Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Ái! Giẫm phải mảnh thuỷ tinh vỡ thì quả thật là vừa sợ vừa đau, nhưng bạn đừng hoảng hốt. Mặc dù có thể nhói một chút, nhưng các mảnh thuỷ tinh thường dễ lấy ra nếu bạn có nhíp và kim khâu. Ở đây chúng tôi sẽ giải đáp các câu hỏi thường gặp để giúp bạn xử lý bàn chân nhanh chóng và an toàn.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 7:
Làm thế nào để lấy mảnh thuỷ tinh ra?

  1. 1
    Rửa xung quanh vết thương bằng xà phòng và nước. Trước khi bắt đầu xử lý vết thương, bạn hãy rửa tay trong ít nhất 20 giây; bước này sẽ giúp bạn tránh mang mầm bệnh hoặc bụi bẩn vào vết thương.[1] Tiếp theo, hãy nhúng một mảnh vải hoặc khăn giấy vào nước xà phòng ấm để rửa xung quanh vết thương.[2]
  2. 2
    Gắp mảnh thuỷ tinh ra bằng nhíp. Khử trùng nhíp bằng cồn tẩy rửa. Cẩn thận dùng nhíp kẹp mảnh thuỷ tinh và rút nó ra khỏi da. Nếu mảnh thuỷ tinh quá nhỏ, bạn có thể soi kính lúp.[3]
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 7:
Làm sao đế lấy dằm thuỷ tinh nằm bên dưới da?

  1. 1
    Nhẹ tay dùng kim khâu sạch chọc vào da. Lau sạch chiếc kim bằng cồn tẩy rửa và tìm vị trí chính xác của chiếc dằm. Tiếp theo, chọc nhẹ chiếc kim vào da bên trên chiếc dằm. Dùng kim để khơi một đầu dằm lên cho dễ rút.[4]
    • Có lẽ không cần chọc kim vào da nếu một đầu dằm đã trồi lên. Bạn chỉ cần dùng nhíp kẹp đầu dằm và cẩn thận rút ra.
  2. 2
    Lấy chiếc dằm ra bằng nhíp sạch. Lau sạch nhíp bằng cồn tầy rửa và kẹp chặt đầu mảnh thuỷ tinh trồi ra, sau đó cẩn thận nhấc lên và rút chiếc dằm ra khỏi chân.[5]
    Quảng cáo

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 7:
Có thể ngâm chân để lấy chiếc dằm ra không?

Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 7:
Phải làm gì sau khi đã lấy được mảnh thuỷ tinh ra?

  1. 1
    Băng vết thương và bôi thuốc mỡ kháng sinh. Khi đã lấy hết thuỷ tinh ra, bạn cần rửa lại vết thương lần nữa bằng xà phòng và nước ấm. Sau đó, hãy nhẹ nhàng bôi thuốc mỡ kháng sinh không kê toa như Polysporin xung quanh vết thương.[7] Vứt bỏ mảnh kính hoặc dằm thuỷ tinh khi sau khi lấy ra.
    • Để an toàn, bạn nên băng các vết cắt hoặc vết thương còn lại.
    Quảng cáo

Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 7:
Có nên tìm sự trợ giúp y tế không?

  1. 1
    Có, nếu đó là vết thương nghiêm trọng. Những chiếc dằm và mảnh thuỷ tinh nhỏ là một chuyện, nhưng bạn không nên tự xử lý các vết thương nặng. Nếu mảnh thuỷ tinh nằm sâu dưới da, hãy gọi dịch vụ cấp cứu hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức.[8]
    • Trước khi nhận được sự trợ giúp, bạn hãy dùng gạc băng vết thương, đặt miếng đệm xung quanh mảnh thuỷ tinh, sau đó cẩn thận và nhẹ nhàng quấn băng hoặc vải sạch xung quanh vết thương.

Phương pháp 6
Phương pháp 6 của 7:
Có thể cứ để mảnh thuỷ tinh trong bàn chân không?

  1. 1
    Được, nếu mảnh thuỷ tinh rất nhỏ và không gây đau. Nếu mảnh thuỷ tinh không nằm sâu trong da, cuối cùng nó sẽ rơi ra khi da bong ra tự nhiên. Bạn cũng có thể thấy một nốt mụn nhỏ tại vị trí của mảnh thuỷ tinh trước đó – điều này là hoàn toàn bình thường và chỉ là một phản ứng của cơ thể để loại bỏ dị vật.[9]
    Quảng cáo

Phương pháp 7
Phương pháp 7 của 7:
Có thể dùng muối nở để lấy mảnh thuỷ tinh ra không?

  1. 1
    Có thể, nhưng không có nhiều bằng chứng chứng minh cho điều này. Liệu pháp này chỉ được quảng cáo trên các blog, các diễn đàn và các trang dạy mẹo vặt. Đáng tiếc là không có nguồn tài liệu y học hoặc chuyên gia nào chính thức ủng hộ điều này.
    • Tương tự, cũng không có bằng chứng y học xác đáng nào cho thấy việc ngâm giấm hoặc muối Epsom có tác dụng.

Bài viết wikiHow có liên quan

Sử dụng túi chườm nước nóng
Xử lý khi cắn phải lưỡiXử lý khi cắn phải lưỡi
Quấn băng ngón tay cái
Lấy dằm dưới móngLấy dằm dưới móng
Nhanh chóng Hết Buồn NônNhanh chóng Hết Buồn Nôn
Sống sót qua thảm họa tận thếSống sót qua thảm họa tận thế
Lấy dị vật ra khỏi taiLấy dị vật ra khỏi tai
Loại bỏ dằm đâm sâu trong daLoại bỏ dằm đâm sâu trong da
Xử lý khi bị Mèo CàoXử lý khi bị Mèo Cào
Chữa lành đầu gối bị trầy xướcChữa lành đầu gối bị trầy xước
Nhận biết ngón tay bị gãyNhận biết ngón tay bị gãy
Chữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tayChữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tay
Xử lý Vết đốt do Bọ chétXử lý Vết đốt do Bọ chét
Điều trị ngón chân bị vấpĐiều trị ngón chân bị vấp
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này có đồng tác giả là Luba Lee, FNP-BC, MS, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 58.334 lần.
Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu
Trang này đã được đọc 58.334 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo