Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Có bao giờ bạn mong chú mèo mới tới sẽ thân thiện và tin tưởng bạn? Theo bản năng, loài mèo rất độc lập và không sống dựa vào tình bằng hữu. Thế nên sẽ mất một thời gian dài hơn để chúng tin tưởng và phản ứng với những món dụ khị như đồ ăn vặt. Hãy cho mèo tự tiến triển tình thân, còn bạn nên tập trung vào việc khiến cho mèo cảm thấy tin tưởng và an toàn. Một khi cảm thấy được chữa lành bởi môi trường xung quanh, mèo sẽ bắt đầu học cách tin tưởng bạn.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Tạo môi trường an toàn

  1. 1
    Hiểu tư duy loài mèo. Bạn sẽ không thể ép mèo làm bất cứ điều gì, chứ chưa nói đến việc tin tưởng bạn. Thay vào đó, mèo cần được thuyết phục rằng chúng sẽ được hưởng lợi từ hành động đó. Ví dụ, chúng sẽ không ngủ trưa nữa nếu thấy được cho ăn vặt. Đừng cảm thấy buồn nếu chưa dụ được chúng. Về bản chất, mèo sống khá xa cách và khó đoán.[1]
    • Mèo sẽ khó làm quen nếu bạn ồn ào, mất trật tự. Mèo không thích căng thẳng, tiếng ồn, hay nhiều hoạt động diễn ra. Mèo sẽ nhanh chóng làm quen nếu bạn bình tĩnh và thư giãn bên chúng.
  2. 2
    Phân bổ phòng và nơi ở cho mèo. Một cách hay để mèo thoải mái đó là cho chúng không gian riêng. Đó nên là một nơi dễ chịu, ấm áp để ngủ, ăn, chơi và đi vệ sinh. Một lựa chọn khác đó là đến cửa hàng thú cưng và hỏi về kệ treo tường cho mèo. Đây là những chiếc bệ đỡ có thể gắn lên tường theo mọi vị trí phù hợp với bạn và mèo, để chúng có thể leo lên đó quan sát từ trên cao, và cảm thấy an toàn.
  3. 3
    Cho mèo không gian an toàn và có thể khám phá. Sẽ có những lúc chú mèo của bạn cảm thấy bất an, sợ hãi, hay lo lắng. Hãy cho chúng nhiều chỗ để trốn khi sợ hãi, như trong tủ hay dưới gầm giường. Bạn có thể biết chỗ nấp của chúng nhưng đừng ép chúng ra ngoài trừ phi bạn buộc phải như vậy. Bạn phải đảm bảo mèo có thể tiếp cận những chỗ cao (như gờ cửa sổ, đồ nội thất, hay trụ cào móng cao) và đồ chơi khi chúng buồn chán và muốn thăm thú đây đó hoặc chơi đùa.
    • Điều quan trọng là bạn phải có không gian an toàn, bình ổn ngay khi mèo vừa về nhà. Nếu cố gắng lấy lòng tin của một chú mèo mới, thì hãy giữ chúng trong một căn phòng nơi chúng có thể làm quen với vùng lãnh thổ mà không bị choáng ngợp.[2]
    • Bạn cũng nên đặt hộp cát mèo ở một góc phòng (đó nên là nơi tránh xa mọi tiếng ồn, như máy sấy chẳng hạn), và mèo phải cảm thấy được bảo vệ khi sử dụng chúng (hai bức tường tạo thành góc phòng sẽ cho mèo cảm giác được bảo vệ).
  4. 4
    Cung cấp thức ăn và nước uống. Thường xuyên cho mèo ăn uống để chúng hiểu rằng bạn là người cho chúng thức ăn và mái ấm. Khi đặt đồ ăn xuống, hãy trò chuyện với mèo nhẹ nhàng như đang hát để chúng nhận ra giọng bạn và liên kết chúng với những ấn tượng tích cực, như giờ ăn đã đến. Khi mèo tới ăn, hãy lùi lại và cho mèo nhiều không gian. Nếu muốn ở bên cạnh mèo, thì hãy chỉ nên ngồi trên sàn để bản thân không quá cao so với mèo, vốn là điều đe dọa một chú mèo.
    • Hãy đảm bảo mèo của bạn có thể tiếp cận nước và thức ăn dễ dàng. Nếu mèo nhút nhát, hãy đặt đĩa thức ăn và nước ở gần chỗ nấp, để mèo không bị căng thẳng và sang chấn khi phải ra ngoài ăn uống.
  5. 5
    Giúp mèo thư giãn. Mèo của bạn có thể khó thư giãn và bình tĩnh ở một môi trường mới. Bạn cần mua sản phẩm hương pheromone tổng hợp của mèo (như Feliway) để xịt phòng. Đây là hương tổng hợp của một chất hóa học mèo mẹ thường tiết ra để xoa dịu mèo con, khiến chúng thấy an toàn. Chất Pheromone có thể giảm căng thẳng cho mèo và giúp chúng ổn định nơi ở nhanh hơn.[3]
    • Bạn cũng có thể giúp mèo làm quen với mùi của bạn. Điều này giúp mèo nhận ra bạn khi cả hai tiếp xúc thân thể. Ví dụ, bạn có thể cho mèo ngủ với vài chiếc áo thun cũ có mùi của bạn.[4]
  6. 6
    Tạo không khí tích cực. Một chú mèo vẫn có thể sợ hãi không gian xung quan cho dù nó có ấm cúng cỡ nào. Điều này thường xảy ra với một chú mèo từng bị bạo hành hoặc bỏ rơi. Đừng bao giờ la mắng khi thấy mèo làm gì sai phạm. Có khả năng mèo ta chỉ đang khám phá nơi ở mới. Thay vào đó, bạn chỉ nên dùng giọng nói mềm mỏng bình tĩnh để khen ngợi mèo khi chúng có hành vi tốt.
    • Nếu mèo có vẻ hoảng loạn với xung quanh, thì hãy đảm bảo bản thân bạn không làm nó sợ. Đừng bao giờ rình mò hay có hành động bất chợt mà mèo không ngờ tới. Những con mèo từng bị ngược đãi có xu hướng giật nảy mình khi bị bất ngờ.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Khuyến khích mèo tương tác

  1. 1
    Theo dõi dấu hiệu mèo đã sẵn sàng để tương tác. Luôn để mèo chủ động tiến đến bạn, thay vì bạn chủ động tiếp cận mèo. Nếu nhận thấy rõ những dấu hiệu mèo đang căng thẳng và theo dõi bạn có chủ đích (đứng yên, đuôi dựng, đồng tử dãn), thì đừng làm gì cả. Hãy ngồi yên, tốt hơn hết là nhắm mắt lại. Lúc đó trông bạn sẽ không có vẻ là mối nguy hiểm và mèo sẽ quen dần với sự có mặt của bạn. Mặt khác, nếu mèo đã sẵn sàng tiếp xúc với bạn, chúng sẽ:[5]
    • Xuất hiện trong tầm mắt bạn, thay vì chạy tìm chỗ trốn
    • Tiến lại gần bạn vài bước
    • Ngồi gần bạn liếm láp (thể hiện sự thư giãn)
    • Ngồi xoay lưng với bạn (thể hiện sự tin tưởng)
  2. 2
    Thể hiện sự vô hại. Có nhiều cách để thể hiện bạn không phải mối nguy hiểm và khiến mèo thoải mái. Hãy nằm xuống nếu đủ không gian. Điều này giúp bạn cao bằng mèo chứ không chiếm thế thượng phong. Tránh giao tiếp mắt, bởi đó là biểu hiện thách thức và đe dọa trong ngôn ngữ loài mèo.[6] Thay vào đó, hãy quay đầu nhìn đi chỗ khác.
    • Nếu đeo kính, bạn nên cởi nó ra bởi tròng kính trông như một đôi mắt to đối với mèo. Điều này trông như mối đe dọa.
  3. 3
    Cho mèo làm chủ việc tương tác. Đừng cảm thấy bản thân phải đẩy nhanh tiến độ. Sau cùng thì mèo ta sẽ tin tưởng và bắt đầu tiếp cận bạn. Khi đó, mèo sẽ tự nguyện cọ đầu vào tay hoặc cơ thể bạn. Hành động cọ xát này sẽ để lại mùi mèo trên người, chứng tỏ chú mèo đã chấp nhận bạn.
    • Bạn có thể khuyến khích mèo đến gần mình bằng cách dùng quà vặt ngon lành để dụ. Hãy đặt tay lên sàn và rải vài hạt thức ăn xung quanh. Hãy để cho mèo tự lấy hết can đảm để tự bò đến ăn hạt. Dần dần, bạn có thể xếp hạt gần bạn hơn và mèo có thể đến ăn mà không thấy bị đe dọa.
  4. 4
    Tạo môi trường tích cực cho mèo và những thú cưng khác. Hãy cho chúng được chơi và ăn cùng nhau. Đương nhiên, đây là cả một quá trình mà bạn sẽ phải bắt đầu bằng việc sắp xếp cho chúng sinh hoạt ở khoảng cách xa, rồi mới dần xích lại gần nhau mỗi ngày. Sẽ có ích nếu có thêm người giúp đỡ bạn trong quá trình này.
  5. 5
    Gãi tai và cằm cho mèo. Nếu mèo ra dấu hiệu (bằng cách cọ đầu vào bạn) rằng nó đã sẵn sàng để tiếp xúc, hãy gãi tai hay cằm cho nó. Hãy chậm rãi và bắt đầu bằng một ngón tay. Đừng có những hành động bất chợt, và khi mèo đã tin tưởng nhiều hơn, bạn có thể gãi cằm cho cô nàng.[7]
    • Tránh đùa giỡn bạo lực, vì mèo không thích như thế.
  6. 6
    Dành thời gian chơi đùa với mèo. Khi mèo bắt đầu tiếp cận bạn thường xuyên và phát ra tiếng rù rù khi được vuốt ve, bạn có thể không cần nằm trên sàn nữa. Hãy ngồi dậy và vuốt ve mèo. Chú mèo có thể ngồi lên đùi bạn, thể hiện rằng nó đã hoàn toàn tin tưởng bạn.
    • Sắp xếp thời gian chơi với mèo trong lịch trình hằng ngày. Điều này sẽ giúp mèo và bạn gắn bó với nhau và mèo sẽ mong chờ sự chú ý từ bạn. Nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích sức khỏe cho con người (như giảm mức cholesterol, hạ huyết áp, giảm lo lắng) khi vuốt ve và trò chuyện với thú cưng.[8]
  7. 7
    Nhận biết những dấu hiệu khi mèo cần không gian. Điều này đặc biệt quan trọng khi chú mèo có quá khứ bị bạo hành và bỏ rơi. Bạn sẽ cần phải cẩn thận khi vuốt ve mèo, bởi mèo có thể bất thần cắn bạn. Điều này, cùng với những lần bị cào bất ngờ, cho thấy mèo bị choáng ngợp với những tiếp xúc thân thể hay ôm ấp. Hãy cho mèo khoảng thời gian một mình để bình tĩnh, bởi nó cũng đang bị bất ngờ. Lần tới, hãy tránh vuốt ve mèo quá lâu.[9]
    • Không bao giờ trừng phạt mèo bằng cách la mắng hay đánh đập. Mèo sẽ không hiểu vì sao bạn làm đau chúng. Thay vào đó, hãy tránh khỏi hiện trường một lúc.
  8. 8
    Đảm bảo mèo tập thể dục và chơi đùa đầy đủ. Nếu mèo cố cào hay cắn bạn, thì đó là vì mèo đang thừa năng lượng. Hãy cho mèo được chơi đùa ít nhất một lần mỗi ngày. Thời điểm tốt nhất đó là trước giờ đi ngủ. Điều này giúp mèo tiêu hao năng lượng và liên kết thời gian này với cảm giác mệt và đi ngủ cùng giờ với bạn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu mèo làm gì sai, hãy mặc kệ hành vi đó và bỏ đi. Trừng phạt mèo chỉ khiến mèo liên hệ hành vi bạo lực với sự hiện diện của bạn, khiến nó lo lắng khi bạn ở gần. Để mèo không lặp lại hành vi sai, hãy cố tìm hiểu lý do vì sao nó làm vậy và đưa ra giải pháp thay đổi hành vi đó.
  • Học cách bế mèo đúng, để mèo cảm thấy dễ chịu hơn khi được bế. Bạn nên đợi cho mèo hoàn toàn thoải mái trước khi bế nó lên, để công sức xây dựng lòng tin trước đó không đổ sông đổ biển.
  • Khi mèo đã đủ thoải mái và cho phép bạn vuốt ve, đừng bao giờ đưa tay từ trên xuống. Hãy bắt đầu từ ngang tầm mắt mèo. Hãy giữ tay thấp, đưa tay xoa cằm chúng và để mèo hạ đầu xuống nếu chúng muốn. Không bao giờ đưa tay lên trên đầu mèo bởi chúng sẽ liên hệ đến những vật thể từ trên cao như chim và sẽ cào tay bạn. Hãy giữ tay ở khu vực quanh đầu chúng cho đến khi mèo hoàn toàn thư giãn. Nếu bạn vuốt đến dọc cơ thể và mèo trở nên khó chịu đến mức, ví dụ, có thể khè bạn, thì đây có thể không chỉ là khó chịu đơn thuần. Đó có thể là vấn đề trong cơ thể ảnh hưởng đến khu vực đó trên cơ thể, khiến chúng bị đau khi bạn chạm vào.
  • Nếu mèo rúc vào bạn vào những đêm có lễ hội và bắn pháo hoa, đây là thời điển cần phải dỗ dành mèo. Có khả năng những tiếng nổ và chớp lóa trên trời khiến mèo sợ. Nên mỗi khi nghe tiếng pháo hoa, hãy đảm bảo ở bên an ủi mèo. Một điều nữa là đừng để mèo đi ra ngoài, nhất là khi nó chưa tin tưởng bạn hoàn toàn và sẽ không bao giờ quay về.

Bài viết wikiHow có liên quan

Xác định Giới tính Mèo conXác định Giới tính Mèo con
Vuốt ve mèo đúng chỗVuốt ve mèo đúng chỗ
Xác định tuổi của mèoXác định tuổi của mèo
Rửa vết thương cho mèoRửa vết thương cho mèo
Khiến mèo quen và yêu quý bạnKhiến mèo quen và yêu quý bạn
Bế mèoBế mèo
Nhận biết dấu hiệu mèo sắp chếtNhận biết dấu hiệu mèo sắp chết
Rèn luyện kỷ luật cho mèoRèn luyện kỷ luật cho mèo
Điều trị nhiễm trùng mắt ở mèoĐiều trị nhiễm trùng mắt ở mèo
Cứu mèo con hấp hốiCứu mèo con hấp hối
Ngăn mèo cắn và càoNgăn mèo cắn và cào
Giao tiếp với MèoGiao tiếp với Mèo
Thuần hóa mèo hoangThuần hóa mèo hoang
Đuổi MèoĐuổi Mèo
Quảng cáo

Tham khảo

  1. Why Does My Cat..? Sarah Heath. Publisher: Souvenir Press
  2. Why Does My Cat..? Sarah Heath. Publisher: Souvenir Press
  3. Feline Behavior: A guide for Veterinarians. Bonnie Beaver. Publisher: Saunders
  4. Feline Behavior: A guide for Veterinarians. Bonnie Beaver. Publisher: Saunders
  5. Why Does My Cat..? Sarah Heath. Publisher: Souvenir Press
  6. http://www.icatcare.org/advice/keeping-your-cat-happy/interactions-your-cat
  7. Why Does My Cat..? Sarah Heath. Publisher: Souvenir Press
  8. https://books.google.com/books?id=QY7AZInZ1xEC&pg=PA72&lpg=PA72&dq=spend+time+with+your+cat+to+gain+trust&source=bl&ots=orUCFP5mKP&sig=UFCvDf5mONvxMYbbOjP0PUqIT2s&hl=en&sa=X&ei=oWSTVYWqL4GKsQWT3IDQCA&ved=0CEwQ6AEwBg#v=onepage&q=spend%20time%20with%20your%20cat%20to%20gain%20trust&f=false
  9. http://www.kittyconnection.net/2013/02/07/dealing-with-abused-or-neglected-cats/

Về bài wikiHow này

Jessica Char
Cùng viết bởi:
Chuyên gia về hành vi ở chó & mèo
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jessica Char. Jessica Char là chuyên gia huấn luyện chó & mèo, chuyên gia tư vấn hành vi và người sáng lập của công ty Feline Engineering and Canine Engineering. Cô chuyên điều chỉnh các vấn đề về hành vi của thú cưng, như chứng sợ hãi và hung dữ, bằng các phương pháp huấn luyện khích lệ tích cực. Jessica là chuyên gia huấn luyện động vật không gây sợ hãi, chuyên gia huấn luyện chó và chuyên điều trị hội chứng lo lắng vì xa cách. Cô cũng là thành viên của Hiệp hội Chuyên gia Tư vấn Hành vi Động vật Quốc tế. Jessica nhận bằng cử nhân và thạc sĩ về kỹ thuật y sinh của Đại học Washington tại thành phố St. Louis. Bài viết này đã được xem 4.036 lần.
Chuyên mục: Mèo
Trang này đã được đọc 4.036 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo