Tải về bản PDF Tải về bản PDF

wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn lắp bộ nguồn cho máy tính để bàn Windows. Bộ nguồn làm nhiệm vụ phân phối điện năng từ nguồn điện đến các bộ phận khác trong máy tính. Lưu ý: với máy tính được lắp ráp sẵn thì bạn không cần tự lắp đặt bộ nguồn, nhưng sẽ có lúc bạn cần thay thế bộ phận này khi hỏng hóc.

  1. 1
    Tìm bộ nguồn dành cho máy tính. Loại bộ nguồn phụ thuộc vào kích thước thùng máy và bo mạch chủ. Do đó, bạn cần tìm hiểu model bo mạch chủ để xem bộ nguồn nào là phù hợp. Thông thường, bạn có thể tìm mua bộ nguồn tại cửa hàng công nghệ hoặc các sàn giao dịch thương mại điện tử như Shopee hoặc Lazada.
    • Kiểm tra để chắc chắn rằng bạn mua bộ nguồn phù hợp với nơi ở hiện tại. Những bộ nguồn được sản xuất cho thị trường châu Âu có cài đặt điện áp khác với thị trường châu Á, cụ thể là Việt Nam.
  2. 2
    Chuẩn bị dụng cụ. Ít nhất, bạn cần có tuốc nơ vít (thường là đầu Phillips) để mở thùng máy. Bộ nguồn thường nằm phía bên phải thùng CPU khi nhìn từ phía sau. Có thể bạn cũng cần một tuốc nơ vít đầu khác để thao tác với bộ nguồn. Hãy quan sát ốc vít đi kèm bộ nguồn xem điều này có cần thiết hay không.
  3. 3
    Tự nối đất. Thao tác này nhằm ngăn ngừa tĩnh điện vô tình làm hỏng các thành phần bên trong máy tính.
    • Bạn có thể mua vòng tay chống tĩnh điện để tự nối đất trong quá trình này.
  4. 4
    Mở thùng máy. Bạn sẽ nhìn thấy các linh kiện bên trong máy tính.
  5. 5
    Đặt thùng máy nằm nghiêng với các linh kiện hướng lên.
  6. 6
    Chỉnh công tắt điện áp của bộ nguồn. Nếu bộ nguồn có công tắc điện áp, hãy chỉnh về thiết lập 110v hoặc 115v. Như vậy nhằm đảm bảo rằng bộ nguồn sẽ cung cấp lượng điện năng dư dả mà không làm hỏng các bộ phận được kết nối.
    • Không phải bộ nguồn nào cũng có công tắc chỉnh điện áp, những loại này thường được thiết lập sẵn tiêu chuẩn điện áp tùy theo thị trường.
  7. 7
    Tìm vị trí lắp bộ nguồn. Các bộ phận nguồn máy tính (PSU) nằm ở phía trên thùng CPU; đây là lý do cáp nguồn máy tính thường được cắm vào phần phía trên, đằng sau thùng máy.
    • Tham khảo sách hướng dẫn của máy tính để xác định vị trí bộ phận nguồn, hoặc bạn có thể tìm mặt cắt hình chữ nhật ở đằng sau thùng máy.
    • Nếu bạn đang tháo bộ nguồn cũ, cáp nguồn ở đằng sau thùng máy sẽ giúp bạn xác định vị trí bộ nguồn.
  8. 8
    Lắp bộ nguồn. Bộ nguồn thường có mặt "sau" dễ nhận biết với các lỗ cắm và quạt, cũng như mặt "đáy" có quạt trên đó. Mặt "sau" sẽ hướng về phía sau của thùng máy, còn mặt "đáy" bộ nguồn hướng về các bộ phận bên trong thùng CPU.
    • Nếu bạn đang tiến hành thay thế, trước tiên hãy tháo bộ nguồn cũ trên máy tính.
  9. 9
    Siết ốc để lắp bộ nguồn vào vị trí. Sau khi lắp mặt "sau" của bộ nguồn hướng về đằng sau thùng máy, hãy siết các ốc đi kèm để cố định bộ phận này vào vị trí.
    • Nhiều thùng CPU còn có ngăn riêng dành cho bộ nguồn.
  10. 10
    Kết nối bộ nguồn với bo mạch chủ. Tìm cổng nguồn chính trên bộ nguồn (thường là cổng với đầu cắm lớn nhất) và kết nối với cổng hình chữ nhật dài trên bo mạch chủ, sau đó cắm cáp nguồn phụ vào bo mạch chủ.
    • Không phải lúc nào bạn cũng cần cắp cáp nguồn phụ, điều này còn tùy vào bộ nguồn và bo mạch chủ.
    • Cáp kết nối bộ nguồn với bo mạch chủ thường sử dụng đầu cắm 20 hoặc 24 chân.
  11. 11
    Kết nối bộ nguồn với các bộ phận khác trong máy tính. Sử dụng các cáp nhỏ hơn để kết nối bộ nguồn với ổ cứng, ổ đĩa CD và card màn hình trong máy tính. Ngoài ra nếu còn những thành phần khác (chẳng hạn như hệ thống đèn), bạn cũng cần kết nối với bộ nguồn.[1]
  12. 12
    Đóng và cắm lại các cáp của thùng PC. Lắp lại tấm che đằng sau thùng máy, đặt thùng PC vào vị trí rồi kết nối với các thiết bị ngoại vi (màn hình, chuột, bàn phím, vân vân) và nguồn điện.
  13. 13
    Mở máy tính. Nếu các cáp cũng như nguồn điện được kết nối đúng cách, quạt trên bộ nguồn sẽ quay và máy tính bắt đầu khởi động như bình thường. Nếu bạn nghe thấy tiếng “bíp” và máy tính vẫn im lìm, có khả năng bộ phận nào đó đã kết nối không đúng cách, hoặc bộ nguồn không cấp đủ điện năng cho các thành phần khác.[2]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • LUÔN sử dụng cáp đi kèm bộ nguồn mới. ĐỪNG BAO GIỜ dùng lại cáp của bộ nguồn cũ vì như vậy có thể làm hỏng bo mạch chủ.
  • Các kết nối giữa bộ nguồn với các bộ phận bên trong phải vừa khít, nhưng không quá chặt.
  • Có thể bạn sẽ còn thừa một số cáp sau khi lắp và kết nối xong bộ nguồn với các thành phần trong máy tính.

Cảnh báo

  • Lưu ý: bộ nguồn nào cũng chứa rất nhiều tụ điện có thể lưu trữ điện kể cả sau khi máy đã tắt. Đừng bao giờ mở hoặc chèn bất kỳ vật dụng kim loại nào vào các lỗ thông hơi của bộ nguồn, nếu không bạn có thể bị điện giật.
  • Bạn cần vịn bộ nguồn lại khi tháo ốc. Mô-men xoắn phát sinh khi bạn vặn ốc có thể tác động đến các ốc còn lại.

Bài viết wikiHow có liên quan

Lắp lại phím trên bàn phímLắp lại phím trên bàn phím
Sửa bàn phím bị kẹt nútSửa bàn phím bị kẹt nút
Tìm và thay đổi quản trị viên của máy tínhTìm và thay đổi quản trị viên của máy tính
Định dạng ổ cứng trên UbuntuĐịnh dạng ổ cứng trên Ubuntu
Gỡ bỏ nhãn dán khỏi laptop
Khắc phục Đĩa CD bị Xước
Sửa tai nghe bị mất tiếng một bênSửa tai nghe bị mất tiếng một bên
Sao chép tập tin đến ổ đĩa cứng gắn ngoàiSao chép tập tin đến ổ đĩa cứng gắn ngoài
Hiệu chỉnh màn hình máy tínhHiệu chỉnh màn hình máy tính
Khắc phục tình trạng Windows 10 chạy chậm và không phản hồiKhắc phục tình trạng Windows 10 chạy chậm và không phản hồi
Kiểm tra bộ nguồn PCKiểm tra bộ nguồn PC
Sửa phím laptopSửa phím laptop
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 3.746 lần.
Trang này đã được đọc 3.746 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo