Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nếu bạn nghe thấy tiếng sột soạt trên gác mái thì có lẽ là có lũ sóc đang ở trên đó. Có lẽ là bạn rất bực bội khi phải sống chung nhà với lũ sóc, nhất là khi chúng bắt đầu gây thiệt hại trong nhà. Đừng lo, dù việc loại bỏ sóc trong nhà dường như bất khả thi, nhưng bạn sẽ giành lại được quyền sở hữu căn gác mái của mình. Để thoát khỏi lũ sóc, bạn có thể dùng các biện pháp xua đuổi sóc, bẫy và thả sóc đi nơi khác hoặc lắp đường ống thoát cho chúng. Bất kể dùng phương pháp nào, bạn cũng cần phải ngăn ngừa chúng quay trở lại.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Sử dụng các biện pháp xua đuổi sóc

  1. 1
    Tẩm amoniac vào giẻ và đặt gần nơi sóc làm tổ. Mùi nồng nặc của amoniac sẽ gây khó chịu cho lũ sóc, và chúng sẽ thấy gác mái không còn là nơi thích hợp để làm tổ nữa. Cách này có thể khiến chúng tự rời đi.
    • Tốt nhất là nên dùng chất xua đuổi cùng với các biện pháp khác để đạt hiệu quả tối đa.
    • Nếu không có amoniac, bạn có thể dùng một chất tẩy rửa gia dụng mạnh khác.
  2. 2
    Để đèn sáng trong gác mái. Bạn có thể dùng đèn treo trần hoặc lắp đèn tạm nếu trên gác mái không có ánh sáng. Lũ sóc sẽ cảm thấy khó chịu khi bị lộ dưới ánh đèn, do đó chúng sẽ rời căn gác mái nhà bạn để đi tìm chỗ ở khác.
    • Cũng như việc dùng amoniac, bạn nên kết hợp mở đèn với các biện pháp khác để tăng cơ hội thành công.
    • Nếu biết chính xác tổ sóc ở đâu, bạn có thể chiếu đèn thẳng vào tổ. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần dùng đèn pin là được.
  3. 3
    Quấy rầy lũ sóc bằng âm thanh radio mở âm lượng lớn trong gác mái. Bật radio ở kênh nói chuyện để có tiếng người nói ồn ào trong gác mái. Lũ sóc sẽ thấy ngôi nhà của bạn không dễ chịu gì và sẽ dọn đi nơi khác.
    • Nếu bạn tìm thấy tổ sóc, hãy đặt radio càng gần tổ của chúng càng tốt.
    • Bạn không cần bật radio to đến mức cả căn nhà đều nghe thấy. Chỉ cần âm thanh tràn ngập gác mái là đủ.
    • Kết hợp nhiều biện pháp xua đuổi cùng lúc để có kết quả tốt nhất.
  4. 4
    Sử dụng các sản phẩm xua đuổi sóc thương mại nếu bạn muốn tiện lợi. Bạn có thể chọn dùng sản phẩm tự nhiên và hoá chất. Các sản phẩm xua đuổi sóc tự nhiên thường dùng mùi nước tiểu của động vật săn mồi để dọa sóc. Bạn hãy đọc nhãn hướng dẫn và xịt trực tiếp vào những khu vực có vẻ như lũ sóc thường lui tới, chẳng hạn như gần các lỗ hổng vào nhà, xung quanh nơi có phân hoặc nước tiểu sóc và những nơi mà bạn nhìn thấy các dấu vết của sóc.
    • Nhớ sử dụng đúng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
    • Bạn có thể tìm chất xua đuổi sóc ở cửa hàng đồ gia dụng hoặc mua trên mạng.
  5. 5
    Tránh sử dụng các viên băng phiến vì chúng gây độc hại cho người và vật nuôi. Ngoài ra, băng phiến chưa chắc đã có tác dụng xua đuổi sóc mà còn có mùi rất mạnh mà nhiều người thấy khó chịu. Bạn nên dùng một trong các sản phẩm xua đuổi sóc đã được kiểm chứng cho an toàn và hiệu quả hơn.
    • Băng phiến không được phép dùng để đuổi sóc ở một số vùng, vì vậy bạn nên kiểm tra luật lệ ở địa phương nếu vẫn muốn sử dụng.[1]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Bẫy và loại bỏ sóc

  1. 1
    Đặt bẫy sóc gần nơi vào nhà hoặc nơi mà lũ sóc hay qua lại. Cơ hội thành công sẽ cao hơn nếu bạn đặt bẫy ở nơi sóc hay lai vãng. Tuy nhiên, chúng sẽ ít khi chui vào bẫy đặt giữa sàn nhà, do đó, bạn nên đặt bẫy ở các góc hoặc cạnh tường. Bạn có thể chọn loại bẫy bắt và thả hoặc bẫy có thiết kế để giết chết sóc.
    • Để xác định chỗ đặt bẫy tốt nhất, bạn hãy tìm lỗ hổng mà chúng có thể chui vào nhà hoặc những nơi để lại dấu vết của sóc hoặc phân và nước tiểu sóc.
    • Đảm bảo dùng loại bẫy có thiết kế để bẫy sóc, vì các loại bẫy khác có thể gây hại cho sóc hoặc khiến chúng xổng ra.
    • Bạn có thể tìm mua bẫy sóc ở các cửa hàng bán đồ đi săn và câu cá, các cửa hàng dụng cụ hoặc mua trên mạng.
    • Nếu có điều kiện, bạn có thể tự làm bẫy. Tuy nhiên, một số vùng có luật liên quan đến việc bẫy sóc, do đó tốt nhất là bạn nên dùng bẫy lồng bán sẵn cho đúng quy định.
  2. 2
    Dùng lạc hoặc bơ lạc bỏ vào bẫy làm mồi. Cho mồi nhử vào bẫy, nhớ để xa thành bẫy đủ để lũ sóc không thể với tới và lôi mồi ra, sau đó cài bẫy. Sóc sẽ vào bẫy để lấy mồi và sẽ làm sập cửa bẫy.[2]
    • Nếu không có lạc hoặc bơ lạc, bạn có thể dùng quả óc chó, bánh quy giòn, vụn bánh mì và táo cắt lát để làm mồi dụ sóc.
    • Nếu dùng bẫy để bắt sóc và thả ra, bạn cần đem sóc ra ngoài càng sớm càng tốt.
    • Bẫy diệt sóc sẽ giết chết sóc theo cách nhân đạo ngay khi chúng sập bẫy.
  3. 3
    Đem sóc bị bắt sống ra ngoài và thả nó đi. Đeo găng tay bảo hộ lạo động dày trước khi xử lý bẫy. Khi chuẩn bị thả sóc, bạn hãy đặt bẫy trên mặt đất ở nơi mà bạn định thả chúng. Từ từ nhấc cửa bẫy lên bằng tay đeo găng hoặc kéo dây buộc cửa bẫy. Nhớ giữ khoảng cách khi con sóc ra khỏi bẫy để tránh bị nó cắn hoặc cào.[3]
    • Kiểm tra quy định ở địa phương xem bạn có được phép thả sóc ra khỏi khu đất riêng của bạn không, hay là bạn phải thả nó gần nhà mình. Mặc dù tốt nhất là nên thả sóc cách xa nhà tối thiểu 16 km để nó khó tìm được đường quay trở lại, nhưng điều này không phải lúc nào cũng được phép.
  4. 4
    Vứt xác con sóc chết trong bẫy. Đeo găng tay bảo hộ lao động dày khi xử lý bẫy để tránh nhiễm bệnh. Đem bẫy ra thùng rác ngoài trời và vứt xác con sóc vào thùng rác.[4]
    • Bạn nên bỏ xác con sóc vào túi rác để hạn chế mùi bốc ra.
    • Có một cách xử lý khác là chôn xác sóc trong vườn nhà. Tuy nhiên, việc này sẽ rất tốn sức nếu có nhiều sóc trong gác mái phải xử lý.
  5. 5
    Cài lại bẫy nếu vẫn còn sóc trong nhà. Bạn sẽ cần đặt bẫy tại chỗ cho đến khi đã giải quyết hết lũ sóc. Hầu hết các loại bẫy chỉ bẫy được một con sóc mỗi lần, do đó bạn sẽ phải mất một thời gian mới có thể loại bỏ được toàn bộ lũ sóc.
  6. 6
    Thuê dịch vụ chuyên nghiệp nếu bạn gặp khó khăn khi loại bỏ sóc. Nếu có quá nhiều sóc quấy phá, việc giải quyết chúng có thể khiến bạn choáng ngợp. Dịch vụ chuyên nghiệp có thể xác định có bao nhiêu con sóc trong nhà bạn, sau đó họ sẽ xử lý lũ sóc một nhân đạo và hiệu quả.
    • Bạn có thể tìm một chuyên gia xử lý động vật hoang dã qua internet hoặc nhờ bạn bè và người quen giới thiệu một chuyên gia trong vùng.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Ngăn ngừa sóc quay trở lại

  1. 1
    Cắt các cành cây chìa ra bên trên mái nhà để sóc không có đường lên mái. Kiểm tra xung quanh mái nhà để phát hiện các cành cây mà sóc có thể đi theo. Dùng cưa máy cắt các cành cây để cắt đứt đường tiếp cận của lũ sóc đến gác mái.
    • Sóc thường lợi dụng các cành cây làm cầu để lên gác mái nhà bạn. Chúng thậm chí có thể sống trên cây, nhưng sẽ liều lĩnh vào gác mái để tìm kiếm vật liệu làm tổ hoặc trú ẩn những khi thời tiết xấu.
    • Nếu không có kinh nghiệm cắt xén cây, bạn hãy thuê dịch vụ chuyên nghiệp làm công việc này. Nếu cứ cố tự cưa cây, chẳng những bạn có rủi ro bị thương mà còn có thể vô tình làm hư hại mái nhà.
  2. 2
    Sửa chữa các lỗ hở quanh nhà. Kiểm tra bên ngoài và bên trong nhà để tìm các lỗ hở trông thấy, sau đó bịt kín lại bằng các tấm vật liệu ngăn động vật để lũ sóc khỏi chui qua[5]
    • Nếu không biết cách vá các lỗ hở sao cho đúng, bạn có thể thuê dịch vụ sửa chữa nhà cửa đến làm. Họ còn có thể kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo mọi lỗ hở đã được bịt kín.
    • Hỏi người quen hoặc lên mạng để tìm một dịch vụ tốt trong vùng.
  3. 3
    Dùng lưới che các khe thông gió. Cố định tấm lưới bằng cách bắt vít. Việc này là để phòng chống sóc vào gác mái qua các lỗ thông gió.
    • Tấm lưới sẽ không làm giảm hiệu quả của các khe thông gió.
    • Bạn có thể thuê dịch vụ sửa chữa nhà đến lắp lưới nếu không tự làm được.
  4. 4
    Bịt kín xung quanh đường vào của dây điện và thiết bị vệ sinh để sóc không thể xâm nhập. Kết hợp lưới, bột trét và keo trét để bít kín mọi khe hở xung quanh dây điện hoặc các thiết bị vệ sinh. Cách này giúp giảm rủi ro lũ sóc lách qua các lỗ hở hoặc gặm nhấm khiến cho lỗ hở rộng ra thêm.[6]
    • Sóc thuộc loài động vật gặm nhấm, vì thể chúng có thể lách qua các lỗ rất nhỏ. Ngoài ra, chúng còn có thể gặm nhấm xung quanh lỗ hở có sẵn để mở rộng thêm.
    • Cũng như với các công việc sửa chữa khác, bạn có thể thuê dịch vụ đến làm giúp.
  5. 5
    Gắn chụp ống khói hoặc lưới sắt lên miệng ống khói. Đo chu vi ống khói và miệng ống khói. Mua chụp ống khói hoặc tấm lưới sắt có kích thước lớn hơn ống khói nhưng nhỏ hơn miệng ống khói. Làm sạch đầu ống khói để loại bỏ sạn đất, sau đó gắn chụp ống khói hoặc tấm lưới bên trên, đảm bảo không còn khe hở nào xung quanh. Dùng khoan để bắt vít giữ cố định chụp ống khói hoặc tấm lưới.[7]
    • Cách này vẫn cho phép khói thoát ra nhưng ngăn chặn được lũ sóc lợi dụng ống khói làm đường xâm nhập vào nhà.
    • Đảm bảo xung quanh ống khói không còn mảnh vụn nào để tránh nguy cơ hoả hoạn.
    • Làm vệ sinh chụp ống khói hoặc lưới cách vài tháng một lần trong thời gian sử dụng và trước khi mùa đông đến. Bồ hóng có thể gây hư hại hoặc gây nguy hiểm.[8]
    • Nếu bạn sống ở Anh, hãy lưu ý là có một số luật lệ và quy định về việc gắn chụp ống khói. Khi chụp ống khói được gắn xong, sẽ có nhân viên đến kiểm tra để đảm bảo nó được gắn đúng cách. Vì lý do này, tốt nhất là bạn nên thuê dịch vụ chuyên nghiệp thực hiện.[9]
  6. 6
    Tạo một lối thoát cho sóc nếu bạn nghi ngờ chúng vẫn còn trong nhà. Làm một đường ống bằng tấm lưới sắt hoặc tấm kim loại mỏng. Đặt đầu to của ống lên đầu lỗ thoát, đầu nhỏ hướng ra ngoài. Như vậy những con sóc còn sót trong nhà có thể chui ra ngoài tìm thức ăn nước uống nhưng sẽ không trở vào nhà được.
    • Lý tưởng nhất, đầu to của ống nên có đường kính 30 -38 cm. Đầu nhỏ của ống sẽ nhỏ hơn một chút so với lỗ hở mà con sóc dùng để chui ra chui vào nhà bạn. Ống nên có chiều dài khoảng 30 cm.
  7. 7
    Đặt mồi ở đầu nhỏ của ống nếu bạn muốn rút ngắn thời gian. Để một nắm lạc, một ít bơ lạc, bánh quy giòn hoặc vài lát táo tại cuối đường ống hoặc ngay bên ngoài. Những thứ này sẽ dụ sóc nhanh chóng ra ngoài.
    • Bạn không nhất thiết phải dùng mồi vì con sóc cuối cùng cũng sẽ phải ra ngoài để tìm thức ăn, nhưng mồi sẽ khuyến khích nó ra khỏi nhà nhanh hơn.
    Quảng cáo

Những thứ bạn cần

Sử dụng các biện pháp xua đuổi sóc

  • Amoniac hoặc chất tẩy rửa gia dụng
  • Giẻ
  • Đèn
  • Radio
  • Sản phẩm xua đuổi sóc thương mại (tuỳ chọn)

Bẫy và loại bỏ sóc

  • Bẫy sóc
  • Mồi (lạc, bơ lạc, bánh quy giòn, táo cắt lát, v.v…)

Ngăn ngừa sóc quay trở lại

  • Cưa máy (tuỳ chọn)
  • Hộp dụng cụ
  • Tấm lưới
  • Keo trét
  • Bột trét
  • Chụp ống khói
  • Lưới sắt
  • Mồi (tuỳ chọn)

Lời khuyên

  • Nhớ rằng sóc mẹ có thể vào gác mái để đẻ con. Nếu bạn bắt sóc mẹ mà để lại sóc con thì lũ sóc con mồ côi cuối cùng sẽ bốc mùi kinh khủng trong nhà.
  • Nếu gặp khó khăn khi xử lý lũ sóc, tốt nhất là bạn nên gọi dịch vụ chuyên nghiệp. Chuyên gia di dời động vật hoang dã có kinh nghiệm bẫy và di dời sóc, do đó họ có thể thực hiện một cách an toàn và đạt yêu cầu của bạn.
  • Dọn dẹp các đống đồ lộn xộn trong gác mái để không gian bớt hấp dẫn với sóc, vì lũ sóc sẽ không còn nhiều chỗ để dễ dàng ẩn nấp. Hơn nữa, chúng cũng sẽ không có thứ để gặm nhấm đem về làm tổ![10]

Cảnh báo

  • Sóc đỏ là loài được bảo vệ ở vương quốc Anh. Nếu chẳng may loài động vật đang trong tình trạng nguy cấp này vào gác mái nhà bạn, hãy gọi cho RSPCA (Hiệp hội hoàng gia phòng chống tàn ác đối với động vật).
  • Hàng năm, loài sóc gây ra khoảng 15.000 vụ cháy nhà do chúng gặm nhấm dây điện.[11]

Bài viết wikiHow có liên quan

Phân biệt giữa cóc và ếchPhân biệt giữa cóc và ếch
Chữa bệnh bong bóng ở cáChữa bệnh bong bóng ở cá
Nuôi bọ ngựaNuôi bọ ngựa
Loại bỏ ếch nháiLoại bỏ ếch nhái
Bắt dếBắt dế
Nuôi nòng nọcNuôi nòng nọc
Nuôi dếNuôi dế
Xác định ong chúa trong đàn ong mậtXác định ong chúa trong đàn ong mật
Xác định Gà trống hay Gà máiXác định Gà trống hay Gà mái
Chăm sóc cá bảy màuChăm sóc cá bảy màu
Nhận biết cá mang thaiNhận biết cá mang thai
Cứu cá vàng sắp chếtCứu cá vàng sắp chết
Xác định kiến chúaXác định kiến chúa
Nhận biết cá betta mắc bệnhNhận biết cá betta mắc bệnh
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 1.150 lần.
Chuyên mục: Động vật
Trang này đã được đọc 1.150 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo