Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nước cứng, loại nước có hàm lượng cao các khoáng chất như canxi và magiê, có thể được làm mềm bằng nhiều cách, thường là đun sôi hoặc xử lý bằng các hóa chất. Mặc dù các nghiên cứu không cho thấy nước cứng gây hại sức khỏe, nhưng loại nước này thường gây bất tiện. Đó là vì các khoáng chất hiện diện trong nước cứng thường đóng cặn làm tắc lỗ thoát nước, ố vàng kính và gạch lát, ngoài ra còn để lại các vệt cặn trên tóc và da. May mắn là việc xử lý nước cứng cũng khá đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều thời gian, công sức hoặc kỹ năng.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Làm mềm nước trong bếp

  1. 1
    Đun sôi nước. Phương pháp đun sôi nước chỉ xử lý được một số loại nước cứng ("cứng tạm thời"), do đó không có tác dụng cho mọi nhà. Bạn có thể thử xem cách này có hiệu quả ở nhà bạn không:[1]
    • Đun sôi nước trong vài phút.
    • Để nước nguội trong vài giờ. Các khoáng chất màu trắng sẽ lắng xuống đáy nồi.
    • Hút nước hoặc múc nước phía trên ra, để lại khoáng chất trong nồi.

    Lời khuyên: Trước khi uống nước, bạn hãy loại bỏ vị "lờ lợ" của nước bằng cách rót nước qua lại giữa hai vật đựng. Cách này sẽ khôi phục lại không khí đã mất đi qua quá trình đun sôi.

  2. 2
    Mua một bộ lọc trao đổi ion. Một số bộ lọc có thiết kế gắn vào vòi nước trong bếp, số khác có dạng bình nước để đựng nước uống. Nước sau khi được làm mềm thường có vị dễ uống hơn, nhưng hiệu quả thì tùy thuộc vào các khoáng chất cụ thể trong nước.
    • "Bộ lọc" này thực ra không loại bỏ được phần lớn các chất ô nhiễm, trừ khi thiết bị có kèm theo bộ lọc thứ hai (như bộ lọc than hoạt tính hoặc thẩm thấu ngược).[2]
    • Phần lớn những người mê cà phê đều không thích vị của cà phê pha bằng nước mềm.[3] Bạn nên tìm loại vòi nước có van chuyển đổi để có thể lấy nước cứng pha cà phê.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Làm mềm nước để giặt giũ

  1. 1
    Sử dụng nước xả vải không kết tủa rót vào mẻ giặt. Sản phẩm này sẽ thu lại một số chất khoáng trong nước khi giặt. Nhớ mua sản phẩm "không kết tủa" — có thể bạn cần phải tìm kiếm trên mạng. Tránh dùng loại "kết tủa", vì nó sẽ để lại cặn trên vải và máy giặt. Khi đã chọn được một sản phẩm, bạn hãy cho vào máy giặt như sau:[4]
    • Rót nước xả lần thứ hai vào chu kỳ xả nước. Nếu bạn bỏ qua bước này, tất cả các khoáng chất sẽ bám trở lại quần áo.

    Lời khuyên: Rót vào máy giặt ở chu kỳ giặt theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm. Nếu không biết chính xác độ cứng của nước, bạn hãy thêm nước xả cho đến khi nước có vẻ trơn và bọt nổi lên trong quá trình giặt.

  2. 2
    Xử lý các vệt nước cứng bằng giấm. Giấm trắng chưng cất có thể loại bỏ các vệt trắng trên vải, lỗ thoát nước hoặc đồ sứ do các khoáng chất đóng cặn. Rót giấm trắng đậm đặc hoặc pha loãng với một lượng nước tương đương, kỳ cọ cho sạch và rửa lại. Giải pháp tạm thời này đôi khi khiến bạn nản lòng nếu cặn đóng quá nhanh. Nếu độ cứng của nước không cao lắm thì đây là phương pháp có chi phí hiệu quả.
    • Nước cứng cũng sẽ làm cứng khăn tắm Bạn có thể xử lý khăn tắm bằng cách này.
    • Giấm có thể tẩy trắng một số loại vải và làm hư hại đá gốm.
    • Một số người rót ½ cốc (120 ml) giấm vào chu kỳ xả nước của máy giặt, nhưng một số người khác lại cho rằng giấm có thể làm hỏng vòng cao su của máy giặt. Bạn nên hỏi nhà sản xuất về việc này.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Làm mềm nước để sử dụng trong nhà

  1. 1
    Đo độ cứng của nước. Bạn có thể lên mạng tìm mua các băng giấy thử giá rẻ hoặc bộ thử nước cứng chính xác hơn.
  2. 2
    Tìm thiết bị làm mềm nước đúng kích cỡ. Hầu hết các bộ thử ở Mỹ đo độ cứng của nước theo "grain per gallon (gpg) ". Bạn hãy nhân kết quả này với số gallon nước trung bình mà gia đình bạn sử dụng mỗi ngày (dựa theo hóa đơn tiền nước). Đây chính là số "hạt" của độ cứng mà thiết bị sẽ làm mềm mỗi ngày. Chọn thiết bị làm mềm nước có cỡ gấp 10 lần số hạt. Điều này có nghĩa là thiết bị làm mềm nước sẽ hoạt động hiệu quả trong 10 ngày trước khi phải thay.[5]
    • Người Mỹ trung bình sử dụng 100 gallon nước mỗi ngày (hoặc 70 gallon nước nếu chỉ làm mềm nước sử dụng trong nhà).[6]
    • Ví dụ, nước ở nhà bạn có độ cứng 9 gpg, và bạn dùng 300 gallon mỗi ngày, như vậy ta có 9 x 300 = 2.700 hạt mỗi ngày. Thiết bị làm mềm nước có cỡ 27.000 hạt (2.700 x 10) sẽ là thích hợp.
  3. 3
    Chọn loại thiết bị làm mềm nước. Hiện tại, thiết bị làm mềm nước trao đổi ion là loại dùng trong gia đình hiệu quả nhất. Hầu hết các thiết bị khác kém hiệu quả hơn nhiều, thậm chí chỉ là lừa gạt. Thiết bị làm mềm nước trao đổi ion có 2 loại:
    • Natri clorua: thông dụng và hiệu quả nhất. Thiết bị này bổ sung một lượng muối (natri) thật nhỏ vào nước.
    • Kali clorua: kém hiệu quả hơn, nhưng cũng hữu ích nếu bạn không có natri. Kali có thể gây hại cho những người mắc bệnh thận hoặc một số bệnh cản trở hấp thu kali.[7]
    • Nếu không thích dùng natri hoặc kali, bạn có thể chọn một trong hai loại trên và lắp thêm bộ lọc thẩm thấu ngược để loại bỏ natri hoặc kali sau khi làm mềm nước.
  4. 4
    Tìm hiểu cách bảo dưỡng thiết bị làm mềm nước. Khi đã thu hẹp phạm vi lựa chọn các loại thiết bị, bạn hãy xem xét chi tiết. Nhiều thiết bị tự động nạp lại và không hoạt động trong thời gian này. Một số khác nạp lại mỗi khi hạt nhựa làm mềm nước giảm xuống quá thấp. Một số thiết bị có thể được cài đặt theo thời gian nhất định, chẳng hạn như mỗi tuần một lần, vì vậy bạn không bao giờ lo nước cứng đột ngột.[8]
  5. 5
    Cân nhắc thuê thiết bị. Bạn có thể mua thiết bị làm mềm nước hoặc thuê và trả tiền thuê hàng tháng. Ngoài việc không phải trả tiền một lần, bạn cũng không phải tự lắp đặt vì đã có thợ lắp đặt khi thuê thiết bị. Bạn nên lấy ít nhất 2 bản báo giá về công lắp đặt và chi phí thuê.[9]

    Lời khuyên: Khi so sánh giá cả, bạn cũng nên kiểm tra cả dấu chứng nhận, chẳng hạn như NSF hoặr WQA. Dấu chứng nhận này không đảm bảo chất lượng hàng đầu của sản phẩm, nhưng nó sẽ giúp bạn phân biệt giữa sản phẩm đã được kiểm nghiệm với loại lừa bịp.

  6. 6
    Lắp đặt thiết bị làm mềm nước. Nếu quyết định tự lắp đặt thiết bị, bạn có thể làm theo hướng dẫn liên kết với bài viết này. Hầu hết các thiết bị làm mềm nước đều có kèm theo hướng dẫn lắp đặt, mặc dù kinh nghiệm lắp ống nước cũng sẽ giúp ích.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Hệ thống làm mềm nước có thể giúp bạn tiết kiệm tiền về lâu dài so với việc phải mua nước xả vải và chi phí sửa chữa ống thoát nước.

Cảnh báo

  • Bộ lọc thẩm thấu ngược (RO) sẽ chỉ làm mềm nước trong thời gian ngắn trước khi cặn khoáng chất làm hỏng bộ lọc. Tốt nhất là bạn nên dùng bộ lọc trao đổi ion để làm mềm nước, kèm theo đó là bộ lọc thẩm thấu ngược để loại bỏ các khoáng chất ô nhiễm khác.[10] Bạn có thể tìm mua thiết bị có cả hai bộ lọc này.
  • Thận trọng với các thiết bị làm mềm nước được quảng cáo hoạt động theo các phương pháp khác với phương pháp trao đổi ion. Hầu hết các loại này chỉ là trò lừa giả khoa học, trong đó bao gồm các thiết bị làm mềm nước sử dụng từ tính, cuộn dây điện, xung vô tuyến hoặc "chất xúc tác."[11] Tốt lắm thì các sản phẩm này cũng chỉ giảm được các cặn khoáng chất đóng trên các thiết bị gia dụng – thậm chí nhiều sản phẩm còn không có tác dụng này.[12]

Bài viết wikiHow có liên quan

Dẫn nước bằng ống xi phôngDẫn nước bằng ống xi phông
Sử dụng ghim kẹp tóc mở ổ khóa
Trộn vữaTrộn vữa
Thay mũi khoan
Sơn lên nhômSơn lên nhôm
Ngăn gà vào vườnNgăn gà vào vườn
Đuổi Sóc khỏi Nhà bạnĐuổi Sóc khỏi Nhà bạn
Đuổi sócĐuổi sóc
Tiêu diệt bọ đỏTiêu diệt bọ đỏ
Cách âm cho căn phòng
Mở ổ khóa mà không cần chìa
Loại bỏ vết sơn xịt dính trên tay
Sửa bồn cầu bị rò rỉ nướcSửa bồn cầu bị rò rỉ nước
Xử lý lỗ thủng trên tườngXử lý lỗ thủng trên tường
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

AG
Cùng viết bởi:
Chuyên gia vệ sinh & Chủ sở hữu, Rainbow Cleaning Service
Bài viết này đã được cùng viết bởi Andrii Gurskyi. Andrii Gurskyi là chủ sở hữu và nhà sáng lập của Rainbow Cleaning Service, một công ty dịch vụ vệ sinh tại New York chuyên phục vụ các căn hộ, nhà riêng và dịch vụ dọn nhà. Ông thành lập Rainbow Cleaning Service năm 2010 tại New York và đến nay đã cung cấp dịch vụ cho trên 35.000 khách hàng. Bài viết này đã được xem 3.536 lần.
Chuyên mục: Bảo dưỡng Nhà ở
Trang này đã được đọc 3.536 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo