X
Bài viết này có đồng tác giả là Desiree Panlilio, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể.
Bài viết này đã được xem 25.722 lần.
Bị bố mẹ tịch thu điện thoại là một hình phạt khá phổ biến. Bố mẹ làm vậy có thể là do bạn đang quá lạm dụng thiết bị này hoặc cũng có thể là do bạn đã phạm một lỗi nào đó khác. Điều quan trọng lúc này là bạn cần hiểu tại sao mình bị bố mẹ thu điện thoại, trao đổi với bố mẹ xem phải làm thế nào để tiếp tục được dùng điện thoại và cho bố mẹ thấy mình sẽ dùng nó một cách có trách nhiệm hơn.
Các bước
Phần 1
Phần 1 của 3:Nói chuyện với bố mẹ
Phần 1
-
1Tìm thời điểm thích hợp. Bạn cần chọn thời gian và địa điểm phù hợp để trao đổi với bố mẹ về chuyện này. Tốt nhất là bạn nên trò chuyện ở nơi riêng tư, chẳng hạn như trên xe hoặc ở nhà. Đừng nói về việc này ngay trước khi bố mẹ đã có kế hoạch với một sự kiện nào đó.
-
2Thảo luận vấn đề với bố mẹ. Hãy bình tĩnh tiếp cận họ để trình bày vấn đề. Mục tiêu của bạn là cần xác định được lý do bị bố mẹ thu điện thoại. Nếu không biết nguyên nhân thì bạn sẽ không thể tìm được giải pháp tốt nhất để lấy lại nó.
- Hãy cho bản thân thời gian để cân bằng cảm xúc. Đừng nói chuyện với bố mẹ khi bạn còn đang tức giận vì bị thu mất điện thoại.
-
3Chủ động lắng nghe bố mẹ. Khi bố mẹ nói về việc bạn đã làm sai, hãy thực sự lắng nghe họ. Đừng vừa nghe vừa nghĩ xem mình định cãi lại thế nào. Hãy nghĩ kỹ về những gì họ nói để có thể đáp lại một cách thấu đáo và lễ phép.[1]
-
4Thể hiện cảm xúc. Hãy ngẫm lại những lời phàn nàn của bố mẹ và cho họ biết bạn cảm thấy thế nào về lỗi sai đó của mình. Hãy kể lại câu chuyện từ góc nhìn của bạn để họ hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến lỗi sai đó. [2]
-
5Xin lỗi. Hãy thừa nhận lỗi lầm của bản thân và chân thành xin lỗi bố mẹ. Bố mẹ tịch thu điện thoại là đang muốn dạy cho bạn một bài học. Bước đầu tiên trong việc nhận thức và sửa chữa lỗi lầm là xin lỗi. Hãy cho bố mẹ thời gian để suy nghĩ và trao đổi riêng với nhau, trong lúc đó thì bạn đừng hỏi gì cả và phải thật sự kiên nhẫn. Điều này thể hiện là bạn đã trưởng thành và hiểu rằng bố mẹ cần thời gian trao đổi và cân nhắc. [3]
- Tránh năn nỉ lấy lại điện thoại sau khi xin lỗi. Bạn phải hoàn thành các yêu cầu của bố mẹ để lấy lại điện thoại. Việc nài nỉ không phải là biểu hiện của sự hối lỗi chân thành.
-
6Thảo luận về kế hoạch lấy lại quyền sử dụng điện thoại. Khi đã thảo luận rõ ràng vấn đề với bố mẹ thì bạn hãy đề nghị bố mẹ cho mình một kế hoạch cụ thể để có thể lấy lại điện thoại. Nhớ thảo luận về thời gian và các việc mà bạn cần làm.Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:Đáp ứng nguyện vọng của bố mẹ
Phần 2
-
1Xác định ai là người sở hữu chiếc điện thoại. Nếu bạn không trả tiền cước điện thoại thì bạn phải hiểu rằng chiếc điện thoại đó không phải của bạn. Hãy cố gắng tôn trọng các quy tắc bố mẹ đặt ra. Nếu có thắc mắc về các nguyên tắc đó thì bạn nên thẳng thắn trao đổi với bố mẹ.
-
2Sửa lại lỗi sai. Bố mẹ thường sẽ đặt ra một số kỳ vọng mà bạn phải đạt được thì mới có thể lấy lại điện thoại. Hãy thực sự cố gắng và chăm chỉ để đáp ứng kỳ vọng của họ.
- Ví dụ, nếu việc sử dụng điện thoại của bạn khiến bố mẹ tốn thêm rất nhiều tiền, thì họ có thể sẽ yêu cầu bạn phải trả khoản phí đó. Nếu là vậy thì bạn hãy tìm việc làm thêm hoặc làm việc nhà để kiếm tiền trả cho bố mẹ.
- Nếu bố mẹ thu điện thoại vì kết quả học tập của bạn quá kém thì tối đến hãy học hành chăm chỉ để cải thiện kết quả học tập. Hãy dùng kết quả bài kiểm tra tiếp theo để chứng minh cho bố mẹ thấy bạn đã học hành chăm chỉ và nghiêm túc.
-
3Thực hiện các yêu cầu của bố mẹ một cách nhất quán. Bạn cần chứng minh cho bố mẹ thấy là mình ghi nhận những lo lắng của bố mẹ một cách nghiêm túc và sẽ không tái phạm lỗi sai của mình. Để làm được điều này thì bạn cần luôn tuân thủ các yêu cầu của bố mẹ thay vì chỉ thực hiện chúng khi bị phạt.
- Điều này cũng giúp hạn chế nguy cơ bạn sẽ lại bị tịch thu điện thoại trong tương lai.
Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:Thể hiện trách nhiệm
Phần 3
-
1Sử dụng điện thoại một cách có trách nhiệm. Khi được tiếp tục sử dụng điện thoại thì bạn cần sử dụng nó thật hợp lý. Hãy trao đổi với bố mẹ về những lúc bạn được và không được phép dùng điện thoại.[4]
- Thảo luận về giờ giới nghiêm điện thoại. Hãy quy định chỗ sạc điện thoại vào ban đêm và thống nhất với bố mẹ xem giờ giới nghiêm vào cuối tuần hay các ngày trong tuần có khác nhau không.
- Tránh dùng điện thoại trong bữa ăn, trong lớp học hoặc khi đang lái xe. Việc hiểu được các nguyên tắc dùng điện thoại cơ bản này sẽ cho bố mẹ thấy bạn là người có ý thức và trách nhiệm.
-
2Tránh dùng cước phí điện thoại quá định mức. Nếu không phải trả tiền điện thoại thì có thể bạn không hiểu rõ các loại cước phí dịch vụ. Nếu dùng quá định mức thì có thể cước phí điện thoại sẽ đắt hơn nên bạn cần trao đổi về điều này với bố mẹ.[5]
- Hãy tìm hiểu rõ xem mỗi tháng bạn có bị giới hạn hay không giới hạn số phút gọi.
- Xác định xem mỗi tháng bạn có thể gửi bao nhiêu tin nhắn hay hình ảnh.
- Biết mỗi tháng bạn dùng hết bao nhiêu lưu lượng và làm thế nào để tránh dùng quá lưu lượng cho phép.
- Hỏi bố mẹ xem bạn có bị giới hạn gọi ra nước ngoài không vì cước phí cho các cuộc gọi hoặc tin nhắn gửi ra nước ngoài thường đắt hơn.
-
3Tôn trọng giới hạn bố mẹ đặt ra. Khi bố mẹ đã đặt ra các giới hạn về việc sử dụng điện thoại thì bạn phải tôn trọng chúng. Đó là yếu tố then chốt để bạn không bị phạt thu điện thoại trong tương lai. Hãy sử dụng điện thoại một cách có trách nhiệm.Quảng cáo
Lời khuyên
- Nhờ người thân thuyết phục bố mẹ trả điện thoại cho bạn khi bạn đã điều chỉnh được hành vi của mình.
- Thử phân chia thông tin trong điện thoại nếu có điều bạn muốn giấu không cho bố mẹ biết. Hãy đặt mật khẩu đơn giản như 1234 để mở các mục công khai trên điện thoại và mật khẩu khác để mở các mục riêng tư. Đôi khi việc này sẽ rất hữu ích. Bạn có thể thử cách này trên điện thoại Android.
- Tìm cách thương lượng với bố mẹ sao cho cả hai bên cùng có lợi.
- Hãy lịch sự và lễ phép.
- Nếu bố mẹ từ chối trả lại điện thoại thì cũng không sao cả. Bạn cứ thư thư một thời gian, tuy nhiên sau khoảng một vài tuần hoặc một vài tháng mà bố mẹ vẫn không trả bạn điện thoại thì hãy ngồi lại cùng họ trò chuyện nghiêm túc, bạn nhớ suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi trò chuyện. Hãy giải thích với bố mẹ rằng bạn không buồn chán và nghiện điện thoại tới mức nhất định phải có nhưng bạn rất muốn có thể dùng điện thoại để làm một số việc nhất định (chẳng hạn như chụp ảnh).
- Nhớ cư xử đúng mực để xin thuyết phục bố mẹ cho mình lấy lại điện thoại và không tái phạm những điều mà bố mẹ cấm. Như vậy thì khả năng cao là bạn sẽ được nhận lại điện thoại.
- Đừng năn nỉ bố mẹ để xin lại điện thoại. Hãy trao đổi với bố mẹ để tìm ra cách xin lại điện thoại thích hợp.
- Phấn đấu đạt kết quả học tập tốt để chứng minh với bố mẹ rằng bạn là người có trách nhiệm và không để điện thoại ảnh hưởng tới việc học tập.
- Thỉnh thoảng hỏi bố mẹ xem mình đã tiến bộ hơn chưa. Bạn có thể hỏi mỗi tháng một lần nhưng không được nài nỉ.
- Bảo vệ điện thoại để không bị xem lén bằng cách thay đổi mật khẩu vài tháng một lần. Như vậy thì bố mẹ sẽ khó kiểm tra điện thoại của bạn hơn.
- Nếu bố mẹ bạn rất nghiêm khắc thì hãy nhớ là phải tôn trọng họ và không khiến họ bực bội vì liên tục hỏi điện thoại.
- Nếu bố mẹ luôn xem tin nhắn của bạn thì hãy cài đặt phần mềm xóa tin nhắn. Khi đăng nhập với mật khẩu thông thường thì phần mềm này sẽ xóa các cuộc trò chuyện.
Cảnh báo
- Dùng quá nhiều lưu lượng và gọi điện thoại hàng tiếng đồng hồ sẽ tiêu tốn của bạn một khoản phí khổng lồ.
- Nhiều khi dù rất nỗ lực nhưng vẫn có khả năng là bố mẹ sẽ quyết định không trả điện thoại cho bạn.
Tham khảo
- ↑ http://kidshealth.org/en/kids/talk-parents.html
- ↑ http://kidshealth.org/en/kids/talk-parents.html
- ↑ http://www.perfectapology.com/apologies-to-parents.html
- ↑ http://www.pewinternet.org/2015/08/26/americans-views-on-mobile-etiquette/
- ↑ http://lifehacker.com/every-carriers-confusing-phone-buying-plans-explained-1726343203
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Quảng cáo