gần đây có ai nấu món gì ngon ngon không? Dạo này tớ cứ gọi đồ ăn suốt. Tớ đang cần chút cảm hứng nấu nướng đây.”

5
Kinh nghiệm di du lịch

  1. Khuyến khích mọi người kể về nơi chốn kỳ thú nhất mà họ từng đến. Bạn có thể học được thêm về các tình, thành phố, thậm chí cả các quốc gia khác! Hãy chia sẻ cả các kinh nghiệm đi du lịch của bạn nữa.[5]
    • Nêu chủ đề bằng những câu như: “Nơi nào trên thế giới khiến mọi người từng bị sốc văn hoá nhất?”
    • Hoặc “Đất nước nào có thức ăn ngon nhất?”
    Quảng cáo

6
Các ký ức cũ

  1. Gắn kết với nhau qua những ký ức thời thơ ấu hoặc những hoài niệm xưa cũ. Hỏi mọi người về quê hương tuổi thơ của họ, nơi họ lớn lên hoặc về anh chị em của họ. Biết đâu mọi người lại tìm được những điểm tương đồng![6]
    • Hỏi câu gì đó như: “Mọi người đều lớn lên ở đây hết à?”
    • Hoặc: “Bạn là con thứ mấy trong nhà?”

7
Các kế hoạch trong tương lai

  1. Những kế hoạch sắp tới cho tương lai luôn luôn đem lại sự hào hứng. Nếu có thành viên nào trong nhóm đang ấp ủ một kế hoạch, hãy hỏi họ về những dự định đó! Họ có thể có kế hoặc chuyển nhà, đổi nghề, sinh con hoặc đi học lại.[7]
    • Bạn có thể nói: “Sắp tới mọi người sẽ làm gì? Mọi người có kế hoạch gì không?”
    • Hoặc: “Tớ đang cân nhắc chuyển đến Đà Nẵng đây. Có ai từng ở đó chưa?”
    Quảng cáo

8
Các sở thích

  1. Người ta thường thích kể về những việc họ làm trong thời gian rảnh rỗi. Hãy hỏi cả nhóm về những thú tiêu khiển của họ bên ngoài công việc và trách nhiệm. Nếu bạn quen thân với mọi người, hãy hỏi họ những câu cụ thể.[8]
    • Ví dụ, bạn có thể nói: “Mọi người thường có trò tiêu khiển gì vui vui không?”
    • Hoặc: “Nghe nói dạo này hai bạn hay đi bơi thuyền lắm à? Nó như thế nào vậy?”

9
Trải nghiệm nghề nghiệp

  1. Vì sao mọi người lại chọn con đường sự nghiệp mà họ đã chọn? Bạn có thể hỏi cả nhóm về công việc đầu tiên, các bằng cấp và dự định sắp tới của họ. Đa phần mọi người đều dành nhiều thời gian ở nơi làm việc nên thường có nhiều điều để nói về công việc.[9]
    • Thử nói điều gì đó như: “Bạn vào nghề này như thế nào?”
    • Hoặc: “Mọi người có dự định gì trong nghề nghiệp không?”
    Quảng cáo

10
Các mối quan hệ

  1. Hỏi về vợ chồng, cha mẹ hoặc anh chị em của mọi người. Tìm hiểu thêm một chút về cuộc sống của mọi người: Người này có ba được thăng chức? Người kia sắp làm lễ đính hôn? Bạn có thể hỏi một người cụ thể hoặc hỏi chung cả nhóm..[10]
    • Thử hỏi những câu như: “Gia đình của mọi người dạo này ra sao?”
    • Hoặc: “Dạo này ba cậu thế nào?”

11
Các mối quan hệ xã hội

  1. Mọi người trong nhóm đều có quan hệ với nhau theo một cách nào đó. Nếu bạn không biết tất cả mọi người ở đó, hãy hỏi xem họ quen biết nhau như thế nào. Thường thì mỗi tình huống mọi người gặp nhau đều có một câu chuyện thú vị đi kèm, và bạn có thể học được điều gì đó mới mẻ về bạn bè của mình.[11]
    • Bạn có thể nói: “Mọi người quen biết nhau như thế nào vậy?”
    • Hoặc “Tôi gặp Bình tại một buổi tiệc ở trường đại học. Mọi người quen với cậu ấy như thế nào vậy?”
    Quảng cáo

12
Các tình huống giả định

  1. Thay đổi không khí cho cuộc trò chuyện vui nhộn một chút bằng cách đặt ra các tình huống giả định “nếu như”. Hãy bỏ túi vài câu như thế này để giúp vui cho mọi người. Thử đặt ra những câu hỏi như:[12]
    • “Nếu như tất cả mọi thứ đều trở thành hợp pháp trong một ngày, bạn sẽ làm gì?”
    • “Nếu như bạn phải sống phần đời còn lại trong thân phận của một loài vật, bạn sẽ chọn con vật nào?”
    • “Nếu như bữa nào cũng chỉ được ăn pizza hoặc hot dog thì bạn thà chọn thứ nào?”

Lời khuyên

  • Những khoảng lặng trong cuộc trò chuyện là bình thường, thế nên bạn đừng lấy lạm lạ khi có những lúc mọi người đều im lặng.

Bài viết wikiHow có liên quan

Phải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạnPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấy
Khen một cô gái xinh đẹp qua tin nhắnKhen một cô gái xinh đẹp qua tin nhắn
Mở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không có gì để nóiMở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không có gì để nói
Trò chuyện với Một Cô gái mà Không gây Nhàm chánTrò chuyện với Một Cô gái mà Không gây Nhàm chán
Nhắn tin hỏi thăm người ốmCách để nhắn tin hỏi thăm, động viên người ốm
Tán gái qua tin nhắnTán gái qua tin nhắn
Bắt đầu cuộc trò chuyện với một cô gáiBắt đầu cuộc trò chuyện với một cô gái
Tìm kiếm chủ đề để trò chuyệnTìm kiếm chủ đề để trò chuyện
Đưa ra câu hỏi mởĐưa ra câu hỏi mở
An ủi Phụ nữ đang khócAn ủi Phụ nữ đang khóc
Đáp lại Lời khenĐáp lại Lời khen
Đáp lại lời cảm ơnĐáp lại lời cảm ơn
Biểu tượng hai ngón tay bắt chéo có ý nghĩa gìEmoji 🤞(biểu tượng hai ngón tay bắt chéo) có ý nghĩa gì?
Nháy mắt
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Lynda Jean
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tư vấn hình ảnh
Bài viết này có đồng tác giả là Lynda Jean, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 1.858 lần.
Chuyên mục: Giao tiếp xã hội
Trang này đã được đọc 1.858 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo