wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 26 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian.
Bài viết này đã được xem 29.941 lần.
Khản giọng hoặc mất giọng hoàn toàn xảy ra do tình trạng gọi là viêm thanh quản. Có nhiều nguyên nhân gây viêm thanh quản, do đó bạn sẽ có nhiều lựa chọn nếu muốn làm mất giọng nói vì mục đích nào đó. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi làm việc này – quá trình làm mất giọng nói thường đi kèm với tình trạng đau rát và và/hoặc kích ứng. Hãy bắt đầu với bước 1 dưới đây. Lưu ý: xem bài Cách để lấy lại giọng sau khi bị mất nếu bạn muốn tìm cách để lấy lại giọng nói sau khi đã mất giọng.
Các bước
Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:Các phương pháp được khuyến nghị
-
1Nói, nói và nói. Cách trực tiếp nhất để làm mất giọng chỉ đơn giản là sử dụng thanh quản cho đến khi không thể dùng được nữa. Các hoạt động phát âm như nói, la hét, hát, v.v… đòi hỏi các dây thanh âm của thanh quản rung nhẹ nhàng – khi sử dụng quá nhiều, các dây thanh âm có thể bị viêm và cản trở các hoạt động này. Bạn hãy thử liên tục nói với âm lượng lớn một cách hợp lý mỗi khi có thể. Nếu kiên trì, giọng nói của bạn cuối cùng sẽ bắt đầu khàn đi.
- Nếu đang tìm các cơ hội để nói to trong thời gian dài, bạn hãy thử đăng ký lớp học nói trước công chúng, hoặc chỉ cần đến những câu lạc bộ hay các quán bar ồn ào để nói chuyện.
-
2Hát. Hoạt động hát có thể tác động mạnh lên dây thanh âm – hát thật to hoặc hát với khoảng âm thật thấp hay thật cao cũng đều có tác động tương tự. Những nguy cơ này càng gia tăng nếu bạn không phải là ca sĩ được huấn luyện hoặc có kinh nghiệm. Vì vậy, để làm hỏng giọng, bạn có thể thử hát với âm lượng to nhất với khoảng âm khó hát.
- Hiển nhiên là bạn sẽ muốn tăng hiệu quả bằng cách không khởi động trước khi hát.
- Nếu thấy ngượng khi hát to, bạn có thể hát khi ngồi trong phòng đóng kín cửa. Sẽ không ai biết bạn đang hát.
-
3Ho. Mặc dù không hiếm trường hợp người ta bị cảm lạnh và ho đến mất giọng, nhưng bạn không cần bị cảm lạnh mà vẫn ho được. Những cơn ho liên tục sẽ kích thích thanh quản và cuối cùng sẽ gây viêm và dẫn đến mất giọng. Bạn có thể thử kết hợp ho với một trong những cách trong bài viết này để có hiệu ứng tối đa.
- Cũng như la hét và hát, việc ho quá nhiều trong thời gian dài có thể gây đau dai dẳng và tổn thương cổ họng.
-
4Mở miệng. Như đã đề cập ở trên, cổ họng khô rất dễ bị tổn thương. Để đẩy nhanh quá trình làm mất giọng, bạn nên mở miệng suốt ngày để cho miệng và họng khô đi. Cách này đặc biệt công hiệu nếu bạn sống trong vùng khí hậu khô.
- Nếu sợ mọi người trông thấy bộ dạng kỳ quặc của mình, bạn hãy mở miệng trong lúc ngủ để không ai nhìn thấy.
-
5Đừng uống nước. Các dây thanh âm được bôi trơn tốt là kẻ thù của bất cứ ai muốn làm mất giọng nói. Thực tế là những người làm nghề nói và hát chuyên nghiệp luôn có cốc nước trên sân khấu để bảo vệ dây thanh âm. Nếu bạn muốn mất giọng thì hãy làm ngược lại! Không làm dịu dây thanh âm bằng cách nhấp nước sau khi bạn nói chuyện, la hét hoặc hát.
- Bạn cần thực hiện một cách hợp lý khi áp dụng nguyên tắc này – đừng kiêng mọi chất lỏng đến mức cơ thể bị mất nước.
- Nếu muốn tìm một chất lỏng thay thế cho nước để làm khô cổ hơn, bạn hãy thử uống nước có vị chua hoặc có chứa sữa (xem bên dưới để biết thêm thông tin).
-
6Ăn thức ăn có tính a-xít và/hoặc sữa. Một số thức ăn và đồ uống, đặc biệt là thức ăn thật chua (chanh, giấm, v.v…) và các sản phẩm sữa có thể sinh ra đàm trong cổ họng. Mặc dù đàm không kích thích dây thanh âm, nhưng nó có thể gây ho. Do đó, nếu muốn làm mất giọng, bạn hãy thử sử dụng các loại thức ăn đồ uống này kết hợp với một trong các phương pháp khác.
-
7Uống nước thật lạnh. Một số người nhận thấy rằng nước thật lạnh cũng có hiệu ứng sinh ra đàm, tương tự như thức ăn và nước uống có tính a-xít. Thử uống một cốc nước đá để thử tác động lên cổ họng – nếu thấy cổ họng có nhiều đàm sau khi uống nước lạnh, bạn có thể dùng cách này để kích thích ho.Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:Các phương pháp không được khuyến khích
-
1La hét. Dây thanh âm càng làm việc nhiều thì càng bị căng thẳng. Hành động la hét sẽ làm căng dây thanh âm hơn là nói chuyện bình thường, dẫn đến khản giọng và mất tiếng trong một thời gian. Để có kết quả tối đa, bạn có thể thử hét to hết sức có thể. Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng la hét như vậy có thể khiến bạn bị đau rát, thậm chí gây tổn thương lâu dài.
- Nếu bạn sợ làm phiền người khác, hãy thử tham dự một sự kiện mà mọi người được khuyến khích la hét, ví dụ như một sự kiện thể thao hoặc buổi trình diễn nhạc rock.
-
2Cố tình bị cảm lạnh. Thông thường người ta hay bị mất tiếng sau khi bị cảm lạnh. Nếu thực sự có ý định làm mất tiếng, bạn hãy cân nhắc đặt mình vào tình huống có thể bị cảm. Ví dụ, bạn có thể ở bên cạnh một người bạn bị cảm và ngủ ít hơn bình thường. Tất nhiên là việc cố tình bị cảm có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không hề dễ chịu, bao gồm sốt, buồn nôn, đau nhức, và nói chung là rất khó chịu, vì thế bạn hãy tránh xa virus cúm trừ khi bạn thực sự nghiêm túc về việc làm mất giọng nói!
- Không cần nói thì ai cũng biết là: Cố tình phơi nhiễm các bệnh nghiêm trọng không bao giờ là ý hay. Bạn nên dùng lý trí trong việc này.
-
3Kích thích dị ứng. Dị ứng được biết đến là nguyên nhân gây kích thích cổ họng và làm khản tiếng trong một số trường hợp.[1] Nếu có tiền sử dị ứng nhẹ và bị đau cổ họng do dị ứng, bạn có thể tiếp xúc với các dị ứng nguyên để làm mất giọng. Ví dụ, nếu bị dị ứng mùa do phấn hoa, bạn có thể đi ra công viên và ngửi vài bông hoa!
- Nếu bị dị ứng nghiêm trọng, bạn đừng đùa với lửa bằng cách kích thích phản ứng dị ứng chỉ để làm mất giọng nói. Cơn dị ứng nghiêm trọng có thể gây chết người.
-
4Không cho giọng nói nghỉ ngơi. Dần dần, cơ thể sẽ tự chữa lành cổ họng bị kích ứng. Nếu muốn mất giọng nói, bạn đừng để cho điều này xảy ra! Càng ít để thanh quản nghỉ ngơi thì bạn càng nhanh mất tiếng. Bạn cần gia tăng sự mệt mỏi!
- Tuy nhiên, hãy nhớ rằng làm như vậy là bạn đang mạo hiểm với giọng nói của mình. Việc làm cho giọng khàn đi (đặc biệt là làm đi làm lại nhiều lần trong thời gian dài) có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho giọng nói. Ví dụ, nhiều ca sĩ một thời từng hát rất khỏe bị mất giọng sau nhiều năm ca hát.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Nếu dùng cách la hét để làm mất giọng, bạn có thể hét vào gối để khỏi làm phiền hàng xóm.
- Bạn chỉ nên hét mỗi lần 30 giây để không làm hỏng giọng vĩnh viễn.
- Thay vì làm mất giọng thực sự, bạn có thể học cách giả mất giọng.
Cảnh báo
- Một thực trạng mà chắc chắn bạn muốn tránh khi cố gắng làm mất giọng là trào ngược dạ dày thực quản, một căn bệnh rất khó chịu khi a-xít trong dạ dày trào vào họng và gây kích ứng. Mặc dù bệnh trào ngược dạ dày thực quản rất khó chịu và chẳng ai muốn thực hiện để làm mất giọng, nhưng cũng cần nhắc rằng tình trạng này nếu lặp đi lặp lại có thể dẫn đến căn bệnh về họng được xếp vào loại có nguy cơ cao gây ung thư thực quản.[2]
- Một số yếu tố gây mất giọng có thể rất có hại cho sức khỏe, vì vậy bạn nên tránh, cho dù rất muốn làm mất giọng. Ví dụ như hút thuốc lá có thể khiến bạn mất giọng, nhưng đó là ý kiến rất tồi, vì thuốc lá có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm ung thư, các bệnh về tim, đột quỵ, tràn khí và nhiều bệnh khác.[3]