Bài viết này đã được cùng viết bởi Mark Co, DPM. Mark Co là chuyên gia chữa bệnh chân, điều hành phòng khám tư tại San Francisco, California. Co chuyên điều trị biến dạng ngón chân cái, móng chân mọc quặp, nấm móng chân, mụn cóc, viêm cân gan chân và các nguyên nhân khác gây đau bàn chân. Ông cũng cung cấp dịch vụ chỉnh hình để điều trị và phòng ngừa các vấn đề ở bàn chân và mắt cá chân. Bác sĩ Co có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của Đại học New York và bằng thạc sĩ về Kỹ thuật điện và Khoa học Máy tính của Đại học Johns Hopkins. Ông lấy được bằng bác sĩ bộ khoa của Trường Y học Bộ khoa California, hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú và thực tập tại Trung tâm Y tế Kaiser Permanente, Santa Clara, California. Co được trao giải thưởng "Top 3 Podiatrists" của San Francisco vào các năm 2018, 2019 và 2020. Co cũng là thành viên của Hiệp hội Y học Bộ khoa Hoa Kỳ.
Có 14 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Móng chân quặp là tình trạng rất phổ biến, nhưng không phải vì thế mà nó bớt đau đớn chút nào. Móng quặp có tự khỏi không? Nếu không, bạn nên chữa trị như thế nào? Chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu và sẽ trả lời các thắc mắc này cùng những câu hỏi khác ngay dưới đây. Hãy đọc tiếp để tìm ra các phương pháp điều trị tốt nhất.
Các bước
Question 1
Question 1 của 7:Móng chân quặp có tự khỏi không?
-
1Có thể, nếu là trường hợp nhẹ. Nếu móng chân đỏ, hơi sưng và không bị nhiễm trùng thì có thể bạn không cần điều trị y tế.[1] Bạn có thể thử để cho móng tự mọc ra.[2]
- Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không xử lý móng quặp? Nó có thể bị nhiễm trùng, do đó tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ, ngoại trừ các trường hợp nhẹ.[3]
- Trong giai đoạn đầu (nhẹ), vùng da xung quanh móng hơi đỏ và đau.[4]
- Trong giai đoạn thứ hai (trung bình), móng mọc quặp sẽ bị sưng nhiều hơn, có thể có mủ hoặc dịch.[5]
- Trong giai đoạn thứ ba (nặng), gia tăng tình trạng đỏ, đau, sưng và dịch tiết báo hiệu nhiễm trùng.[6]
Quảng cáo
Question 2
Question 2 của 7:Mất bao lâu móng quặp mới mọc lại?
-
1Có thể mất 2 tuần nếu bạn tự chăm sóc.[7] Ở người trưởng thành trẻ và khoẻ mạnh, mỗi tháng móng chân mọc dài ra trung bình 1,62 mm. Đáng tiếc là móng chân mọc lâu hơn móng tay. Ngoài ra, móng chân lành lặn có thể mọc nhanh hơn móng hư tổn hoặc móng quặp.[8]
- Hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo nên tìm cách điều trị móng chân quặp thay vì cứ để cho móng tự mọc ra.
Question 3
Question 3 của 7:Bạn cần làm gì để xử lý móng chân quặp tại nhà?
-
1Ngâm chân trong nước ấm. Ngâm bàn chân có móng quặp trong nước ấm khoảng 15-20 phút, mỗi ngày 3-4 lần.[9] Bước này sẽ làm mềm da và móng, đồng thời giảm sưng và đau.[10]
-
2Thoa thuốc mỡ kháng sinh nếu tình trạng trở nặng hơn. Trong trường hợp ngón chân đỏ và sưng nhiều hơn, thuốc mỡ kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Sau khi ngâm chân, bạn hãy lau khô chân và bôi thuốc mỡ kháng sinh không kê toa lên chỗ đau.[13] Bạn có thể dùng băng y tế băng ngón chân lại.[14]
-
3Chọn giày dép thoải mái và vừa vặn. Giày quá chật hoặc mũi giày bó chặt các ngón chân có thể khiến móng mọc quặp hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng đang có. Nếu bạn đang có vấn đề về móng chân, hãy chọn giày xăng đan hoặc giày hở ngón nếu có thể. Nếu cần phải mang giày bít, bạn nên chọn đôi có mũi giày rộng rãi đủ để các ngón chân cử động thoải mái.[15]
-
4Tránh nhét bông gòn xuống dưới móng. Nhiều trang web khuyên nên nhấc khoé móng chân lên và nhét một mẩu bông gòn bên dưới để ngăn móng mọc chọc vào da. Tuy nhiên, học viện bác sĩ phẫu thuật bàn chân và mắt cá chân Hoa Kỳ khuyến cáo không làm điều này. Bông gòn tạo ra môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn sinh sôi, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.[16]Quảng cáo
Question 4
Question 4 của 7:Bạn có nên cậy móng quặp ra không?
Question 5
Question 5 của 7:Khi nào bạn cần đến bác sĩ để trị móng chân quặp?
-
1
-
2Đi khám nếu móng chân bị nhiễm trùng. Tình trạng móng chân quặp bị nhiễm trùng xảy ra khá phổ biến và cần phải điều trị y tế. Nếu móng chân của bạn bị đỏ, sưng, đau và có mủ hoặc dịch tiết, hãy đến gặp bác sĩ để được kê toa thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng.[21]
-
3Tìm sự chăm sóc y tế nếu bạn bị tiểu đường hoặc các vấn đề khác về sức khoẻ. Đừng cố điều trị móng chân quặp tại nhà nếu bạn có tuần hoàn máu kém, có vấn đề dây thần kinh ở chân hoặc bàn chân, hoặc bạn có bệnh tiểu đường. Hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ tổng quát hoặc bác sĩ khoa chân.[22]Quảng cáo
Question 6
Question 6 của 7:Bác sĩ sẽ xử lý móng chân quặp như thế nào?
-
1Trong đa số các trường hợp, bác sĩ sẽ loại bỏ một phần móng chân quặp. Có một vài thủ thuật khác nhau để xử lý móng chân quặp, tùy thuộc vào vị trí và độ nghiêm trọng của móng. Nói chung, bác sĩ sẽ gây tê ngón chân trước khi cắt bỏ phần móng chân nhiễm trùng hoặc mọc quặp. Sau đó, họ sẽ bôi một dung dịch lên gốc móng để ngăn ngừa phần móng quặp mọc trở lại.[23]
- Sau khi hoàn tất thủ thuật, hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn ngâm chân trong nước muối Epsom mỗi ngày 2 lần. Pha 1-3 thìa canh muối Epsom cho mỗi lít nước.[24]
- Giữ cho móng chân và bàn chân luôn sạch sẽ, khô ráo và đi giày thoải mái, rộng rãi.
Question 7
Question 7 của 7:Có thể phòng tránh móng chân quặp không?
-
1Trong nhiều trường hợp, móng chân mọc có thể phòng tránh được. Một số người có nguy cơ cao do gien di truyền.[25] Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số bước để giảm nguy cơ móng mọc quặp, bao gồm:Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases--conditions/ingrown-toenail
- ↑ https://health.clevelandclinic.org/how-you-can-prevent-and-treat-painful-ingrown-toenails/
- ↑ https://www.nhsinform.scot/illnesses-and-conditions/skin-hair-and-nails/ingrown-toenail
- ↑ https://bpac.org.nz/BPJ/2014/December/docs/BPJ65-ingrown-toenails.pdf
- ↑ https://bpac.org.nz/BPJ/2014/December/docs/BPJ65-ingrown-toenails.pdf
- ↑ https://bpac.org.nz/BPJ/2014/December/docs/BPJ65-ingrown-toenails.pdf
- ↑ https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/toenail-ingrown/
- ↑ https://www.researchgate.net/publication/26802467_Growth_rate_of_human_fingernails_and_toenails_in_healthy_American_young_adults
- ↑ Mark Co, DPM. Chuyên gia chữa bệnh chân. Phỏng vấn chuyên gia. 21 April 2020.
- ↑ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ingrown-toenails/diagnosis-treatment/drc-20355908
- ↑ https://health.clevelandclinic.org/how-you-can-prevent-and-treat-painful-ingrown-toenails/
- ↑ https://www.health.harvard.edu/newsletter_article/foot-health-what-to-do-about-an-ingrown-toenail
- ↑ https://www.aafp.org/afp/2002/0615/p2557.html
- ↑ https://health.clevelandclinic.org/how-you-can-prevent-and-treat-painful-ingrown-toenails/
- ↑ https://bpac.org.nz/BPJ/2014/December/docs/BPJ65-ingrown-toenails.pdf
- ↑ https://www.foothealthfacts.org/conditions/ingrown-toenail
- ↑ https://www.aad.org/public/parents-kids/healthy-habits/parents/kids/ingrown-nails
- ↑ Mark Co, DPM. Chuyên gia chữa bệnh chân. Phỏng vấn chuyên gia. 21 April 2020.
- ↑ Mark Co, DPM. Chuyên gia chữa bệnh chân. Phỏng vấn chuyên gia. 21 April 2020.
- ↑ https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases--conditions/ingrown-toenail
- ↑ https://bpac.org.nz/BPJ/2014/December/docs/BPJ65-ingrown-toenails.pdf
- ↑ https://medlineplus.gov/ency/article/001237.htm
- ↑ https://bpac.org.nz/BPJ/2014/December/docs/BPJ65-ingrown-toenails.pdf
- ↑ Mark Co, DPM. Chuyên gia chữa bệnh chân. Phỏng vấn chuyên gia. 21 April 2020.
- ↑ https://bpac.org.nz/BPJ/2014/December/docs/BPJ65-ingrown-toenails.pdf
- ↑ https://www.footcaremd.org/conditions-treatments/toes/ingrown-toenail
- ↑ https://health.clevelandclinic.org/how-you-can-prevent-and-treat-painful-ingrown-toenails/
- ↑ https://health.clevelandclinic.org/how-you-can-prevent-and-treat-painful-ingrown-toenails/
- ↑ https://medlineplus.gov/ency/article/001237.htm