Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Đôi khi bạn có thể lấy dằm khỏi da bằng muối nở và băng dính cá nhân. Bạn sẽ phải rửa sạch và lau khô da, sau đó đắp muối nở lên chỗ dằm đâm vào. Dán băng dính cá nhân lên chiếc dằm và bóc băng ra sau vài tiếng, chiếc dằm sẽ ra theo. Nhớ dùng thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và đến gặp bác sĩ nếu chiếc dằm bị nhiễm trùng. Một chiếc dằm cũng có thể gây nguy cơ nhiễm trùng uốn ván. Nhớ tiêm nhắc vắc-xin Tdap (phòng bệnh uốn ván, bạch hầu, ho gà).[1]

Phần 1
Phần 1 của 3:

Rửa và kiểm tra vùng da bị dằm đâm vào

  1. 1
    Không nặn chiếc dằm ra. Khi rửa và kiểm tra chỗ bị dằm đâm vào, có thể bạn rất muốn nặn vùng da xung quanh để nhìn cho rõ hơn, nhưng điều này có thể khiến chiếc dằm gãy ra thành nhiều mảnh nhỏ hơn hoặc bị kẹt sâu hơn trong da. Đừng bao giờ nặn chiếc dằm hoặc vùng da xung quanh để lấy dằm ra.[2]
  2. 2
    Kiểm tra vùng da bị dằm đâm vào. Dùng kính lúp nếu cần. Bạn hãy xác định kích thước và góc đâm vào da của chiếc dằm. Như vậy bạn sẽ tránh ấn dằm đâm sâu hơn vào da khi thoa thuốc và băng lại bằng băng dính cá nhân. Đảm bảo không ấn lên chiếc dằm theo góc dằm đâm vào da.[3]
  3. 3
    Rửa và lau khô da. Bạn cần ngăn ngừa nhiễm trùng khi xử lý chiếc dằm. Trước khi cố gắng lấy dằm ra, bạn hãy rửa sạch da xung quanh chiếc dằm. Rửa bằng xà phòng và nước, sau đó dùng khăn giấy thấm nhẹ cho khô.[4]
    • Nhớ rửa tay trước khi rửa vùng da xung quanh chiếc dằm.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Lấy dằm ra

  1. 1
    Trộn hỗn hợp muối nở với nước. Cho nhiều muối nở vào cốc nhỏ hoặc một vật đựng khác, sau đó cho thêm nước từng ít một và trộn đều cho đến khi tạo thành một hỗn hợp đặc. Không có tỷ lệ chính xác để pha muối nở và nước - bạn chỉ cần thêm đủ nước để tạo thành hỗn hợp bột có thể phết được lên da.[5]
  2. 2
    Đắp bột lên da. Dùng ngón tay hoặc khăn giấy chấm nhẹ hỗn hợp bột muối nở lên chiếc dằm. Đắp thêm một lớp mỏng hỗn hợp lên vùng da xung quanh.[6]
    • Cẩn thận, đừng đẩy dằm sâu vào da khi đắp bột. Bạn cần nhớ góc đâm của chiếc dằm và nhẹ tay khi đắp hỗn hợp muối nở tại góc đó.
  3. 3
    Che chỗ bị thương bằng băng dính cá nhân. Dán một miếng băng dính cá nhân bên trên lớp bột. Đảm bảo phần vải bên trong băng dính phải che kín chiếc dằm. Bạn có thể dùng bất cứ loại băng cá nhân nào, miễn là phủ kín được chiếc dằm.[7]
  4. 4
    Tháo băng dính cá nhân ra sau vài tiếng. Chờ một thời gian khoảng từ 1 tiếng đến 1 ngày, sau đó bóc băng dính ra. Thường thì những chiếc dằm đâm sâu trong da sẽ phải chờ lâu hơn. Khi bạn tháo băng dính, chiếc dằm sẽ bong ra dễ dàng.[8]
    • Nếu chiếc dằm không tự bong ra khi bạn tháo băng dính, bạn hãy thử lấy dằm ra bằng nhíp (khử trùng nhíp bằng cồn trước khi sử dụng).
    • Nếu chiếc dằm không bong ra ngay lần đầu hoặc cắm quá sâu trong da, bạn hãy thử lặp lại quá trình trên và để băng dính trên da lâu hơn, tối đa 24 tiếng.[9]
    • Rửa vùng da với xà phòng và nước, bôi thuốc mỡ kháng sinh sau khi chiếc dằm đã được lấy ra.
    • Bạn cũng có thể che vùng da bằng băng dính sau khi đã lấy dằm ra để giúp vết thương lành lại.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn

  1. 1
    Bôi thuốc mỡ kháng sinh. Bạn nên bôi thuốc mỡ kháng sinh sau khi lấy dằm ra. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn có thể mua thuốc mỡ kháng sinh ở mọi hiệu thuốc. Làm theo hướng dẫn trên bao bì.[10]
    • Ví dụ, bạn hãy dùng các loại kem mua ở hiệu thuốc như Neosporin để bôi lên vết thương.[11]
    • Nếu đang uống thuốc, bạn hãy tham khảo ý kiến dược sĩ trước khi chọn thuốc mỡ. Đảm bảo thuốc mỡ mà bạn chọn không tương tác với các loại thuốc đang uống.
  2. 2
    Cầm máu nếu cần thiết. Đôi khi, da sẽ bị chảy máu sau khi lấy dằm ra. Khi đó, bạn hãy ép chặt xung quanh vùng da vừa lấy dằm ra. Động tác này sẽ khép miệng vết thương và cầm máu. Có thể bạn cũng cần phải dán băng dính.[12]
  3. 3
    Tìm sự chăm sóc y tế trong một số trường hợp. Nếu chiếc dằm không bong ra và gây chảy máu nhiều, có thể bạn cần phải được chăm sóc y tế. Bạn cũng có thể phải thực hiện việc này nếu chiếc dằm đâm vào dưới móng tay hoặc móng chân. Nếu chưa tiêm phòng vắc-xin đầy đủ, bạn nên đến gặp bác sĩ để chắc chắn là bạn không cần phải tiêm phòng các bệnh như nhiễm trùng uốn ván.[13]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Với những chiếc dằm đâu rất sâu, có thể bạn phải dùng phương pháp này hai lần.
  • Nếu hỗn hợp muối nở tràn ra bên dưới băng dính, bạn hãy dùng băng quấn y tế để hỗn hợp khỏi tràn ra thêm.

Những thứ bạn cần

  • Muối nở
  • Nước
  • Xà phòng
  • Băng y tế
  • Gạc
  • Cồn hoặc bông tẩm cồn

Bài viết wikiHow có liên quan

Lấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân
Sử dụng túi chườm nước nóng
Xử lý khi cắn phải lưỡiXử lý khi cắn phải lưỡi
Xử lý khi bị nhím biển đâmXử lý khi bị nhím biển đâm
Quấn băng ngón tay cái
Lấy dị vật ra khỏi taiLấy dị vật ra khỏi tai
Lấy dằm dưới móngLấy dằm dưới móng
Loại bỏ dằm đâm sâu trong daLoại bỏ dằm đâm sâu trong da
Sống sót qua thảm họa tận thếSống sót qua thảm họa tận thế
Nhanh chóng Hết Buồn NônNhanh chóng Hết Buồn Nôn
Chữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tayChữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tay
Xử lý khi bị Cá đuối ChíchXử lý khi bị Cá đuối Chích
Chăm sóc vết dao đâm
Điều trị vết cắn do ruồi hút máuĐiều trị vết cắn do ruồi hút máu
Quảng cáo

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo