Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Các vết sưng vàng hoặc đỏ trên lưỡi có thể là dấu hiệu của chứng bệnh phổ biến gọi là viêm gai lưỡi thoáng qua, đôi khi gọi là “nhú lưỡi”. Viêm gai lưỡi thoáng qua có thể xuất hiện cảm giác đau mức độ nhẹ đến nặng.[1] Tỉ lệ mắc bệnh đặc biệt cao ở phụ nữ trẻ và trẻ nhỏ, nhưng có rất ít trường hợp được ghi nhận mà bác sĩ có thể nghiên cứu chi tiết, mặc dù có một số bằng chứng cho thấy tình trạng nhú lưỡi có liên quan đến dị ứng thực phẩm.[2] Lưu ý rằng có hàng trăm căn bệnh khác có thể gây vết sưng đỏ trên lưỡi nên bạn cần đến bác sĩ khám nếu tình trạng không khỏi sau 1-2 ngày.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Điều trị bằng liệu pháp không dùng thuốc

  1. 1
    Súc miệng bằng nước muối ấm. Việc súc miệng bằng dung dịch muối có tác dụng kháng khuẩn và có thể giúp giảm sưng ở lưỡi. Ngoài ra, nước muối còn giúp giảm viêm đi kèm sưng miệng (nếu có).[3]
    • Hòa 1/2 thìa cà phê muối vào 240 ml nước ấm để tạo dung dịch muối.
    • Ngậm miệng đầy nước muối rồi súc miệng khoảng 30 giây. Sau đó nhẹ nhàng nhổ ra.
    • Súc miệng bằng nước muối sau mỗi bữa ăn để loại bỏ cặn bẩn trong răng hoặc trên lưỡi.[4]
    • Lặp lại 3-4 lần mỗi ngày cho đến khi vết sưng trên lưỡi biến mất.
    • Không súc miệng bằng nước muối dùng cho kính áp tròng.
  2. 2
    Uống nước lạnh hoặc nước mát. Một số bằng chứng cho thấy uống nước mát hoặc nước lạnh có thể giúp xoa dịu vết sưng trên lưỡi và giảm viêm đi kèm. Có thể uống nước mát/nước lạnh như một phần thói quen bổ sung nước hàng ngày hoặc uống khi cần để giảm cảm giác khó chịu.[5]
    • Để bổ sung đủ nước, bạn nên uống ít nhất 9 cốc nước mỗi ngày đối với nữ giới và 13 cốc đối với nam giới. Người hoạt động nhiều và phụ nữ mang thai cần uống 16 cốc nước mỗi ngày.[6]
  3. 3
    Ngậm đá viên. Việc ngậm đá viên, đá bào hoặc kem có thể giúp giảm sưng trên lưỡi. [7] Cơn lạnh có thể gây tê cảm giác đau và giảm sưng.[8]
    • Đá viên tan ra có thể cung cấp nước cho cơ thể và giảm nguy cơ khô lưỡi (khô lưỡi có thể tăng thêm cảm giác khó chịu do vết sưng).
    • Một cách chườm lạnh đơn giản là đặt đá bào hoặc đá viên trực tiếp lên vết sưng trên bề mặt lưỡi.
    • Chườm đá viên mỗi khi cần.
  4. 4
    Ăn thức ăn có tác dụng làm dịu. Một số bác sĩ có thể khuyến nghị ăn thực phẩm có tác dụng xoa dịu như sữa chua. Các thực phẩm này có thể giúp giảm đau hoặc khó dịu do vết sưng trên lưỡi.[9]
    • Thử ăn thực phẩm đã nguội để tăng hiệu quả làm dịu.
    • Chế phẩm từ sữa động vật như sữa chua, kem và sữa có thể giúp giảm cảm giác khó chịu.[10] Các thực phẩm khác như bánh pudding hoặc kem que cũng có thể giúp ích.
  5. 5
    Tránh thực phẩm và các sản phẩm làm tăng cảm giác khó chịu. Một số thực phẩm và sản phẩm có thể làm tăng cảm giác đau hoặc sưng do nhú lưỡi. Tránh tiêu thụ các chất có thể khiến cơn đau trở nặng như đồ ăn cay, đồ ăn chua hoặc thuốc lá.
    • Thức ăn và đồ uống có tính axit như cà chua, nước ép cam, soda và cà phê có thể khiến bạn thêm khó chịu. Ngoài ra, tránh ăn ớt, bột ớt, quế và bạc hà.
    • Tránh hút hoặc nhai thuốc lá vì chúng làm tăng cảm giác khó chịu.
    • Nếu nghi ngờ vết sưng trên lưỡi là do dị ứng thực phẩm, bạn nên loại bỏ thức phẩm đó khỏi chế độ ăn để xem có giải quyết được vấn đề không.
  6. 6
    Duy trì sức khỏe răng miệng. Đánh răng và chải răng bằng chỉ nha khoa hàng ngày, kể cả sau các bữa ăn. Khi kết hợp với việc khám sức khỏe răng miệng đều đặn, thói quen này có thể giúp duy trì sức khỏe răng, lưỡi và nướu. Miệng sạch cũng có thể giúp ngăn nhú lưỡi.
    • Đảm bảo đánh răng và chải răng bằng chỉ nha khoa sau bữa ăn nếu có thể. Cặn thức ăn mắc kẹt trong răng tạo nên môi trường dễ nhiễm trùng. Việc nhai kẹo cao su có thể giúp ích nếu bạn không có bàn chải đánh răng.[11]
    • Đến bác sĩ nha khoa khám ít nhất 2 lần mỗi năm để được vệ sinh và kiểm tra răng miệng.
  7. 7
    Để yên vết sưng trên lưỡi. Trong hầu hết các trường hợp, nhú lưỡi đều không cần điều trị.[12] Tình trạng này thường tự khỏi sau vài tiếng hoặc vài ngày.[13]
    • Nếu bị đau hoặc khó chịu do nhú lưỡi hoặc vết sưng có vẻ không thuyên giảm, bạn nên đến bác sĩ khám.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Dùng thuốc không kê đơn

  1. 1
    Dùng viên ngậm hoặc sản phẩm xịt trị viêm họng. Viên ngậm trị viêm họng hoặc sản phẩm xịt gây tê chứa chất giảm đau tại chỗ có thể giúp giảm đau do vết sưng trên lưỡi. Bạn có thể mua viên ngậm và sản phẩm xịt ở các hiệu thuốc và nhà bán lẻ lớn.
    • Có thể dùng viên ngậm hoặc thuốc xịt cách 2-3 tiếng một lần. Nếu bác sĩ hoặc trên bao bì có hướng dẫn khác, bạn nên tuân thủ theo.[14]
    • Ngậm thuốc trong miệng đến khi thuốc tan hoàn toàn. Không nhai hoặc nuốt nguyên viên ngậm vì làm vậy có thể gây tê cổ họng và gây khó nuốt.
  2. 2
    Súc miệng bằng nước súc miệng sát trùng hoặc gây tê. Súc miệng bằng nước súc miệng gây tê hoặc sát trùng có chứa benzydamine hoặc chlorhexidine. Các thành phần này có thể chữa nhiễm trùng và giảm đau, giảm sưng. [15]
    • Benzydamine có thể giúp giảm đau.[16]
    • Chlorhexidine có thể tiêu diệt vi khuẩn.
    • Súc miệng bằng 15 ml nước súc miệng sát trùng hoặc gây tê trong 15-20 giây rồi nhổ ra.[17]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Đến bác sĩ khám và uống thuốc kê đơn

  1. 1
    Tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu các liệu pháp tại nhà không có tác dụng giảm nhú lưỡi, bạn nên đến bác sĩ khám. Bác sĩ có thể kiểm tra xem có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào không và giúp đưa ra phương án điều trị cho bạn.
    • Nhú lưỡi có thể liên quan đến các nguyên nhân bao gồm nhiễm nấm, vi-rút hoặc nhiễm khuẩn, dị ứng.[18]
    • Nếu nhú lưỡi không thuyên giảm sau vài ngày hoặc tình trạng tái phát, bạn nên đi khám để được đưa ra phương án điều trị hoặc chẩn đoán vấn đề tiềm ẩn, ví dụ như dị ứng thực phẩm.[19]
    • Đến bác sĩ khám nếu nhú lưỡi phát triển hoặc lan rộng.[20]
    • Nếu vết sưng trên lưỡi đặc biệt đau hoặc viêm, hoặc cản trở hoạt động hàng ngày bao gồm ăn uống, tốt nhất là bạn nên đi khám.[21]
    • Vết sưng trên lưỡi cũng có thể là triệu chứng của vấn đề nghiêm trọng hơn dị ứng thực phẩm, bao gồm viêm loét miệng, nhú lưỡi có vảy, giang mai, sốt tinh hồng nhiệt, hoặc viêm lưỡi do hút thuốc hoặc nhiễm trùng. [22]
  2. 2
    Tiến hành xét nghiệm và chẩn đoán. Bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây vết sưng trên lưỡi. Các xét nghiệm thường không thể xác định nguyên nhân cụ thể nhưng bác sĩ có thể dựa vào đó để đưa ra phương án điều trị phù hợp cho bạn.
    • Bác sĩ có thể dùng các công cụ chẩn đoán khác nhau để xác định nguyên nhân gây vết sưng trên lưỡi. Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn trong miệng hoặc xét nghiệm dị ứng.[23]
  3. 3
    Dùng thuốc điều trị vết sưng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc khuyến nghị dùng thuốc không cần kê đơn để giúp giảm cảm giác khó chịu do vết sưng. Vì vết sưng trên miệng thường tự khỏi nên bác sĩ thường chỉ cho dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc sát khuẩn nếu bạn mắc vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.[24]
    • Nếu vết sưng trên lưỡi gây khó chịu và liên quan đến vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh đau lưỡi, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc như Amitriptyline và Amisulpride.[25]
    • Bác sĩ cũng có thể khuyến nghị dùng thuốc giảm đau không kê đơn, mặc dù có rất ít bằng chứng cho thấy thuốc giúp ích trong trường hợp sưng nhú lưỡi.[26] Các thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến gồm có Acetaminophen, Ibuprofen và Aspirin.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Bẻ Đốt sống Lưng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Mark Ziats, MD, PhD
Cùng viết bởi:
Tiến sỹ dược
Bài viết này đã được cùng viết bởi Mark Ziats, MD, PhD. Tiến sĩ Ziats là bác sĩ nội khoa, nhà nghiên cứu và doanh nhân trong công nghệ sinh học. Ông đã nhận bằng Tiến sĩ về Di truyền học của Đại học Cambridge vào năm 2014 và hoàn thành bằng MD ngay sau đó, tại Đại học Y Baylor năm 2015. Bài viết này đã được xem 11.274 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 11.274 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo