Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Giày rất dễ bốc mùi, đặc biệt khi bạn đã mang giày suốt cả ngày. Mùi hôi của giày có thể khiến bạn xấu hổ và việc mua giày mới lại khá tốn kém. Trong trường hợp này, bạn nên thử các cách khử mùi hôi của đôi giày cũ. Bạn có thể giặt giày bằng tay hoặc bằng máy. Nếu cảm thấy không thoải mái với việc giặt giày, bạn có thể thử đặt giấy thơm hoặc vỏ cam vào giày để khử mùi. Để giày không còn bốc mùi, bạn nhớ mang tất và dùng phấn khử mùi.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Giặt giày

  1. 1
    Vệ sinh giày bằng thuốc tẩy và nước sôi. Bạn có thể giặt giày trong máy giặt. Trước tiên, bạn cần khử mùi giày bằng sản phẩm quen thuộc trong nhà. Với phương pháp dùng thuốc tẩy và nước sôi, bạn cần ấm đun nước, chậu và thuốc tẩy.[1]
    • Trước tiên, bạn sẽ đun sôi một ấm nước đầy rồi cho giày vào chậu.
    • Tiếp theo, đổ nước sôi vào từng chiếc giày rồi thêm một ít thuốc tẩy.
    • Ngâm giày khoảng vài phút rồi đổ bỏ nước và thuốc tẩy. Thuốc tẩy sẽ diệt vi khuẩn gây mùi cho giày.
  2. 2
    Giặt giày bằng muối nở và giấm. Một cách khử mùi khác là dùng nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng muối nở và giấm để khử mùi. Tất cả những gì bạn cần là muối nở và giấm, chậu đủ to để chứa giày.[2]
    • Cho một cốc muối nở vào mỗi chiếc giày rồi thêm một cốc giấm. Sự kết hợp này sẽ khiến muối nở sủi bọt.
    • Chờ hỗn hợp hết sủi bọt sau khoảng 15 phút.
  3. 3
    Làm sạch giày bằng máy giặt. Sau khi cho sản phẩm tẩy rửa, bạn sẽ để máy giặt hoàn thành quy trình làm sạch giày. Bạn sẽ cần bao gối và bột giặt để bảo vệ giày khi giặt bằng máy.[3]
    • Nếu có thể, bạn nên tháo dây giày trước khi giặt.
    • Cho giày vào bao gối và đặt cả bao gối vào máy giặt.
    • Dùng chế độ giặt thông thường và nước nóng. Bạn nên dùng nhiều bột giặt để đạt hiệu quả khử mùi. Đối với giày trắng, bạn có thể cân nhắc việc thêm thuốc tẩy.
    • Một lần giặt có thể không đủ để khử mùi giày. Có lẽ bạn cần hai lần giặt để khử sạch giày nặng mùi.
    • Bạn nên hong khô giày một cách tự nhiên vì máy sấy có thể khiến giày bị co rút.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Khử mùi giày mà không cần giặt

  1. 1
    Thử dùng trà đen túi lọc. Trà đen có chứa tannin, một thành phần giúp diệt khuẩn. Việc đặt gói trà đen túi lọc vào giày có thể khử mùi hôi nhờ khả năng diệt khuẩn.
    • Bạn sẽ phải đặt gói trà túi lọc vào nước sôi trước khi dùng. Sau khi ngâm túi lọc trong nước sôi, bạn lấy túi lọc ra và để yên khoảng 5 phút.
    • Đặt túi lọc vào mỗi chiếc giày trong một tiếng.
    • Lấy túi tọc ra và dùng khăn giấy để lau khô phần nước trà còn sót. Bây giờ bạn thử kiểm tra xem giày đã bớt hôi chưa.
  2. 2
    Đổ cát vệ sinh cho mèo vào giày và để qua đêm. Cát vệ sinh sạch thường có chất khử mùi. Hãy đảm bảo rằng bạn mua cát vệ sinh khử mùi vì sản phẩm này giúp bạn đạt được hiệu quả khử mùi.
    • Bạn sẽ đổ cát vệ sinh vào giày rồi để qua đêm hoặc đến khi giày hết mùi hôi.
    • Làm sạch cát vệ sinh trong giày. Bạn có thể lắc giày để cát vệ sinh rơi ra - cách này giúp bạn làm sạch gần như toàn bộ cát. Dùng khăn giấy để làm sạch phần cát vệ sinh còn sót.
  3. 3
    Dùng giấy thơm. Giấy thơm được dùng để làm thơm quần áo nên bạn có thể dùng sản phẩm này cho giày. Dùng giấy thơm để khử mùi giày là cách hết sức dễ dàng. Bạn chỉ cần đặt giấy thơm vào mỗi chiếc giày, rồi mang giày như thường. Giấy thơm sẽ tỏa mùi thơm làm giảm mùi khó chịu của giày.
    • Bỏ giấy thơm sau khi sử dụng. Bạn nên dùng giấy thơm mới mỗi ngày.
  4. 4
    Cho giày vào tủ đông. Quá trình đông lạnh giày có thể loại bỏ mùi khó chịu. Để đông lạnh giày, bạn cần cho giày vào túi nhựa có khóa kéo. Nhiệt độ lạnh có thể làm hỏng giày nên cho giày vào túi là việc hết sức quan trọng trước khi bắt đầu quá trình đông lạnh.
    • Bạn sẽ đông lạnh giày qua đêm. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp diệt vi khuẩn gây mùi.
    • Bạn cần chờ đến khi giày rã đông hoàn toàn trước khi mang. Nhiệt độ lạnh sẽ khử sạch hoặc ít nhất là làm giảm mùi khó chịu.
  5. 5
    Cho vỏ cam vào giày. Mùi cam tươi không chỉ giúp khử mùi hôi trong giày mà còn để lại mùi dễ chịu. Bạn sẽ đặt một ít vỏ cam vào từng chiếc giày và để qua đêm. Đến sáng hôm sau, giày sẽ có mùi tươi mát và dễ chịu.
  6. 6
    Dùng tất và bã cà phê. Nếu bạn có đôi tất cũ, hãy cắt lấy phần mũi tất. Bước tiếp theo là cho nửa cốc bã cà phê vào mỗi phần tất vừa cắt, rồi cột lại và cho vào giày. Bã cà phê sẽ khử mùi khó chịu sau một đêm.
  7. 7
    Thử dùng giấm trắng. Sau khi đổ 1 cốc giấm trắng vào mỗi chiếc giày, bạn sẽ thấy giấm sủi bọt và có tiếng xì xèo. Hãy chờ 15 phút để giấm thấm vào giày rồi giặt sạch. Lúc này, mùi khó chịu của giày đã dần biến mất.
  8. 8
    Dùng muối nở. Muối nở là nguyên liệu có thể trung hòa mùi. Với phương pháp này, tất cả những gì bạn cần làm là rắc một ít muối nở vào giày và để qua đêm. Mùi hôi của giày sẽ phần nào biến mất vào sáng hôm sau.
  9. 9
    Khử mùi hôi bằng cồn tẩy rửa. Cồn tẩy rửa có thể dễ dàng diệt khuẩn gây mùi trong giày. Bạn chỉ cần mua một chai cồn tẩy rửa và nhẹ nhàng thấm ướt bên trong giày. Đừng quên thoa cồn bên ngoài giày.
    • Đặt giày ở nơi thoáng mát đến khi cồn khô.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Ngăn chặn tình trạng giày bốc mùi

  1. 1
    Rửa chân. Nếu bạn giữ cho chân sạch sẽ, mùi khó chịu sẽ khó mà hình thành trong giày. Vi khuẩn trong giày có thể sinh sản rất nhanh, nên bạn phải luôn rửa sạch chân mỗi khi tắm.[4]
    • Bạn chỉ cần thoa xà phòng lên chân rồi kỳ cọ chân thật kỹ, đặc biệt là những chỗ bám bẩn và rửa lại với nước sạch.
    • Sau khi tắm xong, bạn nhớ lau khô chân.
  2. 2
    Tránh mang một đôi giày hai ngày liên tục. Giày của bạn cần được hong khô hoàn toàn. Giày ẩm thường dễ sản sinh vi khuẩn gây mùi. Bạn nên luân phiên thay đổi giày mang mỗi ngày.[5]
  3. 3
    Dùng phấn khử mùi. Phấn khử mùi có thể giúp hạn chế tình trạng đổ mồ hôi chân và giảm mùi khó chịu hình thành trong giày. Hãy thử rắc một ít phấn khử mùi lên chân trước khi mang giày mỗi ngày.[6]
  4. 4
    Mang tất. Tất sẽ là lớp ngăn cách giữa chân và giày. Bạn nên nhớ mang tất mới mỗi ngày. Việc mang tất thường xuyên có thể giúp khử mùi khó chịu trong giày.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Khắc phục tình trạng giày kêu cót két
Làm giày nhỏ lạiLàm giày nhỏ lại
Làm sạch giày dép Birkenstock
Làm sạch giày CrocsLàm sạch giày Crocs
Giày không còn kêu cót kétGiày không còn kêu cót két
Bảo quản Giày dépBảo quản Giày dép
Thắt dây giày
Thắt dây giày trượt patinThắt dây giày trượt patin
Nhận biết giày Vans giảNhận biết giày Vans giả
Loại bỏ Bã Kẹo cao su khỏi Giày
Sấy giày bằng máy sấySấy giày bằng máy sấy
Làm sạch giày TimberlandLàm sạch giày Timberland
Làm giãn giày thể thaoLàm giãn giày thể thao
Đi giày kiểu không buộc dâyĐi giày kiểu không buộc dây
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 55 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 11.693 lần.
Chuyên mục: Giầy dép
Trang này đã được đọc 11.693 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo