Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Những chiếc răng khôn mới nhổ thường để lại những hốc lớn trong lợi và xương bên dưới. Hốc răng là nơi chân răng từng mọc; và trong một số trường hợp có thể có kích thước bằng cả chiếc răng hàm.[1] Hầu hết các bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng phương pháp khâu để khép hốc răng này; tuy nhiên, một số trường hợp không được khâu và có thể xảy ra các biến chứng. Vụn thức ăn thường kẹt trong các hốc răng khôn, và nếu chỉ súc miệng nước muối thì có thể không đủ để làm sạch. Việc học cách làm vệ sinh và chăm sóc vết thương ở lợi đúng cách có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và các biến chứng trong quá trình chữa lành.

Phần 1
Phần 1 của 3:
Chăm sóc vết thương ngay sau phẫu thuật

  1. 1
    Hỏi xem bác sĩ phẫu thuật có khâu vết thương không. Nếu vết thương được khép lại bằng mũi khâu, thức ăn sẽ không thể lọt vào hốc răng được. Bạn có thể nhìn thấy các hạt nhỏ màu xám, đen, xanh dương, xanh lá cây hoặc vàng gần vị trí hốc răng. Đây là hiện tượng chuyển màu bình thường và là một phần trong quá trình chữa lành.[2]
  2. 2
    Tránh chạm vào vết thương. Bạn cần đánh răng và làm vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa, nhưng phải tránh những chiếc răng ở sát vết thương.
  3. 3
    Súc miệng thật nhẹ nhàng bằng nước muối trong vòng 48 tiếng. Bạn có thể súc miệng ngay trong ngày đầu tiên, nhưng phải cẩn thận.[3]
    • Pha 1/4 thìa cà phê muối với 1 cốc nước ấm. Khuấy kỹ cho muối tan hoàn toàn.
    • Tránh súc miệng mạnh hoặc nhổ nước muối. Khẽ lắc đầu hoặc dùng lưỡi để lùa nước muối trong miệng.
    • Sau khi ngậm nước muối, bạn có thể cúi xuống bồn rửa và mở miệng ra để nước muối chảy xuống thay vì nhổ ra.
    • Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn dung dịch chlorhexidine gluconate (Peridex, Periogard) để súc miệng. Đây là loại thuốc sát khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Bạn có thể pha loãng dung dịch này với nước theo tỷ lệ 1:1 để tránh các tác động tiêu cực của chlorhexidine.[4]
  4. 4
    Không dùng ngón tay hoặc bất cứ công cụ nào để gỡ vụn thức ăn ra. Cũng không dùng lưỡi chọc vào hốc răng. Hành động này có thể đưa vi khuẩn vào vết thương và phá vỡ các mô đang lành.[5] Bạn nên trung thành với nước muối để loại bỏ các vụn thức ăn.
  5. 5
    Tránh hút thuốc và không dùng ống hút. Bất kỳ cử động hút nào trong miệng cũng có thể làm bật những cục máu đông, khiến hốc răng khô, đau và dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.[6]
    Quảng cáo

Phần 2
Phần 2 của 3:
Súc miệng sau ngày đầu tiên

  1. 1
    Pha nước muối súc miệng. Súc miệng bằng nước muối là cách hữu hiệu để làm sạch vết thương trong miệng, loại bỏ vụn thức ăn, giảm đau và viêm.
    • Pha 1/4 thìa cà phê muối với 240 ml nước.
    • Khuấy kỹ cho muối tan hoàn toàn.
  2. 2
    Dùng nước muối súc miệng nhẹ nhàng đến khi sử dụng hết lượng dung dịch muối. Bạn cũng nên tập trung vào khu vực cần xử lý trong miệng để tăng hiệu quả loại bỏ vụn thức ăn và giảm viêm.[7]
  3. 3
    Lặp lại quá trình này 2 tiếng một lần và sau mỗi bữa ăn. Bạn cũng cần súc miệng thật kỹ trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp giảm viêm, từ đó giữ cho vết thương sạch và lành lại đúng cách.[8]
  4. 4
    Sử dụng bơm tiêm nếu được hướng dẫn. Việc sử dụng bơm tiêm có thể giúp bạn kiểm soát được dòng nước và làm sạch vết thương hiệu quả hơn; tuy nhiên nếu không được sử dụng đúng cách, thủ thuật bơm tiêm có thể làm bật cục máu đông vốn có tác dụng chữa lành mô. Hỏi nha sĩ xem liệu bạn có thể dùng bơm tiêm không.
    • Hút nước ấm vào bơm tiêm. Bạn có thể sử dụng dung dịch muối được mô tả ở trên.
    • Hướng đầu bơm tiêm càng sát vị trí vết thương càng tốt nhưng không để chạm vào vết thương.
    • Bơm nước vào vị trí vết thương từ các góc độ cần thiết để làm sạch hoàn toàn vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng. Không bơm quá mạnh – dòng nước mạnh xịt thẳng vào hốc răng có thể gây tổn thương.
    Quảng cáo

Phần 3
Phần 3 của 3:
Biết hiện tượng nào sẽ xảy ra sau ngày đầu tiên

  1. 1
    Đừng hoảng hốt. Thức ăn bị kẹt trong hốc răng khôn có thể khó chịu, nhưng chỉ riêng điều đó thì cũng không gây nhiễm trùng. Vết thương vẫn có thể lành cho dù thức ăn có bị kẹt trong hốc răng; và điều quan trọng hơn là tránh đụng chạm hoặc sờ vào vết thươmg.[9]
  2. 2
    Đừng nhầm cục máu đông với vụn thức ăn. Những cục máu đông trong lợi thường màu xám và có thớ như thức ăn. Việc làm vệ sinh quá mạnh tay trong trường hợp này có thể làm bật cục máu đông và dẫn đến các biến chứng.[10]
  3. 3
    Ăn thức ăn mềm. Điều này đặc biệt quan trọng trong 24 tiếng đầu tiên sau phẫu thuật. Dần dần chuyển từ thức ăn mềm sang thức ăn hơi cứng hơn khi vết thương đã lành. Nói chung, bạn cần tránh thức ăn cứng, dai, giòn và cay, vì những thức ăn kiểu này dễ rơi vào hốc răng và gây kích ứng hoặc nhiễm trùng.[11]
    • Nhai ở bên đối diện với bên có chiếc răng khôn vừa nhổ.
    • Tránh ăn các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Bạn nên chọn thức ăn nguội trong hai ngày đầu tiên.
  4. 4
    Tránh các nguồn gây ô nhiễm, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Không bắt tay với người khác trong khoảng 1 tuần. Không dùng chung bàn chải đánh răng hoặc các vật dụng cá nhân khác. Bạn cần phải đảm bảo không bị nhiễm trùng thứ phát vốn có thể tạo gánh nặng cho hệ miễn dịch.
  5. 5
    Biết khi nào cần tìm sự giúp đỡ y tế. Hiện tượng chảy máu trong vài ngày đầu tiên sau khi nhổ răng xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên, bạn nên lập tức liên lạc với nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật nếu có bất cứ triệu chứng nào sau đây xuất hiện:[12]
    • Chảy máu nhiều (nhiều hơn là rỉ máu chậm)
    • Có mủ trong vết thương
    • Khó nuốt/khó thở
    • Sốt
    • Sưng nhiều hơn sau hai hoặc ba ngày
    • Có máu hoặc mủ trong nước mũi
    • Đau thốn, đau âm ỉ sau 48 tiếng đầu
    • Hơi thở hôi sau 3 ngày
    • Đau không thuyên giảm sau khi uống thuốc giảm đau
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Kiểm tra kỹ từng hốc răng bằng cách phun rửa thêm vài giây để loại bỏ toàn bộ các vụn thức ăn. Các hốc răng có thể sâu hơn bạn tưởng.
  • Bạn có thể thay thế bơm tiêm bằng bình xịt và thay đầu xịt để hướng trực tiếp vào hốc răng.
  • Phương pháp này đặc biệt hữu ích khi chiếc răng khôn chưa nhú lên và phải rạch để nhổ đi, nhưng cũng đáng để thử trong cả các trường hợp răng khôn được nhổ bằng các cách khác.

Cảnh báo

  • Chỉ thực hiện phương pháp này khi bạn có thê mở miệng thoải mái.
  • Không dùng phương pháp này thay thế cho bất cứ biện pháp nào do bác sĩ phẫu thuật hướng dẫn. Bạn cần làm đúng theo lời khuyên của bác sĩ và thông báo với bác sĩ nếu có bất cứ biến chứng nào xảy ra.
  • Nếu thấy đau trong khi làm vệ sinh hốc răng, bạn cần hỏi bác sĩ phẫu thuật trước khi tiếp tục thực hiện.
  • Đảm bảo dụng cụ làm vệ sinh phải vô trùng và chỉ dùng một lần.

Những thứ bạn cần

  • Nước ấm
  • Muối
  • Bơm tiêm (vô trùng)

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Bẻ Đốt sống Lưng
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Chữa lành vết đứt trên lưỡiChữa lành vết đứt trên lưỡi
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Alina Lane, DDS
Cùng viết bởi:
Nha sĩ
Bài viết này có đồng tác giả là Alina Lane, DDS, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 48.473 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 48.473 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo