Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp sẽ tương đối khó khăn, nhưng với định hướng nghề nghiệp rõ ràng, chắc chắn bạn sẽ dễ có việc làm. Chỉ cần nỗ lực, biết lên kế hoạch cũng như nhìn nhận nghiêm túc về bản thân, bạn sẽ bắt đầu bước trên con đường hướng tới sự nghiệp thành công, hạnh phúc, đồng thời có thể chu cấp cho bản thân và gia đình.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Cân nhắc những mối quan tâm của bản thân

  1. 1
    Cân nhắc nghề nghiệp trong mơ của bạn. Trước đây từng có câu nói: nếu bạn đang chọn nghề, hãy nghĩ tới điều bạn sẽ làm khi không phải làm việc. Nếu có 20 tỷ đồng trong tay và có thể làm bất kỳ việc gì, bạn sẽ lựa chọn ra sao? Câu trả lời cho câu hỏi trên không hẳn đã là lựa chọn nghề nghiệp tốt nhất cho bạn, tuy nhiên nó sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích về điều mà bạn nên làm.
    • Nếu muốn trở thành ngôi sao âm nhạc, bạn có thể cân nhắc nghề kỹ thuật âm thanh hoặc sáng tác nhạc. Việc theo đuổi những nghề này sẽ dễ dàng hơn cho bạn, đồng thời khả năng thành công và chu cấp cho bản thân trong tương lai cũng cao hơn.
    • Nếu muốn trở thành diễn viên, hãy thử làm việc trong lĩnh vực truyền thanh - truyền hình. Bạn có thể học lấy tấm bằng truyền thông, hoặc làm việc tại một nhà đài tin tức địa phương hay trường quay truyền hình cho tới khi thăng tiến lên vị trí điều hành.
    • Nếu muốn chu du thế giới, bạn hãy xem xét lựa chọn nghề tiếp viên hàng không. Đây là cách tuyệt vời để bạn kiếm sống và theo đuổi giấc mơ đi khắp địa cầu.
  2. 2
    Cân nhắc sở thích của bạn. Bạn có thể dễ dàng phát triển sở thích của bản thân thành nghề nghiệp tương lai, bởi nhiều sở thích sẽ đáp ứng được những nhu cầu và công việc thực tế. Cân nhắc những việc bạn thích làm và mức độ phù hợp của chúng với con đường sự nghiệp.
    • Ví dụ, nếu bạn thích chơi trò chơi điện tử (game), hãy cân nhắc trở thành nhà thiết kế game, lập trình game hoặc chuyên viên quản lý chất lượng game.
    • Nếu thích vẽ hoặc nghệ thuật, bạn có thể xem xét trở thành nhà thiết kế đồ họa.
    • Nếu thích thể thao, bạn nên suy nghĩ về việc đi dạy và lấy chứng chỉ huấn luyện viên.
  3. 3
    Cân nhắc những thứ bạn thích khi còn đi học. Những môn học ở trường có thể trở thành nghề nghiệp trong tương lai, nhưng bạn sẽ mất thêm nhiều thời gian đào tạo hơn so với các ngành nghề khác. Môn học mà bạn yêu thích ở trường phổ thông có thể sẽ đưa bạn tiến xa trong sự nghiệp tương lai, nhưng bạn phải phấn đấu nỗ lực vì nó.
    • Ví dụ, nếu bạn thích hóa học, ngành nghề tương lai của bạn có thể là kỹ thuật viên phòng thí nghiệm hoặc dược sĩ.
    • Nếu bạn thích môn ngữ văn, hãy tìm hiểu công việc biên tập viên hoặc copywriter (tạm dịch là người sản xuất nội dung).
    • Nếu bạn thích toán học, hãy xem xét công việc kế toán hoặc định phí bảo hiểm.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Cân nhắc kỹ năng của bạn

  1. 1
    Nghĩ về những thứ mà bạn giỏi khi còn đi học. Hãy nghĩ về những môn mà bạn học giỏi. Dù đây có thể không phải việc bạn yêu thích, việc lựa chọn nghề nghiệp dựa trên những kỹ năng sẵn có sẽ giúp bạn tiến xa trong công việc và có một tương lai ổn định.
    • Xem lại các ví dụ ở bước trên nếu bạn cần thêm ý tưởng.
  2. 2
    Cân nhắc những kỹ năng mà bạn thành thạo. Nếu đặc biệt thành thục ở một số kỹ năng nhất định, ví dụ như sửa chữa hoặc sáng chế, bạn có thể đã nắm chắc một sự nghiệp tuyệt vời trong tay. Tùy theo từng nghề nghiệp, quá trình đào tạo có thể cần thiết hoặc không quá quan trọng; tuy nhiên, bạn sẽ dễ dàng tìm được việc bởi nhu cầu sử dụng lao động tay nghề cao thường tương đối lớn.
    • Ví dụ, nghề mộc, sửa chữa ô tô, xây dựng và nghề điện đều đòi hỏi người lao động thạo việc sửa chữa hoặc khéo tay. Đây cũng thường là những công việc ổn định với thu nhập tương đối.
    • Các kỹ năng khác, ví dụ như nấu ăn, cũng có thể được phát triển thành nghề nghiệp.
  3. 3
    Cân nhắc kỹ năng giao tiếp và tạo lập quan hệ (interpersonal skills) của bạn. Bạn cũng sẽ tìm được nghề nghiệp phù hợp khi sở hữu các kỹ năng thiên về giúp đỡ và giao tiếp với người khác. Những người giỏi giao tiếp và tương tác với mọi người rất dễ tìm được việc liên quan tới công tác xã hội, marketing hoặc các vị trí kinh doanh tương tự.
    • Nếu bạn là kiểu người hay quan tâm, chăm sóc cho người khác, hãy tìm hiểu công việc điều dưỡng, trợ lý hành chính hoặc quản lý văn phòng.
  4. 4
    Hãy hỏi mọi người nếu bạn không biết về kỹ năng của bản thân. Đôi lúc chúng ta khó có thể biết mình giỏi trong lĩnh vực nào. Nếu nghĩ mình chẳng giỏi thứ gì, bạn nên thử hỏi bố mẹ, người nhà, bạn bè hoặc thầy cô giáo. Ý kiến của họ có thể khiến bạn ngạc nhiên đấy!
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Cân nhắc tình hình hiện tại của bạn

  1. 1
    Khám phá bản thân. Công cuộc tìm kiếm nghề nghiệp đôi lúc buộc bạn phải hiểu rõ hơn về bản thân. Nếu muốn một công việc khiến mình thực sự hạnh phúc, bạn phải hiểu rất rõ mình muốn gì và thích gì. Với một số người, họ sẽ phải tạm nghỉ làm một thời gian để quyết định điều gì mới là quan trọng với họ.
    • Việc này chẳng có gì sai trái, vì vậy bạn đừng quá lo lắng. Quan trọng là bạn phải xác định hướng đi của mình sớm nhất có thể, thay vì lún sâu vào một công việc khiến bạn chán ghét cuộc đời.
  2. 2
    Cân nhắc tình hình tài chính của bạn. Khả năng để bạn theo đuổi hoặc thay đổi nghề nghiệp có thể còn phụ thuộc vào tình hình tài chính. Một số lộ trình nghề nghiệp yêu cầu bạn phải trải qua những khóa đào tạo đặc biệt, và học phí đôi khi sẽ khá đắt đỏ. Tuy nhiên, bạn không nên nghĩ rằng tiền bạc sẽ cản trở mình tiếp cận với các chương trình đào tạo mà bạn mong muốn tham gia. Chính phủ Việt Nam có rất nhiều chương trình hỗ trợ trả học phí, bên cạnh học bổng, trợ cấp và những chương trình tập sự.
  3. 3
    Suy nghĩ về những kinh nghiệm học vấn mà bạn sẽ cần đến khi mới bước chân vào nghề. Bạn cần cân nhắc những kinh nghiệm mà mình đã hoặc sẽ có tại thời điểm bắt đầu theo đuổi nghề nghiệp. Khi tình hình tài chính không cho phép bạn tham gia thêm các khóa đào tạo, bạn nên xem xét những kinh nghiệm sẵn có của bản thân. Đôi khi bạn cũng phải căn cứ vào nội dung trên tấm bằng tốt nghiệp phổ thông hoặc bằng cử nhân để lựa chọn nghề nghiệp nếu không có nhiều thời gian lựa chọn hoặc gặp phải những hạn chế khác. Trong trường hợp thấy mình bị giới hạn trong một vài nghề nghiệp liên quan tới bằng cấp, hãy hỏi ý kiến chuyên viên tư vấn nghề nghiệp để tìm hiểu những lựa chọn phù hợp với bạn.
  4. 4
    Suy nghĩ về việc tiếp tục đi học. Nếu không có gì cản trở, bạn nên cân nhắc quay trở lại trường học. Không phải ai cũng giỏi xuất sắc khi học ở trường, không phải ai cũng phù hợp với nền giáo dục đại học theo phương thức truyền thống, nhưng mỗi lộ trình nghề nghiệp sẽ tương ứng với nhiều chương trình đào tạo mà bạn có thể tham gia để tiến bộ nhanh hơn.
    • Tại Hoa Kỳ, bạn có thể đăng ký vào trường chuyên nghiệp kỹ thuật (technical college) nếu không muốn theo học chương trình giáo dục truyền thống.
  5. 5
    Nghiên cứu thêm. Nếu bạn vẫn thấy mơ hồ, hãy nghiên cứu thêm về chủ đề này. Tại Hoa Kỳ, bạn có thể tìm thêm thông tin hữu ích tại đây hoặc trao đổi với cố vấn nghề nghiệp hay chính trường đại học mà bạn lựa chọn.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Cân nhắc tương lai của bạn

  1. 1
    Cân nhắc những nghề nghiệp mà bạn dễ tiếp cận. Cân nhắc những lựa chọn nghề nghiệp mà bạn có thể dễ dàng theo đuổi. Bạn sẽ vừa đáp ứng được những kỹ năng cần thiết của nghề, vừa có cả con đường phát triển sự nghiệp. Ví dụ, bạn có thể làm việc cùng công ty với bố mẹ, công ty của gia đình hoặc công ty của một người bạn. Nếu số lượng lựa chọn là hữu hạn, tốt nhất hãy tìm kiếm nghề nghiệp mà bạn có thể bắt đầu nhanh chóng nhất có thể.
  2. 2
    Cân nhắc về an toàn tài chính của bạn trong tương lai. Một trong những yếu tố quan trọng nhất cần xem xét khi lựa chọn nghề nghiệp là mức độ an toàn tài chính mà công việc sẽ đem lại cho bạn. Nói cách khác, bạn có kiếm đủ tiền để trang trải cho bản thân và gia đình không?
    • Hãy nhớ rằng bạn không phải kiếm thật nhiều tiền cũng như không phải kiếm đủ tiền theo tiêu chuẩn của người khác. Mấu chốt là bạn kiếm được đủ tiền cho bản thân cũng như những mong muốn của mình trong cuộc sống.
  3. 3
    Cân nhắc tính ổn định của nghề nghiệp trong tương lai. Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn cần xem xét, bởi thị trường công việc sẽ biến đổi theo nhu cầu của xã hội ở từng thời điểm. Một số công việc nhất định sẽ luôn được cần đến, trong khi nhu cầu dành cho số khác lại thường xuyên bất ổn. Vì vậy, bạn cần xem xét liệu nghề nghiệp mà mình lựa chọn có đủ ổn định cho bản thân và những dự định trong tương lai không.
    • Ví dụ gần đây tại Hoa Kỳ, rất nhiều người theo học trường luật và thường nợ tiền học lên đến 100 nghìn đô-la Mỹ, bởi họ cho rằng thu nhập tương lai của mình sẽ rất cao. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, thị trường không còn cần những người học luật như trước, và những người này sẽ phải nợ một khoản tiền lớn mà không có khả năng hoàn trả.
    • Một ví dụ khác là nhà văn hoặc những công việc có tính chất tự do (freelance). Đôi lúc bạn sẽ có rất nhiều việc để làm, nhưng có thể bạn sẽ chẳng tìm được việc gì trong hàng năm trời. Công việc tự do đòi hỏi bạn phải có mức độ quyết tâm và kỷ luật nhất định; vì vậy, không phải ai cũng phù hợp với nó.
  4. 4
    Nếu bạn sống tại Hoa Kỳ, hãy tìm đọc Sổ tay Triển vọng Nghề nghiệp. Một cách khác để bạn cân nhắc liệu nghề nghiệp mình chọn có phù hợp không là tra cứu nghề đó trong Sổ tay Triển vọng Nghề nghiệp. Đây là quyển hướng dẫn được biên soạn bởi Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, cung cấp các thông tin như yêu cầu về học vấn của mỗi nghề nghiệp, thu nhập bình quân của ngành nghề và xu hướng tăng giảm về nhu cầu đối với công việc đó.[1]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Chúng ta thường ít khi biết được ngay về nghề nghiệp phù hợp với bản thân, và cũng phải mất vài năm để ổn định với hướng đi mình đã chọn. Vì vậy, đừng cảm thấy mình đang tụt lại phía sau!
  • Chuyển nghề nếu bạn không thích công việc hiện tại! Việc chuyển nghề đôi khi sẽ tốn khá nhiều công sức, đặc biệt khi bạn đã lớn tuổi, nhưng ai cũng có thể đổi nghề.
  • Cho dù bạn không chọn được nghề nghiệp mà mình luôn mơ ước từ khi còn nhỏ thì cũng chưa phải là tận thế. Nếu công việc hiện tại không khiến bạn khổ sở mà còn đảm bảo tương lai ổn định cho bản thân và gia đình, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy mình khá hài lòng với cuộc sống và sự nghiệp.
  • Hãy lắng nghe trái tim bạn.
  • Bạn không bao giờ biết được mình giỏi trong lĩnh vực gì! Hãy dành nhiều thời gian cho chính mình và hiểu rõ hơn về bản thân.
  • Càng hiểu rõ về bản thân, lựa chọn nghề nghiệp của bạn sẽ càng đúng đắn.

Cảnh báo

  • Đừng để bị lôi kéo vào những phi vụ lừa đảo kiểu mô hình Ponzi hoặc những hình thức khác. Việc đó sẽ khiến bạn nợ ngập đầu hoặc thậm chí phải ngồi tù.
  • Cẩn trọng với những công việc hứa hẹn kiếm tiền dễ dàng. Những cơ hội như vậy rất hiếm khi có thật.
  • Cẩn trọng với những lời mời làm việc tại nước ngoài. Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về công ty trước khi lên đường nhận việc. Bạn có thể sẽ bị lừa, hoặc tệ hơn là mất mạng.

Bài viết wikiHow có liên quan

Gia nhập NASAGia nhập NASA
Tìm việc làm tại Liên Hiệp QuốcTìm việc làm tại Liên Hiệp Quốc
Làm việc ở thư việnLàm việc ở thư viện
Kiếm tiền mà không cần làm việcKiếm tiền mà không cần làm việc
Biết bạn có nên trở thành vũ công thoát yBiết bạn có nên trở thành vũ công thoát y
Kiếm tiền khi học đại họcKiếm tiền khi học đại học
Vượt qua một Buổi phỏng vấn Xin việcVượt qua một Buổi phỏng vấn Xin việc
Viết thư xin việc (bằng tiếng Anh)Viết thư xin việc (bằng tiếng Anh)
Trở thành Nhà Thiết kế Đồ họaTrở thành Nhà Thiết kế Đồ họa
Trở thành công chúa DisneyTrở thành công chúa Disney
Viết dàn ý hồ sơ cá nhânViết dàn ý hồ sơ cá nhân
Có một công việc lưu độngCó một công việc lưu động
Viết email xin thực tậpViết email xin thực tập
Kiếm tiền nhanh khi chưa có việc làmKiếm tiền nhanh khi chưa có việc làm
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 50 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 11.995 lần.
Chuyên mục: Tìm kiếm Việc làm
Trang này đã được đọc 11.995 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo