Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Bài viết này đã được xem 15.175 lần.
Ráy tai là chất tự nhiên giúp bảo vệ tai và ống tai. Tuy nhiên, ráy tai đôi khi có thể gây khó nghe hoặc khó chịu nếu tích tụ quá nhiều. Bạn có thể loại bỏ ráy tai nhưng phải cẩn thận tránh gây tổn thương cho những vùng nhạy cảm trong tai. Bài viết dưới đây không những giúp bạn loại bỏ ráy tai một cách an toàn và hiệu quả mà còn tránh được các phương pháp nguy hiểm và không khôn ngoan.
Các bước
Trước khi bắt đầu loại bỏ ráy tai
-
1Đảm bảo tai không bị nhiễm trùng trước khi loại bỏ ráy tai. Nếu bạn bị nhiễm trùng tai, loại bỏ ráy tai quá mức có thể gây thủng màng nhĩ.[1] Trớ trêu thay, ráy tai lại thực sự giúp bảo vệ tai khỏi nhiễm trùng. Không áp dụng bất kỳ phương pháp nào, đặc biệt là rửa tai nếu bạn:
- Đã có vấn đề với rửa tai trước đây
- Đã từng bị thủng màng nhĩ
- Chảy dịch nhầy giống như mủ từ tai
-
2Đến gặp bác sĩ nếu nghi ngờ. Lấy hoặc loại bỏ ráy tai ra khỏi ống tai có vẻ không nguy hiểm nhưng nếu không biết cách làm, bạn có thể gây tổn thương cho tai. Bạn không nên mạo hiểm loại bỏ ráy tai nếu tai bị đau. Thay vào đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những phương pháp loại bỏ ráy tai sau.
sử dụng dung dịch muối
-
1Hòa 1 thìa cà phê muối vào ½ cốc nước ấm trong ly, cốc hoặc xoong nhỏ. Khuấy đều cho đến khi muối tan.
-
2Nhúng một miếng bông vào dung dịch muối.
-
3Nghiêng đầu sao cho tai có ráy hướng lên trên. Bạn nên nghiêng đầu sang một bên và ngồi xuống để quá trình nhỏ dung dịch muối dễ dàng hơn.
-
4Bóp miếng bông đã nhúng dung dịch muối để nước muối chảy vào tai. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt và tránh làm ngập ống tai.
- Dựa vào trọng lực để dung dịch muối thấm qua ráy tai.
-
5Nghiêng đầu sang hướng ngược lại và chờ nước muối chảy ra ngoài.
Sử dụng ôxy già
-
1Hòa nước với ôxy già 3% theo tỷ lệ 1:1 trong ly hoặc cốc. Ôxy già có nhiều loại mạnh hơn (trên 6%) nhưng không phải là thuốc không kê đơn sẵn có. Bạn chỉ nên dùng dung dịch ôxy già 3% hoặc có nồng độ thấp hơn.
-
2Nhúng miếng bông vào dung dịch ôxy già.
-
3Nghiêng đầu sao cho tai có ráy hướng lên trên. Bạn nên nghiêng đầu sang một bên và ngồi xuống để quá trình nhỏ oxy già dễ dàng hơn.
-
4Bóp miếng bông đã nhúng ôxy già sao cho nước oxy già chảy vào tai. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt và tránh làm ngập ống tai.
- Dựa vào trọng lực để oxy già thấm qua ráy tai. Bạn có thể cảm thấy hơi ù tai khi ôxy già sủi bọt xèo xèo trong tai.
-
5Nghiêng đầu sang hướng ngược lại và chờ ôxy già chảy ra ngoài.
Sử dụng giấm và cồn
-
1Hòa giấm trắng và cồn isopropyl theo tỷ lệ 1:1 trong ly hoặc cốc. Hỗn hợp này có thể điều trị hiệu quả viêm tai ngoài (tình trạng nhiễm trùng ngoài ống tai do bị đọng nước trong tai sau khi bơi lội).[2] Đây là phương pháp hiệu quả vì cồn có thể giúp nước bốc hơi.
-
2Nhúng miếng bông vào dung dịch giấm.
-
3Nghiêng đầu sao cho tai có ráy hướng lên trên. Bạn nên nghiêng đầu sang một bên và ngồi xuống để quá trình nhỏ dễ dàng hơn.
-
4Bóp miếng bông đã nhúng dung dịch giấm để nước giấm chảy vào tai. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt và tránh làm ngập ống tai.
- Dựa vào trọng lực để giấm thấm qua ráy tai. Bạn có thể cảm thấy hơi nóng khi cồn tác động lên da và hòa tan.
-
5Nghiêng đầu sang hướng ngược lại và chờ dung dịch còn sót lại chảy ra ngoài nếu cần thiết.
Sử dụng dầu khoáng hoặc dầu em bé
-
1Bạn có thể nhỏ dầu em bé hoặc dầu khoáng trực tiếp vào tai. Bạn có thể hút dầu vào ống nhỏ giọt.
-
2Nghiêng đầu sao cho tai có ráy hướng lên trên. Bạn nên nghiêng đầu sang một bên và ngồi xuống để quá trình nhỏ dầu dễ dàng hơn.
-
3Nhỏ 2-5 giọt dầu vào tai.
-
4Đặt một miếng bông lên tai để ngăn dầu rỉ ra ngoài. Chờ trong vài phút.
-
5Lấy miếng bông ra. Nghiêng đầu sang hướng ngược lại để dầu chảy ra ngoài.
-
6Dùng dung dịch muối dạng xịt hoặc nước ở nhiệt độ phòng để rửa tai.
- Bạn nên dùng nước muối 2 lần mỗi tuần để rửa tai và ngăn ngừa ráy tai tích tụ. Ráy tai giúp bảo vệ tai tự nhiên nên bạn không cần dùng nước muối để rửa tai mỗi ngày.
Những phương pháp không nên áp dụng
-
1Không sử dụng tăm bông Q-Tip ngoáy sâu vào tai. Bạn chỉ nên sử dụng tăm bông Q-Tip để loại bỏ ráy bên ngoài tai và tránh chọc sâu vào bên trong ống tai. Các mô trong ống tai, đặc biệt là mô gần màng nhĩ cực kỳ nhạy cảm, do đó rất dễ bị nhiễm trùng nếu bị tác động.
- Một lý do khác mà bác sĩ khuyên bạn không nên dùng tăm bông để loại bỏ ráy tai là tăm bông có khả năng đẩy ráy tai vào sâu trong ống tai hơn là lôi ráy tai ra ngoài. Do đó, không nên sử dụng tăm bông Q-Tip.
-
2Không sử dụng nến tai. Thắp nến tai là quy trình đặt một thiết bị hình nón lên tai, thắp một cây nến cao và dựa vào áp lực của chân nến để hút ráy tai ra ngoài. Chí ít đây cũng là lý thuyết. Tuy nhiên, thắp nến tai thường không hiệu quả, thậm chí còn nguy hiểm vì những lý do sau:
- Ráy tai là chất dính. Lực hút ráy tai ra khỏi tai cần phải đủ lớn và nếu lớn quá có thể vô tình làm rách màng nhĩ. Điều này là do ráy tai dính và rất khó xê dịch.
- Thắp nến tai còn đẩy thêm sáp nến vào tai. Thay vì lấy ráy tai ra, nến còn đẩy thêm nhiều sáp vào tai. Điều này xảy ra là do cự ly giữa nến và tai quá gần và quá nguy hiểm khi chỉ thông qua một cái phễu.
- Thắp nến tai có thể nguy hiểm. Nến tai có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe ngay sau khi bạn áp dụng như:[3]
- Không khí bên trong tai có thể trở nên quá nóng và gây bỏng tai trong.
- Nến có thể vô tình gây cháy nếu bạn không cẩn thận.
- Phương pháp này có thể gây thủng màng nhĩ.
-
3Không nên dùng lực để phun chất lỏng vào tai. Bác sĩ có thể làm điều này nhưng bạn thì không. Chất lỏng đẩy vào trong ống tai có thể xâm nhập qua màng nhĩ và gây nhiễm trùng tai. Chất lỏng có thể tác động lên màng nhĩ, do đó có nguy cơ gây tổn thương tai trong.
Lời khuyên
- Không đâm sâu tăm bông Q-Tip vào lối hẹp của ống tai. Màng nhĩ có thể bị tổn thương nếu bạn vô tình đẩy ráy tai hoặc tăm bông vào sâu trong ống tai.
- KHÔNG sử dụng bất kỳ loại tăm bông nào để loại bỏ ráy tai từ tai trong vì có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho tai.
- Bổ sung vitamin C thường xuyên trong chế độ ăn giúp loại bỏ ráy tai tích tụ một cách tự nhiên.
- Sử dụng thuốc nhỏ tai do bác sĩ kê đơn.
- Nếu ráy tai vẫn tích tụ nhiều sau 1 tuần áp dụng các liệu pháp tại nhà trên, bạn nên đi khám.
Cảnh báo
- Không dùng tăm bông hay những vật khác để vệ sinh tai. Tăm bông có thể đẩy ống tai sâu vào trong tai và gây tổn thương thật sự cho tai. Thêm vào đó, tăm bông còn khiến ráy tai khó xử lý hơn lúc đầu.
- Nến tai có thể gây tổn thương, do đó bạn không nên sử dụng phương pháp này để loại bỏ ráy tai.
- Nếu bị đau tai, sốt, mất thính giác hoặc ù tai, bạn không nên áp dụng các phương pháp trên để loại bỏ ráy tai. Thay vào đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Cẩn thận khi sử dụng ôxy già rửa tai. Dung dịch ôxy già thường mạnh và có thể ra các phản ứng bất lợi.