Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Các cục sưng xuất hiện quanh lỗ xỏ khuyên mũi mới là bình thường và điều này có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như lỗ xỏ khuyên mới bị chạm vào, vô tình bị quệt vào khi bạn thay quần áo hoặc do vòng khuyên bị bạn nằm đè lên trong khi ngủ.. Thường thì các cục sưng này sẽ tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, để lỗ xỏ khuyên mau lành hơn thì bạn có thể điều trị chỗ sưng bằng các sản phẩm do thơ xỏ khuyên cung cấp, chẳng hạn như muối biển tẩy tế bào chết hay các nguyên liệu trong nhà như muối nở. Trong một số trường hợp hiếm gặp, cục sưng cũng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, nếu là vậy thì bạn nên trao đổi với thợ xỏ khuyên hoặc bác sĩ để có phương án điều trị tốt nhất.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Điều trị cục sưng bằng các sản phẩm mua ở hiệu

  1. 1
    Sử dụng thuốc kháng viêm. Thuốc kháng viêm không kê đơn có thể dùng để điều trị tình trạng sưng tấy quanh mũi mà từ đó có thể hình thành cục sưng ở lỗ xỏ khuyên. Cách này thường hữu hiệu đối với các cục sưng và tấy do các vết thương như lỗ xỏ khuyên gây ra. Bạn cũng có thể thử dùng các loại thuốc khác như ibuprofen nếu các triệu chứng sưng tấy không thuyên giảm.[1]
    • Nhớ trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang dùng thuốc kê đơn để đảm bảo thuốc không kê đơn không ảnh hưởng xấu đến thuốc bạn đang sử dụng.
  2. 2
    Ngâm rửa nước muối thường xuyên. Sau khi xỏ khuyên xong, thợ xỏ khuyên thường sẽ cho bạn một lọ dung dịch nước muối.Nếu không thì bạn có thể tự làm dung dịch này bằng cách pha 1/8 thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm. Hãy ngâm rửa lỗ xỏ khuyên thường xuyên để giảm sưng tấy và loại bỏ cục sưng.[2]
    • Hòa muối biển vào một cốc nước. Bạn sẽ nghiêng đầu sang một bên và nhúng nửa mũi đã xỏ khuyên vào dung dịch nước muối. Giữ nguyên như vậy trong vòng 15 đến 20 phút. Để thoải mái hơn thì bạn cũng có thể nhúng một miếng bông gòn vào muối biển sau đó đắp lên cục sưng ở vùng xỏ khuyên mũi từ 15 đến 20 phút.[3]
  3. 3
    Dùng kem cortisone. Bạn có thể mua kem cortisone ở hầu hết các hiệu thuốc. Kem này có thể giúp giảm sưng và ngăn ngừa hình thành cục sưng ở lỗ xỏ khuyên. Bạn có thể thoa kem cortisone lên vùng da xung quanh khuyên mũi để giảm sưng.[4]
    • Bạn nhớ đọc hướng dẫn sử dụng loại kem mình dùng để thoa đúng cách.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Sử dụng các sản phẩm sẵn có trong nhà

  1. 1
    Dùng thuốc aspirin. Bạn sẽ thêm nước vào chai thuốc aspirin cho đến khi thuốc tan thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, thoa hỗn hợp này lên cục sưng ở lỗ xỏ khuyên mũi hằng đêm, để thuốc ngấm qua đêm rồi rửa sạch vào sáng hôm sau..
    • Trước và sau khi bôi thuốc aspirin, bạn nhớ vệ sinh sạch khuyên mũi như bình thường
    • Hiệu lực của thuốc aspirin không quan trọng lắm, nhưng thuốc càng mạnh thì có thể hiệu quả càng cao.
  2. 2
    Chườm trà hoa cúc. Bạn sẽ thả một túi trà hoa cúc vào nước ấm để túi trà hơi ẩm. Sau đó, chườm túi lọc trà lên cục sưng ở lỗ xỏ khuyên mũi khoảng 10 phút. Khi túi lọc trà nguội bớt thì bạn có thể nhúng túi vào một ít nước ấm rồi đắp lại lên vết sưng.
  3. 3
    Sử dụng tinh dầu tràm trà. Lưu ý không thoa tinh dầu tràm trà trực tiếp lên da vì loại tinh dầu này có thể gây phát ban và kích ứng. Bạn chỉ nên cho vài giọt tinh dầu tràm trà vào một lượng nhỏ dầu nền như dầu ô liu. Sau đó, chấm một miếng bông vào hỗn hợp dầu đó rồi thoa quanh cục sưng để giảm sưng.[5]
    • Một số người có thể bị kích ứng với tinh dầu, do vậy bạn nên ngừng sử dụng phương pháp này nếu bị phát ban hoặc xuất hiện các phản ứng xấu khác.
  4. 4
    Dùng tẩy tế bào chết bằng muối nở. Do có kết cấu dạng hạt, muối nở có thể được dùng như một chất tẩy tế bào chết để giảm tấy và sưng cho vùng xỏ khuyên mũi. Hãy trộn một thìa cà phê muối nở với một ít nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, thoa hỗn hợp lên lỗ xỏ khuyên mũi rồi rửa sạch bằng nước ấm.[6]
    Quảng cáo

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Xử lý nhiễm trùng

  1. 1
    Nhận biết các dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu bị nhiễm trùng, bạn nên đi khám bác sĩ hoặc liên hệ thợ xỏ khuyên của mình. Lỗ xỏ khuyên mũi của bạn có thể bị nhiễm trùng nếu có các dấu hiệu sau:[7]
    • Gần lỗ xỏ khuyên xuất hiện cục sưng giống như một chiếc mụn và chảy mủ
    • Có cục sưng mềm màu hồng
    • Có cục sưng rất cứng
  2. 2
    Gặp chuyên gia để điều trị hoặc chích cục sưng. Nhiều người thường dùng kim hoặc các vật tương tự để chích và nặn chỗ sưng. Tuy nhiên việc tự nặn sưng có thể khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn. Nếu cần chích cục sưng thì bạn nên đi bác sĩ.[8] \
  3. 3
    Không tháo khuyên mũi. Nếu lỗ xỏ khuyên bị nhiễm trùng thì có thể việc đầu tiên bạn nghĩ đến là tháo khuyên ra. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đều có thể điều trị được khi vẫn đeo khuyên. Việc tháo khuyên thực tế còn dẫn đến nguy cơ để lại sẹo hoặc khiến tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.[9]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng khi xỏ khuyênNhận biết dấu hiệu nhiễm trùng khi xỏ khuyên
Tắm rửa sau khi xămTắm rửa sau khi xăm
Thông lại lỗ khuyên tai bị bítThông lại lỗ khuyên tai bị bít
Điều trị lỗ xỏ khuyên nhiễm trùngĐiều trị lỗ xỏ khuyên nhiễm trùng
Chữa lành vết sưng do xỏ khuyên sụnChữa lành vết sưng do xỏ khuyên sụn
Chăm sóc rốn sau khi xỏ khuyênChăm sóc rốn sau khi xỏ khuyên
Vượt qua Sự đau đớn khi Xăm hìnhVượt qua Sự đau đớn khi Xăm hình
Lỗ xỏ khuyên mau lànhLỗ xỏ khuyên mau lành
Ăn khi xỏ khuyên lưỡiĂn khi xỏ khuyên lưỡi
Giảm đau khi mới xỏ khuyênGiảm đau khi mới xỏ khuyên
Chăm sóc lỗ xỏ khuyên mũi và xử lý khi bị nhiễm trùngChăm sóc lỗ xỏ khuyên mũi và xử lý khi bị nhiễm trùng
Vệ sinh khuyên rốnVệ sinh khuyên rốn
Chăm sóc Hình xămChăm sóc Hình xăm
Xỏ khuyên núm vúXỏ khuyên núm vú
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Stephanie Anders
Cùng viết bởi:
Kỹ thuật viên xỏ khuyên
Bài viết này có đồng tác giả là Stephanie Anders, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 25.398 lần.
Trang này đã được đọc 25.398 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo