Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nếu nhỡ có bị gai đâm và nó kẹt lại trong da, bạn có thể áp dụng một số mẹo để xử lý tại nhà. Điều cốt yếu là phải khử trùng tất cả dụng cụ và không chọc vào da quá nhiều – hẳn là bạn không muốn bị nhiễm trùng và khiến tình trạng thêm tồi tệ. Hãy thử các phương pháp dưới đây để tự lấy cái gai ra.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Xử lý vùng da

  1. 1
    Rửa bằng xà phòng và nước. Trước khi thử áp dụng bất cứ phương pháp nào để lấy gai ra, bạn cần rửa sạch vùng da bị gai đâm vào. Dùng xà phòng nhẹ dịu và nước ấm rửa sạch da trước khi bắt đầu xử lý cái gai.
    • Đừng chà lên da, kẻo gai bị đẩy sâu vào da.
    • Dùng khăn sạch lau khô da.
  2. 2
    Đừng nặn gai ra. Có thể bạn sẽ muốn ấn và chọc xung quanh cái gai để nặn nó ra, nhưng làm vậy thì có thể cái gai còn bị đẩy sâu vào hơn hoặc gãy ra thành nhiều mẩu nhỏ và khiến cho công việc còn khó khăn hơn. Bạn đừng đụng vào nó và thử dùng các phương pháp hữu hiệu hơn.
  3. 3
    Kiểm tra kỹ cái gai. Kiểm tra góc và độ sâu của gai để tìm cách lấy nó ra. Mỗi phương pháp có ưu điểm riêng khi lấy gai ra ở các góc và độ sâu khác nhau. Bạn hãy quan sát xem cái gai ở cách bề mặt da bao xa và có một lớp da bên trên nó không. Có thể bạn cần dùng kính lúp để nhìn cho rõ.
    • Nếu đầu gai nhô ra ngoài, bạn có thể nhổ cái gai ra bằng nhíp hoặc băng dính.
    • Nếu gai đâm ngập vào da, bạn sẽ phải đẩy nó lên.
    • Nếu có một lớp da mới hình thành bên trên, có thể bạn cần dùng kim nhỏ hoặc dao cạo khử trùng để lấy gai ra.[1]
  4. 4
    Biết khi nào cần đến bác sĩ. Nếu cái gai đã ở trong da vài ngày và đã có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn hãy đến bác sĩ để xử lý. Tốt nhất là đừng tự lấy gai ra tại nhà, vì bạn có thể gây tổn thương thêm. Bác sĩ có thể lấy gai ra một cách an toàn và băng vết thương để điều trị nhiễm trùng.
    • Nếu có mủ hoặc máu rỉ ra, hãy đến bác sĩ.
    • Nếu bị ngứa, đỏ và sưng ở chỗ gai đâm vào, hãy đến bác sĩ.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Lấy gai nằm ở vị trí nông

  1. 1
    Thử dùng nhíp. Đây là phương pháp dễ và nhanh nhất nếu một phần gai nhô ra khỏi bề mặt da. Nhớ dùng nhíp sạch. Kẹp đầu nhíp vào đầu gai và rút ra ngược chiều mà nó đâm vào da.
    • Đảm bảo bạn biết chiều của cái gai khi kéo nó ra. Nếu không thấy rõ, bạn nên dùng phương pháp khác.
    • Không đâm đầu nhíp vào da nếu gai ngập sâu trong da để tránh tổn thương. Hãy dùng phương pháp khác.
  2. 2
    Dùng băng dính. Có một cách rất hay khác để lấy cái gai có một phần nhô ra khỏi da là dùng băng dính. Chỉ cần đặt một mảnh băng dính lên da, ấn nhẹ vào đầu gai và bóc băng dính ra.
    • Đừng ấn quá mạnh, kẻo gai còn bị đẩy vào sâu hơn.
    • Ban có thể dùng băng keo trong hoặc băng keo giấy, nhưng tránh dùng loại băng dính để lại nhiều keo trên da, vì điều này sẽ gây thêm rắc rối.
  3. 3
    Sử dụng thuốc mỡ đen để đẩy gai lên. Nếu đầu gai bị ngập trong da, bạn có thể dùng thuốc mỡ đen đẩy gai lên đủ để đầu gai nhô ra khỏi da. Khi đầu gai đã lộ ra, bạn có thể dùng nhíp kéo nó ra. Cách này sẽ mất nhiều thời gian hơn các cách khác một chút, nhưng nó có hiệu quả nếu một lớp da mới đã mọc bên trên chỗ gai đâm vào.
    • Thoa thuốc mỡ ichthammol (còn gọi là thuốc mỡ đen) lên vùng da có gai đâm vào, sau đó dán băng cá nhân. Bạn cũng có thể dùng một chút muối epsom.
    • Đợi một đêm cho thuốc phát huy tác dụng. Sáng dậy tháo băng ra và rửa sạch. Dùng nhíp kẹp vào đầu gai và kéo ra.
  4. 4
    Dùng muối nở. Nếu bạn không có thuốc mỡ ichthammol thì cách này cũng hữu ích. Trộn muối nở với nước thành hỗn hợp bột nhão và đắp lên chỗ bị gai đâm vào. Dán băng cá nhân lên và để như vậy qua đêm. Sáng ra, bạn sẽ tháo băng và rửa sạch. Phương pháp này sẽ đẩy gai lên trên bề mặt da và bạn có thể lấy nhíp kéo ra.[2]
  5. 5
    Thử dùng khoai tây sống. Các thành phần trong khoai tây sống có tác dụng tương tự như thuốc mỡ đen, giúp cho gai trồi lên trên bề mặt da. Cắt một củ khoai tây sống và lấy một lát khoai tây nhỏ. Đặt lát khoai tây lên chỗ có gai và dùng băng cá nhân dán vào da. Để như vậy qua đêm. Buối sáng ngủ dậy, bạn sẽ tháo băng và rửa sạch da, sau đó dùng nhíp kéo cái gai ra.[3]
  6. 6
    Ngâm trong giấm. Rót giấm trắng vào chậu và ngâm vùng da có gai đâm vào. Sau khoảng 20 phút , cái gai sẽ bị đẩy lên bề mặt da và trồi lên đủ để bạn kéo đầu gai ra. Phương pháp này thích hợp để lấy gai ở tay hoặc chân mà bạn có thể ngâm trong chậu nhỏ.
  7. 7
    Sử dụng keo sữa thủ công. Phết một chút keo sữa lên da và chờ cho khô. Khi keo khô, nó sẽ rút độ ẩm trong ngón tay và khiến cho cái gai di chuyển lên bề mặt da. Khi bạn bóc keo ra, cái gai sẽ bong ra theo.[4]
    • Đừng dùng bất cứ loại keo nào khác. Keo siêu dính và các loại keo dính chắc khác có thể còn khiến khó lấy gai ra hơn.
    • Cách này có hiệu quả nhất khi cái gai đã ở gần bề mặt da.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Loại bỏ gai đâm sâu hơn

  1. 1
    Dùng kim để khều gai ra. Phương pháp này có hiệu quả tốt nếu cái gai chỉ nằm dưới lớp da mỏng, mềm đã bắt đầu lành ở bên trên. Tuy nhiên, quan trọng là bạn phải làm đúng kỹ thuật để không đưa vi khuẩn vào da và dẫn đến nhiễm trùng. Thực hiện như sau:
    • Đảm bảo vùng da có gai đâm vào phải sạch và khô.
    • Khử trùng một chiếc kim khâu bằng cách lau cồn.
    • Ấn đầu kim vào đầu gai và nhẹ nhàng khơi lớp da mới mọc ở đó lơi ra bằng cách chọc kim bên dưới da. Làm cho lớp da xung quanh cái gai lỏng ra.
    • Khi cái gai đã lộ ra đủ, bạn có thể dùng nhíp lấy gai ra.
    • Rửa sạch da bằng xà phòng và nước ấm. Dán băng cá nhân nếu cần thiết.[5]
  2. 2
    Dùng bấm móng tay hoặc lưỡi dao cạo để xử lý gai ở vùng da dày. Bạn có thể lấy gai nằm trong vùng da dày, chai sần bằng lưỡi dao cạo. Chỉ sử dụng phương pháp này cho vùng da dày ở gót chân hoặc các vùng da chai sần. Không áp dụng cách này ở các vùng da mỏng, vì bạn rất dễ cắt vào quá sâu. Nếu muốn dùng phương pháp này, bạn cần phải thật thận trọng khi dùng dao cạo.
    • Đảm bảo vùng da có gai đâm vào phải sạch và khô.
    • Khử trùng bấm móng tay hoặc dao cạo bằng cách lau bằng cồn tẩy rửa.
    • Thật cẩn thận cắt bên trên cái gai để nó lộ ra. Bạn sẽ không bị chảy máu nếu cắt trên vùng da chai sần.
    • Dùng nhíp để rút cái gai đã lộ ra.
    • Rửa sạch và băng lại nếu cần thiết.[6]
  3. 3
    Đến bác sĩ. Nếu cái gai nằm quá sâu và bạn không tự lấy ra được, hoặc nếu nó nằm gần những khu vực nhạy cảm như mắt, bạn hãy đến bác sĩ để lấy gai ra cho nhanh và sạch . Bác sĩ sẽ giúp bạn lấy ra dễ dàng và ít có rủi ro nhiễm trùng.[7]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Khi làm vườn, bạn nên đeo găng tay dày để ngăn ngừa gai đâm.
  • Hãy thật cẩn thận.
  • Thường thì gai dễ lấy ra hơn so với dằm vốn thường gây đau hơn.
  • Gai có nhiều hình dạng và kích thước. Nhớ đừng đẩy gai LỚN quá mạnh, hoặc đẩy gai NHỎ vào quá sâu!

Cảnh báo

  • Cẩn thận đừng làm gãy cái gai thành các mẩu nhỏ.

Bài viết wikiHow có liên quan

Sử dụng túi chườm nước nóng
Xử lý khi cắn phải lưỡiXử lý khi cắn phải lưỡi
Quấn băng ngón tay cái
Lấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân
Lấy dằm dưới móngLấy dằm dưới móng
Lấy dị vật ra khỏi taiLấy dị vật ra khỏi tai
Nhanh chóng Hết Buồn NônNhanh chóng Hết Buồn Nôn
Sống sót qua thảm họa tận thếSống sót qua thảm họa tận thế
Loại bỏ dằm đâm sâu trong daLoại bỏ dằm đâm sâu trong da
Điều trị vết cắn do ruồi hút máuĐiều trị vết cắn do ruồi hút máu
Xử lý Vết đốt do Bọ chétXử lý Vết đốt do Bọ chét
Xử lý khi bị Mèo CàoXử lý khi bị Mèo Cào
Chữa lành đầu gối bị trầy xướcChữa lành đầu gối bị trầy xước
Chữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tayChữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tay
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 1.397 lần.
Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu
Trang này đã được đọc 1.397 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo