Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Chiếc mũi bóng dầu không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn là nguyên nhân gây mụn. May mắn thay, có rất nhiều cách để làm sạch dầu trên mũi ngay tại nhà. Mỹ phẩm có thể giúp giảm dầu nhờn trên mũi và vùng da xung quanh. Ngoài ra, các phương pháp tự nhiên như xông mặt cũng hiệu quả. Nếu bạn sợ tình trạng bóng nhờn ở mũi sẽ tái diễn, việc thực hiện vài thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống và thói quen trang điểm cũng sẽ rất hữu ích.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Chăm sóc da bằng mỹ phẩm

  1. 1
    Làm sạch dầu với giấy thấm dầu. Giấy thấm dầu có bán ở hầu hết các siêu thị và cửa hàng mỹ phẩm. Đây là một cách đơn giản để nhanh chóng làm sạch dầu trên mũi. Chỉ cần thêm một ít phấn phủ không màu vào giấy thấm dầu. Sau đó, nhẹ nhàng chấm giấy lên mũi để thấm hút dầu.[1]
  2. 2
    Rửa mặt với sản phẩm rửa mặt dịu nhẹ. Dùng sản phẩm rửa mặt dịu nhẹ, hòa tan trong nước là cách tuyệt vời để làm sạch dầu trên da mặt, bao gồm cả vùng mũi. Nếu gặp vấn đề về da dầu, bạn chỉ cần chọn một sản phẩm rửa mặt thông thường ở siêu thị. Rửa mặt vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.[2]
    • Một số người bị dị ứng với các sản phẩm được bày bán trên thị trường. Nếu thấy da có những vệt ửng đỏ hoặc khó chịu sau khi dùng một sản phẩm rửa mặt nào đó, bạn nên chuyển sang sản phẩm khác.
  3. 3
    Thoa kem chống nắng. Dùng kem chống nắng dạng khoáng thay cho sản phẩm dưỡng ẩm ban ngày. Thoa kem lên toàn bộ khuôn mặt, bao gồm cả mũi. Kem chống nắng loại tốt sẽ ngăn tình trạng da đổ nhiều dầu và bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.[3]
    • Chọn kem chống nắng có chứa kẽm, titanium dioxide hoặc cồn khô.
  4. 4
    Dùng sản phẩm rửa mặt tẩy tế bào chết. Hầu hết các siêu thị và trung tâm mua sắm đều có bán sản phẩm rửa mặt tẩy tế bào chết. Những sản phẩm rửa mặt này với kết cấu hạt cứng khi thoa lên da sẽ giúp làm sạch tế bào da bong tróc. Việc thường xuyên tẩy tế bào chết trên mũi và phần da mặt còn lại sẽ ngăn lỗ chân lông bị bịt kín - vốn là nguyên nhân khiến da bóng nhờn.[4]
    • Chỉ tẩy tế bào da chết mỗi tuần một lần. Tẩy tế bào da chết quá nhiều có thể gây tổn thương da.
  5. 5
    Đắp mặt nạ. Mua mặt nạ đất sét hoặc có thành phần axit salicylic qua các cửa hàng trên mạng hoặc tại cửa hàng mỹ phẩm. Đắp mặt nạ theo hướng dẫn sử dụng. Những mặt nạ này sẽ ngăn việc da tiết dầu, giúp cho mũi không còn bóng nhờn.[5]
    • Thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì khi đắp mặt nạ. Mỗi loại mặt nạ đều có cách sử dụng khác nhau.
    • Tương tự như các mỹ phẩm khác, bạn vẫn có thể bị dị ứng khi dùng mặt nạ . Nếu thấy da nổi mẩn đỏ hoặc khó chịu sau khi đắp mặt nạ, bạn nên chọn sản phẩm khác.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Dùng phương pháp tự nhiên

  1. 1
    Xông mặt để làm sạch da. Hơi nước có thể giúp làm thông thoáng lỗ chân lông và giảm lượng dầu trên mũi. Rửa mặt trước và sau đó tẩy sạch lớp trang điểm. Đun nóng một nồi nước và đậy vung kín đến khi thấy hơi nước xuất hiện với mức nhiệt vừa. Trùm khăn lên đầu, mở nắp nồi nước và hơi cúi đầu vào để xông da mặt. Để cho da được thấm hút hơi nước. Bạn sẽ cần dành ra 10 phút để xông mặt với hơi nước.[6]
    • Một số người thích thêm vào một ít trà bạc hà hoặc trà hoa cúc La Mã, điều này sẽ tăng cường khả năng làm sạch lỗ chân lông.
  2. 2
    Thoa nước chanh. Nhiều người cảm thấy nước chanh giúp làm sạch bụi bẩn trên mũi. Để thực hiện phương pháp này, bạn sẽ khuấy 3 giọt nước chanh với lượng đường vừa đủ để tạo thành hỗn hợp đặc. Dùng miếng bông gòn thấm hỗn hợp và sau đó thoa lên mũi. Thực hiện việc này 3 lần mỗi ngày để biết lượng dầu có giảm hay không.[7]
  3. 3
    Dùng hạt hạnh nhân nghiền nhỏ. Nghiền từng hạt hạnh nhân thành bột mịn bằng cây cán bột hoặc máy xay thực phẩm. Khuấy thêm một ít mật ong và sau đó thoa hỗn hợp lên mũi. Để yên hỗn hợp trên mũi 15 phút trước khi rửa sạch.[8]
  4. 4
    Thử dùng giấm. Pha dung dịch với tỷ lệ nước và giấm bằng nhau. Sau đó, dùng tăm bông chấm dung dịch. Chấm tăm bông lên mũi trong khoảng 5 phút. Tiếp theo, để dung dịch trên mũi khoảng 15 phút trước khi rửa sạch.[9]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Ngăn tình trạng da tiết nhiều dầu

  1. 1
    Trang điểm nhẹ nhàng. Việc trang điểm có thể bịt kín lỗ chân lông và làm cho mũi bóng nhờn hơn. Nếu mũi thường đổ nhiều dầu, bạn nên tránh trang điểm đậm trên mũi hoặc vùng da quanh mũi. Chỉ dùng một lớp mỏng kem nền hoặc kem che khuyết điểm ở gần mũi, nếu bạn có sử dụng.[10]
  2. 2
    Thay đổi thói quen ăn uống. Nuông chiều bản thân quá mức với rượu bia sẽ làm da tiết dầu nhiều hơn, bạn chỉ nên uống một hoặc hai cốc mỗi tối. Bên cạnh đó, một số người cho rằng thức ăn cay làm da mặt bóng nhờn hơn; do đó, bạn cũng nên giảm ăn cay.[11]
  3. 3
    Tránh dùng sản phẩm dưỡng da dạng kem đặc vào buổi tối. Nếu bạn dùng sản phẩm dưỡng da hoặc dưỡng ẩm dạng kem đặc vào ban đêm, lỗ chân lông sẽ bị bịt kín và làm cho mũi bóng nhờn hơn. Bạn nên chọn sản phẩm loãng hơn thay cho kem đặc. Kết cấu nhẹ của sản phẩm loãng sẽ giảm các vấn đề liên quan đến da dầu.[12]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Đi bơi với băng vệ sinh trong ngày hành kinhĐi bơi với băng vệ sinh trong ngày hành kinh
Nhịn tiểu khi bạn không thể sử dụng nhà vệ sinhNhịn tiểu khi bạn không thể sử dụng nhà vệ sinh
Làm sạch sâu cơ thểLàm sạch sâu cơ thể
Cạo lông Vùng kínCạo lông Vùng kín
Sử dụng nhà vệ sinh ngồi xổmSử dụng nhà vệ sinh ngồi xổm
Loại bỏ vết mực bút lông trên da
TắmTắm
Sử dụng Băng vệ sinh Đúng cáchSử dụng Băng vệ sinh Đúng cách
Tỉa Lông MuTỉa Lông Mu
Khử mùi xăng trên tayKhử mùi xăng trên tay
Xóa Hình xăm Tạm thời
Tẩy Thuốc nhuộm tóc Dính trên DaTẩy Thuốc nhuộm tóc Dính trên Da
Loại bỏ trứng chấy khỏi tócLoại bỏ trứng chấy khỏi tóc
Loại bỏ lông ở hậu mônLoại bỏ lông ở hậu môn
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Diana Yerkes
Cùng viết bởi:
Chuyên viên thẩm mỹ chính, Rescue Spa NYC
Bài viết này đã được cùng viết bởi Diana Yerkes. Diana Yerkes là chuyên viên thẩm mỹ chính của Rescue Spa NYC. Cô đã học chuyên ngành thẩm mỹ tại Aveda Institute và International Dermal Institute. Diana là thành viên của cộng đồng ASCP, có bằng chứng nhận về các chương trình Wellness for Cancer và Look Good Feel Better. Bài viết này đã được xem 20.995 lần.
Chuyên mục: Vệ sinh cá nhân
Trang này đã được đọc 20.995 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo