Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Bài viết này đã được xem 4.810 lần.
Không khí mùa xuân đang ở khắp mọi nơi… và các đàn ong mật cũng đang bay đi tìm tổ mới. Mặc dù ong có ích cho môi trường, nhưng mọi người thường không muốn gần nhà mình có tổ ong mật (cho dù họ có quan tâm đến sáp ong!) Thế nên bạn hãy bắt đầu với bước 1 dưới đây để biết phải xử lý ra sao với loài côn trùng thụ phấn này nếu chúng quyết định cư ngụ trong vườn nhà bạn.
Các bước
Loại bỏ ong mật trong nhà
-
1Hiểu về tình huống bạn đang đối mặt. Trước khi hành động, điều quan trọng là bạn cần đảm bảo mình sắp xử lý ong mật chứ không phải ong bắp cày hoặc ong vò vẽ. Ong mật là loài côn trùng có giá trị thụ phấn cho cây và không hung hăng hoặc nguy hiểm (trừ khi trong nhà bạn có người bị dị ứng), vì vậy bạn nên hết sức tránh giết chết chúng.
- Bạn có thể nhận biết ong mật bằng cách quan sát các đặc điểm bên ngoài của chúng (điều này sẽ dễ nhất khi bạn có thể tìm thấy một con ong đã chết). Quan sát lông trên mình ong – tất cả các con ong mật đều có lông bao bọc cơ thể, trong khi ong bắp cày thường có vỏ ngoài nhẵn nhụi.
- Bạn cũng nên quan sát tổ ong. Ong mật xây tổ bằng sáp với hình dạng tổ ong, trong khi các loài côn trùng hay chích thường xây tổ bằng xơ gỗ hoặc bùn.
- Ong mật thường hoạt động tích cực nhất vào mùa xuân, khi chúng đi lấy phấn hoa. Bạn hãy tìm dấu hiệu chúng bay đi bay về tổ.
-
2Gọi cho người nuôi ong trong vùng. Nếu đã xác định có ong mật và biết vị trí tổ ong (chúng thường thích những không gian kín như các hốc tường, mái nhà và ống khói), bước đầu tiên bạn nên làm là gọi người nuôi ong ở địa phương nơi bạn đang sống. Không những họ sẽ rất vui lòng di dời tổ ong, mà bạn còn có thể góp phần bảo tồn loài côn trùng có nguy cơ tuyệt chủng này. Số lượng ong mật đang nhanh chóng sụt giảm, và nếu không có chúng để thụ phấn cho hoa thì mọi loài thực vật trên trái đất này đều bị ảnh hưởng.
- Những người nuôi ong thường sẽ di dời cả ong và tổ ong mà không cần phải tiêu diệt chúng. Họ có thể làm miễn phí hoặc tính phí, tùy vào vị trí tổ ong và công sức họ bỏ ra để di dời. Ở một số nơi, thậm chí họ có thể trả tiền cho bạn.
- Người nuôi ong thường sẽ cắt cả tổ ong với đàn ong ở bên trong và đặt vào khung để sau đó chuyển vào thùng nuôi ong của họ.
- Tuy nhiên, nếu tổ ong ở nơi khó với tới, người nuôi ong có thể sử dụng một loại máy hút đặc biệt để hút lũ ong mà không giết chết chúng.
- Nếu tổ ong ở đằng sau tường, có thể bạn cần gọi thợ đến đập một phần tường để người nuôi ong tiếp cận tổ ong. Vì là chủ nhà, bạn sẽ phải trả cho phí tổn này và mọi chi phí sửa chữa sau đó.
- Lũ ong có thể kích động khi người nuôi ong đang làm việc. Vì vậy, bạn và gia đình nên ở trong nhà cho đến khi công việc hoàn tất, nhất là trẻ em và thú cưng. Người nuôi ong sẽ được bảo vệ bằng bộ đồ bảo hộ của họ.[1]
-
3Gọi dịch vụ diệt trừ dịch hại. Trong một số trường hợp, những người nuôi ong không muốn hoặc không có khả năng di dời tổ ong. Có thể họ không còn chỗ để nuôi ong, hoặc việc di dời tổ ong không đáng để họ bỏ thời gian và công sức vào đó. Nếu là vậy, bạn cần gọi dịch vụ diệt trừ dịch hại chuyên nghiệp. Họ thường sẽ giết lũ ong trước khi loại bỏ chúng.
- Diệt trừ ong có thể là một công việc khó khăn và tốn kém. Người ta thường sẽ dùng thuốc trừ sâu để diệt trừ ong. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần biết là phương pháp này thường chỉ giết được ong ở gần bề mặt tổ, và những con nhộng sẽ lại xuất hiện trong vòng vài ngày, vì vậy bạn sẽ cần dịch vụ diệt trừ ong quay lại hai hoặc ba lần nữa trong vài tuần sau để hoàn toàn loại bỏ ong.
- Thông thường, nhân viên diệt trừ dịch hại chỉ diệt ong mà không dọn dẹp xác ong hay tổ ong. Thay vì chỉ bít lại các lỗ hổng trong tường, bạn cần phải làm sạch mọi dấu vết của tổ ong, bằng không lũ ong và mật ong trong tổ sẽ thối rữa, bốc mùi hôi và có thể làm hư hại tường thạch cao.
- Nhớ rằng xác ong, mật ong và tổ ong đều đã được phun thuốc trừ sâu, vì vậy bạn cần xử lý như chất thải độc hại. Sau khi dọn dẹp, bạn cần làm sạch cả khu vực bằng nước ấm và xà phòng, sơn lại nếu cần thiết.
-
4Nhốt ong ở bên ngoài tổ. Một cách khác để loại bỏ mà không cần giết chết ong là nhốt chúng ở bên ngoài tổ. Tuy nhiên, đây là quá trình tốn nhiều thời gian, vì vậy phương pháp này chỉ nên áp dụng với các chủ nhà không cần vội vã loại bỏ lũ ong.
- Để bẫy ong mật, bạn sẽ cần một chiếc nón bắt ong làm bằng lưới. Đầu to của nón sẽ được úp vào miệng tổ ong, đầu hẹp làm lỗ thoát có đường kính không quá 1 cm. Lỗ này cho phép ong thoát ra ngoài nhưng ngăn chặn chúng bay trở lại tổ ong.
- Để phương pháp này có hiệu quả, bạn cần bít kín tất cả các lối vào tổ khác (như các lỗ thủng và khe hở), nếu không, lũ ong sẽ chỉ cần tìm một con đường khác để chui vào.
- Để đảm bảo những con ong bị nhốt bên ngoài sống sót, bạn cần đặt một tổ ong nhỏ khác (do người nuôi ong cung cấp) gần sát lỗ thoát của chiếc nón. Chiếc tổ nhỏ này có ong chúa mới, một ít mật và một số ong thợ. Khi những con ong bị kẹt bên ngoài biết rằng không thể quay trở lại tổ cũ, chúng sẽ nhập vào tổ mới.
- Tùy vào kích cỡ của tổ ong ban đầu, có thể mất hai tháng để phần lớn lũ ong thoát ra ngoài. Ong chúa ở tổ cũ sẽ không rời bỏ lũ ong con, vì vậy bạn sẽ cần bơm thuốc trừ sâu vào để giết ong chúa và lũ ong còn lại.[2]
-
5Sử dụng thuốc trừ sâu. Nếu không thể tìm được sự giúp đỡ của thợ nuôi ong và không muốn trả tiền cho dịch vụ diệt trừ dịch hại, bạn có thể tự mình loại bỏ ong bằng thuốc trừ sâu.
- Tìm thuốc trừ sâu dạng xịt có chứa pyrethroids. Bạn không phải băn khoăn nếu chai xịt chuyên để diệt trừ ong bắp cày và ong vò vẽ - nó cũng có tác dụng giết ong mật khi chúng tiếp xúc với thuốc.
- Mặc đồ bảo hộ và xịt thuốc vào tổ ong (theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm) từ bất cứ điểm nào có thể tiếp cận được. Thực hiện việc này vào buổi tối muộn, khi lũ ong ít hoạt động.
- Nhớ rằng thuốc trừ sâu sẽ chỉ giết chết những con ong tiếp xúc trực tiếp với thuốc, vì vậy nó sẽ không có tác dụng với lũ nhộng đang phát triển và chưa nở. Bạn sẽ phải lặp lại quá trình xịt thuốc sau 2 hoặc 3 tuần để đảm bảo những con ong mới nở cũng bị tiêu diệt.
- Nếu không muốn dùng chai xịt, bạn có thể dùng máy thổi để phun thuốc trừ sâu bột như Sevin vào tổ ong. Thuốc bột sẽ không giết chết ong ngay lập tức, nhưng sẽ theo ong thợ vào sâu trong tổ và cuối cùng sẽ tiêu diệt toàn bộ tổ ong.[3]
-
6Dọn dẹp sau khi xử lý tổ ong. Sau khi loại bỏ ong, quan trọng là bạn cần vứt bỏ tổ ong và dọn dẹp mật ong cũng như xác ong trước khi bít kín khu vực tổ ong.
- Nếu không được dọn dẹp, mật ong và xác ong có thể bắt đầu thối rữa hoặc lên men và bốc mùi khắp nhà. Mật ong không được xử lý cũng có thể thấm qua tường thạch cao và gây hư hại đáng kể cho ngôi nhà của bạn.
- Hơn nữa, mùi mật và sáp ong cũ có thể thu hút những đàn ong mới đển làm tổ đúng vị trí đó, vì vậy điều quan trọng là loại bỏ những dấu vết cũ và bít kín khu vực để tránh phải lặp lại toàn bộ quy trình diệt trừ ong lần nữa vào năm sau.
- Để loại bỏ tổ ong lớn, có thể bạn cần phải xẻ tường – điều này quả là phiền, nhưng bạn nên nhớ rằng chi phí để sửa bức tường sẽ ít hơn chi phí mà bạn có thể phải bỏ ra để thay cả bức tường bị hỏng. Bạn hãy dọn dẹp tổ ong cũ và sơn lên khu vực đó.
- Bước cuối cùng là lấp lỗ hổng (keo bọt nở thường được khuyên dùng) và bịt các lỗ cũng như khe hở trong tường, nơi ong có thể xâm nhập trở lại. Bạn cũng nên kiểm tra khu vực đó định kỳ để đảm bảo mọi lối vào vẫn được bịt kín.[4]
Quảng cáo
Loại trừ ong mật trong vườn
-
1Chờ cho qua mùa ong. Nếu ong đến trú ngụ trên cây, hàng rào hoặc một nơi nào đó gần nhà, bạn có thể cân nhắc cứ để chúng yên và chờ cho mùa ong qua đi.
- Ong mật thường không quá hung hãn (trừ khi chúng cảm thấy bị đe dọa), vì vậy có lẽ bạn sẽ không gặp rắc rối gì nếu cứ để yên cho lũ ong làm việc của chúng.
- Khi mùa đông giá lạnh đến, lũ ong thợ sẽ chết và ong chúa sẽ bỏ đi. Khi đó bạn có thể dỡ tổ ong đi một cách an toàn.[5]
- Tất nhiên, cách này chỉ thích hợp nếu lũ ong không cản trở bạn sử dụng sân vườn, và trong gia đình bạn không có ai bị dị ứng với ong.
-
2Gọi cho người nuôi ong. Nếu bạn có thể tìm được người nuôi ong trong vùng sẵn sàng giúp xử lý vấn đề, họ có thể cứu được phần lớn lũ ong bằng cách chuyển chúng sang thùng nuôi ong. Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách:
- Nếu tổ ong ở vị trí dễ tiếp cận, người nuôi ong sẽ chỉ cần cắt rời tổ ong có ong và ấu trùng bên trong và đặt vào thùng nuôi ong.
- Nếu tổ ong bị kẹt ở những vị trí như trên cây hoặc hàng rào, người ta có thể úp thùng nuôi ong lên trên miệng tổ, và ong sẽ tự bò sang.
- Cuối cùng, nếu tổ ong ở nơi khó tiếp cận, người nuôi ong có thể úp nón bắt ong (như mô tả ở phần trên) lên miệng tổ ong. Cách này sẽ khiến lũ ong thợ bị nhốt bên ngoài tổ. Một thùng nuôi ong sẽ được treo gần đó để các con ong thợ bị kẹt bên ngoài có thể vào trú ngụ.
-
3Di dời đàn ong. Nếu ong xây tổ bên trong cây, bạn có thể chọn cách di dời chúng bằng cách cẩn thận cắt rời phần cây có tổ ong và đặt vào một nơi cách biệt ở xa nhà.
- Nếu quyết định di dời đàn ong, bạn nên thực hiện việc này vào đầu năm, trước khi số lượng ong tăng lên đáng kể.
- Nhớ che chắn cơ thể bằng trang phục bảo hộ, vì ong mật có thể trở nên hung dữ nếu bạn cưa hoặc chặt cây gần tổ của chúng.
- Cẩn thận khi chọn nơi trú ngụ mới của đàn ong – đừng đặt tổ ong trên đất của người khác mà không có sự đồng ý của họ, và không đặt ở những nơi có thể khiến người ta vô tình va phải.[3]
-
4Sử dụng thuốc trừ sâu. Nếu không có thời gian hoặc điều kiện để di dời tổ ong, bạn không còn cách nào khác là phải tiêu diệt chúng. Bạn có thể thực hiện điều này dễ dàng bằng cách dùng chai xịt hoặc bình phun thuốc trừ sâu.
- Xịt thuốc hoặc rắc thuốc bột vào miệng tổ ong. Thực hiện vào buổi tối muộn, khi đàn ong ít hoạt động nhất, và nhớ trang bị đồ bảo hộ.
- Bạn sẽ phải lặp lại quá trình này một hoặc hai lần nữa trong những tuần tiếp theo. Nhộng ong trong tổ được bảo vệ bởi một lớp sáp, do đó bạn sẽ cần chờ chúng nở trước khi diệt trừ bằng thuốc trừ sâu.
-
5Dùng nước và xà phòng rửa bát. Nếu không thích dùng thuốc trừ sâu nhưng vẫn muốn tiêu diệt đàn ong, bạn có thể thử dùng dung dịch xà phòng và nước. Nước xà phòng có thể ngấm vào lớp sáp bảo vệ cơ thể ong và làm chúng chết đuối.
- Pha dung dịch bằng 1 phần nước rửa bát với 4 phần nước và rót vào bình xịt. Mặc đồ bảo hộ kín từ đầu đến chân (vì nước sẽ không giết chết ong ngay, và chúng sẽ bị kích động), xịt nước xà phòng vào tổ và vào những con ong mà bạn nhìn thấy.
- Nước xà phòng sẽ chỉ giết được ong khi tiếp xúc trực tiếp với chúng, vì vậy bạn sẽ cần lặp lại quá trình này nhiều lần để tiêu diệt càng nhiều ong càng tốt.[6]
Quảng cáo
Ngăn ngừa ong quay trở lại
-
1Bít kín tất cả các lỗ hổng trên tường bên ngoài. Cách tốt nhất để ngăn chặn ong vào làm tổ trong tường nhà là không cho chúng xâm nhập ngay từ đầu. Bạn có thể làm việc này bằng cách kiểm tra các bức tường bên ngoài nhà xem có lỗ thủng hoặc khe hở nào rộng bằng đường kính chiếc bút chì không và bít lại bằng keo trét.[4]
-
2Lấp các lỗ hổng trong tường. Bạn cũng nên lấp mọi lỗ hổng trong tường – như vậy lũ ong sẽ không có chỗ để làm tổ cho dù chúng có xâm nhập vào được. Cách nhanh và dễ nhất để lấp các lỗ hổng trong tường là sử dụng keo bọt nở.
-
3Làm sạch mọi dấu vết mật ong hay sáp ong. Như đã đề cập ở trên, ong mật thường bị thu hút đến những nơi có đàn ong khác từng làm tổ, vì chúng có thể đánh hơi thấy mùi mật hoặc sáp ong.
- Vì vậy, điều quan trọng là làm sạch mọi thứ sau khi bạn loại bỏ tổ ong.
- Nếu tố ong ở ngoài trời, bạn có thể dùng vòi xịt nước, nếu ở trong nhà, bạn có thể dùng các sản phẩm tẩy rửa mạnh và sau đó có thể sơn lên.
-
4Dùng chất xua đuổi ong tự nhiên. Có một cách đơn giản để phòng tránh ong xâm nhiễm là sử dụng các chất tự nhiên để ngăn chặn ong xây tổ gần nhà. Hãy thử một trong các thứ sau:
- Cây sả: Mùi sả được cho rằng có tác dụng xua đuổi ong bắp cày và ong mật. Bạn có thể tận dụng đặc tính này bằng cách trồng sả trong vườn hoặc đốt nến hoặc hương có mùi sả ngoài sân trong suốt mùa ong mật.
- Vỏ dưa chuột: Vỏ dưa chuột cũng được cho là một chất xua đuổi ong tự nhiên. Bạn chỉ cần rắc vỏ dưa chuột lên bãi cỏ và các luống hoa. Cách này sẽ khiến ong tránh xa và còn bón phân cho đất trong vườn nữa!
- Nước đường: Một phương pháp khác là hòa vài thìa đường vào chậu nước và đặt ngoài vườn. Ong mật sẽ bị mùi ngọt thu hút (chúng tưởng là mật) và cuối cùng sẽ chết đuối trong nước. Một chút nước xà phòng thêm vào nước cũng có ích, vì nó làm vỡ chất sáp bao bọc cơ thể ong và khiến chúng chết nhanh hơn.[7]
Quảng cáo
Lời khuyên
- Dùng máy hút là một phương pháp khác mà nhiều người sử dụng rất có hiệu quả, đặc biệt khi ong ở trong tường.
- Không xịt thuốc vào ong! Điều này ở nhiều nơi là phạm luật và xác ong sẽ bốc mùi rất khủng khiếp bên trong tường. Hãy gọi cho người nuôi ong.
- Đảm bảo trang bị phương tiện bảo hộ và/hoặc mặc bộ đồ của người nuôi ong để đảm bảo an toàn. Lũ ong sẽ nổi giận khi bị kích động.
Cảnh báo
- Không ném đá vào đàn ong hoặc có các hành động dại dột trêu chọc ong.
- Nếu người nuôi ong đến nhà bạn để xử lý đàn ong, bạn cần kiểm tra chắc chắn rằng bảo hiểm của bạn sẽ chi trả nếu có sự cố xảy ra với họ.
- Đảm bảo nhà hàng xóm biết chuyện gì đang xảy ra, phòng khi có ai đó dị ứng khi bị ong đốt.
Tham khảo
- ↑ http://www.buzzaboutbees.net/bee-swarm-removal.html
- ↑ http://www.clemson.edu/extension/beekeepers/factsheets/honey_bee_colony_removal_from_structures.html
- ↑ 3,03,1http://www.sembabees.org/toplevelpages/bees_in_wall.html
- ↑ 4,04,1http://www.ipm.ucdavis.edu/PMG/PESTNOTES/pn74159.html
- ↑ http://www.buzzaboutbees.net/get-rid-of-bees.html
- ↑ http://www.honeybeesuite.com/how-to-kill-bees-with-soapy-water/
- ↑ http://voices.yahoo.com/get-rid-bees-natural-way-2385337.html?cat=68