Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Sẽ có đôi lúc trong đời, bác sỹ yêu cầu được kiểm tra mẫu phân của bạn. Phương pháp này được dùng để chuẩn đoán một số bệnh nghiêm trọng về đường tiêu hóa như các bệnh do nhiễm ký sinh trùng, vi rút, vi khuẩn hoặc thậm chí là ung thư.[1] Mặc dù việc lấy mẫu không thoải mái cho lắm nhưng kiểm tra này sẽ cho bạn biết sức khỏe của mình có đang trong tình trạng tốt nhất hay không.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Chuẩn bị để Lấy Mẫu

  1. 1
    Tránh để mẫu kiểm tra bị ảnh hưởng bởi thuốc tây. Mẫu phân phải trong tình trạng tự nhiên nhất, vì vậy không nên sử dụng các loại thuốc tây trước khi lấy mẫu. Tránh những loại thuốc có thể khiến mẫu phân của bạn mềm ra như Pepto Bismol, Maalox, dầu khoáng, thuốc kháng axit và Kaopectate. Ngoài ra, nếu bạn đã sử dụng Barium Swallow (hợp chất kim loại được dùng khi chụp X-quang để xem xét những bất thường trong thực quản và dạ dày) thì bạn nên hoãn việc lấy mẫu phân lại.[2]
  2. 2
    Trao đổi với bác sỹ. Bác sỹ sẽ cung cấp cho bạn những dụng cụ cần thiết để thực hiện quá trình lấy mẫu phân và cả lọ để đựng mẫu kiểm tra đó. Nhờ bác sỹ hướng dẫn về quy trình và hỏi xem liệu bạn có thể nhận được một cái "mũ". Làm theo sự hướng dẫn của bác sỹ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên dụng cụ.
    • Luôn nhớ rằng nước trong bồn cầu, nước tiểu, giấy, và xà phòng đều có thể phá hủy mẫu phân, vì thế hãy bảo vệ để mẫu thử không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố trên. Chuẩn bị cách để lấy mẫu phân một cách kịp thời.[3]
  3. 3
    Chuẩn bị bồn cầu với một cái mũ. Mũ ở đây là một dụng cụ bằng nhựa với hình dạng giống như tên gọi, nó được dùng để hứng và không cho phân tiếp xúc với nước trong bồn cầu. Hỏi bác sỹ xem liệu họ có một cái mũ như vậy hay không, vì nó sẽ giúp việc lấy mẫu trở nên dễ dàng hơn. Cái mũ sẽ vừa khít với miệng của bồn cầu.
    • Để sử dụng chiếc mũ, nâng nắp ngồi của bồn cầu lên, đặt mũ vào, sau đó hạ nắp ngồi xuống. Ngồi lên bồn cầu khi chiếc mũ đã nằm ngay vị trí.
  4. 4
    Bọc bồn cầu bằng màng bọc thực phẩm. Nếu bác sỹ không cung cấp cho bạn chiếc mũ, bạn cũng có thể dùng màng bọc thực phẩm để phủ lên bồn cầu. Nâng nắp ngồi của bồn cầu lên và phủ màng nhựa lên bồn cầu. Hạ nắp ngồi của bồn cầu xuống để giữ màng bọc được cố định.
    • Bạn cũng có thể miết mép màng nhựa vào thành bồn cầu để nó thêm dính chặt.
    • Trước khi bắt đầu, hãy ấn xuống lớp màng để tạo ra một vùng trũng nơi mẫu phân sẽ được thu thập.[4]
  5. 5
    Đặt một tờ báo lên bồn cầu. Như một phương pháp cuối cùng, bạn có thể sử dụng một tờ báo lớn để lấy mẫu phân. Mở nắp ngồi của bồn cầu lên, đặt báo lên bồn cầu sau đó đóng nắp ngồi xuống để cố định nó.
    • Bạn cũng có thể miết tờ báo lên thành bồn cầu để giữ nó ngay ngắn.
    • Ấn xuống ở giữa tờ báo, tạo ra một vùng trũng để chứa mẫu phân.[5]
  6. 6
    Bài tiết phân vào trong dụng cụ. Bạn nên đi tiểu trước để tránh không làm ảnh hưởng tới mẫu phân. Bất kể là ở nhà hay tại phòng khám đều phải bảo vệ mẫu thử bằng mũ hoặc màng bọc nhựa. Hãy cẩn thận thu thập và đừng để nó tiếp xúc với nước trong bồn cầu.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Xử lý Mẫu phân

  1. 1
    Đặt mẫu phân vào lọ. Mở nắp lọ đựng phân mà bác sỹ đưa cho bạn. Nắp lọ đựng phân có một cái thìa nhỏ. Dùng nó để lấy một lượng nhỏ phân cho vào lọ. Bạn nên lấy một ít phân ở giữa và cuối từ lượng phân mà bạn bài tiết ra.
    • Kích cỡ của mẫu thử sẽ có đôi chút khác nhau với từng loại kiểm tra. Đôi lúc, bác sỹ sẽ đưa cho bạn một lọ chứa có đường thẳng màu đỏ và một loại dung dịch bên trong. Bạn sẽ phải đưa đủ mẫu phân vào để nâng dung dịch đó lên bằng với dòng màu đỏ. Hoặc bạn có thể nhắm chừng để lấy mẫu thử có kích thước cỡ quả nho.
  2. 2
    Bỏ dụng cụ thu thập mẫu phân đi. Thả những mẫu phân không được dùng đến trong mũ/màng bọc vào bồn cầu và xả nước. Cho mũ/màng bọc cùng các loại rác khác vào túi rác. Cột chặt túi rác lại.
  3. 3
    Giữ lạnh mẫu phân. Ngay khi có thể, mẫu phân nên được chuyển đi ngay lập tức. Nếu bạn chưa thể chuyển đi thì mẫu phân nên được giữ ở nhiệt độ lạnh. Đặt hộp chứa có mẫu phân vào một cái túi kín và để nó trong tủ lạnh. Ghi nhãn cho nó với tên bạn và ngày giờ thu thập mẫu. Nên dùng túi có màu đục để không ai có thể nhìn thấy mẫu phân bên trong.[6]
  4. 4
    Giao mẫu phân cho bác sỹ ngay khi có thể. Trong bất kỳ tình huống nào không nên để mẫu phân quá 24 tiếng trước khi đưa chúng cho bác sỹ. Vi khuẩn trong mẫu phân sẽ phát triển và thay đổi. Để có kết quả chính xác nhất, mẫu phân nên được kiểm tra ngay trong vòng 2 tiếng sau khi thu thập. [7]
    • Liên hệ bác sỹ để nhận kết quả kiểm tra mẫu phân của bạn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Để giữ vệ sinh, hãy mang găng tay cao su khi lấy mẫu.[8]
  • Ngoáy hậu môn đôi khi được coi là một cách dễ dàng, có thể thay thế cho mẫu phân. Tuy nhiên, vẫn còn một số nghi vấn về hiệu quả của phương pháp vì khả năng phát hiện ra một số vấn đề còn hạn chế. Do đó hãy làm theo yêu cầu của bác sỹ.[9]

Cảnh báo

  • Dung dịch di kèm với lọ chứa rất độc. Rửa tay thật sạch sau khi lấy xong mẫu phân và không được uống dung dịch đó.

Những thứ Bạn Cần

  • Bộ dụng cụ từ bác sỹ
  • "Mũ" bằng nhựa
  • Thuốc nhuận tràng (tùy chọn, nếu bạn bị táo bón)
  • Bao rác
  • Xà phòng và nước sạch để rửa tay khi lấy mẫu phân xong

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Bẻ Đốt sống Lưng
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Dale Prokupek, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ nội khoa & Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Dale Prokupek, MD. Dale Prokupek là bác sĩ nội khoa và bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa điều hành phòng khám riêng tại Los Angeles, California. Prokupek cũng là bác sĩ tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai và phó giáo sư y học lâm sàng tại Trường Y Geffen thuộc Đại học California, Los Angeles (UCLA). Prokupek có hơn 25 năm kinh nghiệm trong ngành y và chuyên về chẩn đoán, điều trị các bệnh về gan, dạ dày, đại tràng, bao gồm viêm gan siêu vi C, ung thư đại tràng, bệnh trĩ, sùi mào gà hậu môn, các bệnh về tiêu hóa liên quan đến suy giảm miễn dịch mãn tính. Ông có bằng cử nhân về động vật học của Đại học Wisconsin – Madison và bằng bác sĩ y khoa của Đại học Y khoa Wisconsin. Ông hoàn thành chương trình bác sĩ nội khoa tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai và nghiên cứu sinh tiến sĩ về vị tràng học tại Trường Y Geffen thuộc UCLA. Bài viết này đã được xem 27.895 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 27.895 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo