Bài viết này đã được cùng viết bởi Sirvart Mesrobian, PsyD. Tiến sĩ Sirvart Mesrobian là nhà tâm lý học lâm sàng sống tại phía Tây Los Angeles và Glendale, California. Cô chuyên điều trị cho các cá nhân, gia đình và cặp đôi. Mesrobian cung cấp liệu pháp hành vi nhận thức, phỏng vấn tạo động lực, phương pháp điều trị tập trung vào sang chấn và các dịch vụ khác. Cô có bằng thạc sĩ tâm lý học và bằng tiến sĩ tâm lý học lâm sàng của Đại học Quốc tế Alliant.
Có 10 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 1.995 lần.
Mối quan hệ mẹ con là một trong những mối quan hệ đặc biệt nhất trong cuộc đời, thế nên cảm giác sẽ khó khăn hơn nhiều khi mẹ bạn nói câu nào đó khiến bạn tổn thương cảm xúc. Có thể bạn không biết phải phản ứng như thế nào hoặc nói gì với mẹ, nhưng đừng lo - chúng tôi ở đây là để giúp bạn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều lời khuyên của các chuyên gia về những điều bạn nên nói với mẹ và cách tự chăm sóc bản thân.
Các bước
Giữ bình tĩnh
-
Hít thở sâu để kiểm soát cảm xúc và xoa dịu bản thân. Nếu bạn có cảm thấy cơn giận dâng lên khi mẹ bạn một câu cay nghiệt thì cũng là bình thường, nhưng đừng ngay lập tức phản ứng hoặc cãi lại - hãy hít vài hơi chậm và sâu để lấy lại bình tĩnh. Bạn có thể hình dung ra một khung cảnh dễ chịu hoặc chỉ cần ra khỏi phòng để tìm chút không gian riêng.[1] X Nguồn nghiên cứu
- Nếu không ra khỏi nhà được, hãy nhắm mắt lại và hít vài hơi sâu. Tưởng tượng trước mắt bạn là một nơi đem lại cho bạn cảm giác an toàn và hạnh phúc. Hãy dùng mọi giác quan để hình dung ra khung cảnh đó.
Quảng cáo
Suy nghĩ xem vì sao mẹ bạn lại nói những câu đó
-
Việc hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của mẹ sẽ giúp bạn biết cách nói chuyện với mẹ. Trước khi nói chuyện, bạn hãy tự hỏi vì sao mẹ bạn lại nói như vậy. Dành chút thời gian nghĩ xem mẹ đang nghĩ gì và cảm thấy thế nào. Điều này có thể giúp cho cuộc đối thoại giữa hai mẹ con dễ dàng hơn.
- Ví dụ, bạn có thể nghĩ về thời thơ ấu của mẹ hoặc cách mà mẹ bạn đã được nuôi dạy. Có thể mẹ bạn đang đối phó với sang chấn và không biết làm thế nào để vượt qua. Như vậy, bạn có thể nhận ra rằng những câu nói gây tổn thương của mẹ bạn là do thiếu khả năng đối phó hơn là do tức giận bạn.
Nói với mẹ rằng bà đã làm tổn thương cảm xúc của bạn
-
Bày tỏ cảm xúc để mẹ biết là bạn bị tổn thương. Bạn có thể cảm thấy lo sợ và choáng ngợp khi nghĩ đến việc tiếp cận mẹ và nói chuyện về những gì mẹ bạn đã nói, nhưng đây là một bước đi lớn. Hãy bình tĩnh và dùng giọng điệu lễ phép - như thế, mẹ bạn sẽ dễ nghe bạn hơn. Nhớ giải thích vì sao bạn bực bội và bạn muốn thay đổi điều gì.
- Dùng câu có chủ ngữ là "con" khi nói chuyện với mẹ để không đẩy mẹ bạn vào thế phòng thủ. Ví dụ, “Khi mẹ nói rằng mẹ thất vọng về con, con cảm thấy như mình vô giá trị,” hoặc “Con cảm thấy rất áp lực khi mẹ nói con vô dụng.”
- Việc này có thể rất khó hoặc đáng sợ, nhưng bạn có thể đi từng bước nhỏ - thậm chí chỉ cần nói một câu ngắn như “Con cảm thấy rất buồn khi mẹ mắng chửi con” - nói rằng hành vi của mẹ bạn là có hại. Nếu cứ tiếp tục luyện tập, bạn có thể xây dựng được các cuộc trò chuyện lâu hơn và sâu sắc hơn.
Quảng cáo
Đừng nghĩ quá nhiều về những điều mẹ bạn nói
-
Tạo khoảng cách cảm xúc giữa bạn và mẹ bạn để bảo vệ cảm xúc của mình. Nếu mẹ bạn liên tục làm tổn thương cảm xúc của bạn và nói những câu tai hại, vô tâm, có lẽ đã đến lúc bạn phải tạo ra khoảng cách giữa bạn và mẹ. Hãy tập tách rời cảm xúc của bạn khỏi những điều mẹ bạn nói.[2] X Nguồn nghiên cứu Nếu không thể bỏ đi đâu được, bạn có thể tách rời về tinh thần bằng cách nhẩm đi nhẩm lại nhưng câu thần chú hữu ích như:
- "Mình không chịu trách nhiệm cho cảm xúc của mẹ."
- "Mình không cần sự chấp thuận của mẹ."
- "Mình sẽ không để cho những câu nói của mẹ làm mình đau khổ."
Đặt ra các ranh giới với mẹ
-
Nhận biết các hành vi mà bạn muốn mẹ chấm dứt để đặt ra các hậu quả cho mẹ bạn. Có thể bạn không cảm thấy mình kiểm soát được mối quan hệ giữa hai mẹ con, nhưng bạn có thể thiết lập các ranh giới. Các ranh giới này là dành cho bạn - bạn đang đứng lên bảo vệ bản thân và nói rằng những hành vi của mẹ bạn là không chấp nhận được.
- Bạn có thể nói “Nếu mẹ không thôi chửi mắng con thì con sẽ không nói chuyện với mẹ nữa,” “Mẹ đừng bạo hành lời nói với con,” hoặc “Con không để mẹ chửi mắng con đâu.” Hậu quả mà bạn đặt ra có thể bao gồm việc không trả lời mẹ hoặc rời khỏi nhà.
- Nếu bạn đặt ra các ranh giới để khẳng định sự độc lập của bạn, điều quan trọng là bạn cần phải tuân theo các cam kết mà bạn đã đặt ra với mẹ. Ví dụ, nếu bạn nói rằng bạn cần có thời gian để làm việc riêng sau giờ học nhưng sẽ về nhà ăn tối, hãy nhớ về nhà đúng giờ. Điều này sẽ thể hiện sự trưởng thành của bạn.
Quảng cáo
Phát triển tư duy tích cực
-
Chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân bằng cách ngăn chặn những ý nghĩ tiêu cực độc hại. Nếu mẹ bạn thường nói những câu gây tổn thương, bạn có thể bắt đầu tin vào những lời nói đó, trừ khi bạn thay đổi cách nhìn. Nếu bạn chợt nghĩ đến những điều như “Có lẽ mình là người tệ hại,” hãy ngừng lại và tự nhủ “Thực ra mình là người tốt bụng.” Hãy nhẩm đi nhẩm lại các ý nghĩ tích cực này, rồi cuối cùng bạn sẽ tin là thật.[3] X Nguồn nghiên cứu
- Ví dụ, nếu bạn nghĩ “Mình cảm thấy như lúc nào cũng bị chỉ trích,” hãy tự nói với bản thân “Mình có thể không hoàn hảo nhưng luôn cố gắng hết sức.”
- Biến một ý nghĩ tiêu cực như “Mình cảm thấy tức giận và không được yêu thương” thành “Mình biết mình là người đáng yêu và biết cách tự trấn an.”
Ưu tiên việc chăm sóc bản thân
-
Nghe những lời nói gây tổn thương là trải nghiệm không dễ dàng gì. Đừng tập trung vào mẹ bạn nữa - bạn không thể thay đổi mẹ bạn, nhưng bạn có thể tạo nên những sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của mình.[4] X Nguồn tin đáng tin cậy Cleveland Clinic Đi tới nguồn Cố gắng ngủ đủ giấc, năng vận động, ăn uống lành mạnh, và làm những việc tốt cho bản thân! Sau đây là một vài cách hữu ích để chăm sóc bản thân:
- Thiền
- Học một kỹ năng mà bạn luôn muốn học
- Ra ngoài trời tận hưởng thiên nhiên
- Tự chiều chuộng mình bằng ly cà phê hoặc món tráng miệng yêu thích
Quảng cáo
Dành thời gian cho những người ủng hộ bạn
-
Ở bên cạnh nhưng người yêu mến và tôn trọng bạn để cảm thấy mình có giá trị. Hãy thoát khỏi áp lực và căng thẳng vì những tương tác với mẹ. Tìm đến bạn bè và những người mà bạn quý mến, những người thực sự quan tâm đến bạn - dù chỉ là một cuộc gọi hoặc một tin nhắn cũng có thể giúp bạn cảm thấy khá hơn. Nếu được, bạn có thể chia sẻ với họ về mối quan hệ của bạn và mẹ, hoặc bạn chỉ cần biết rằng bạn đang ở giữa những người yêu thương bạn vì chính con người bạn.[5] X Nguồn nghiên cứu
- Nếu bạn phân vân không biết nên nói chuyện với ai, hoặc bạn muốn nói chuyện với người có cùng trải nghiệm như bạn, hãy tham gia một nhóm hỗ trợ dành cho trẻ em có cha mẹ độc hại. Bạn có thể tìm các nhóm này trên mạng hoặc nhờ chuyên gia tư vấn giới thiệu.
- Nếu bạn muốn xây dựng một mạng lưới hỗ trợ, hãy tham gia một hoạt động hoặc một câu lạc bộ để có thể gặp gỡ những người mới có cùng các mối quan tâm như bạn.
Nói chuyện với một người lớn đáng tin cậy nếu bạn bị bạo hành
-
Tìm sự giúp đỡ nếu mẹ bạn bạo hành thế chất đối với bạn, hoặc bạn lo sợ cho sự an toàn của mình. Nếu bạn cảm thấy mẹ mình là người độc hại và bạo hành, bạn cần phải tự chăm sóc mình. Hãy tìm đến một người có thể giúp đỡ bạn, chẳng hạn như chuyên gia tư vấn tâm lý học đường, một người họ hàng hoặc một giáo viên.[6] X Nguồn nghiên cứu
- Ví dụ, nếu mẹ bạn quát tháo và ném đồ, bạn hãy tìm một nơi an toàn và gọi người họ hàng đến đón bạn.
- Đừng ngần ngại gọi đường dây nóng 111 (tổng đài bảo vệ quốc gia bảo vệ trẻ em) nếu bạn lo sợ cho sự an toàn của mình. Nếu bạn không thể gọi dịch vụ khẩn cấp, hãy đến những khu vực công cộng để nhờ người gọi cho chuyên gia tư vấn tâm lý hoặc giúp đỡ bạn. Nếu ở Mỹ, bạn có thể gọi 911 hoặc đến những cơ sở có tấm bảng ghi "Safe Place" để được giúp đỡ.[7] X Nguồn nghiên cứu
Quảng cáo
Tìm sự giúp đỡ của chuyên gia
-
Nói chuyện với chuyên gia trị liệu để họ giúp bạn xử lý cảm xúc. Lẽ tự nhiên là bạn sẽ cảm thấy tổn thương và cô đơn khi mẹ bạn đối xử không tốt với bạn. Có thể bạn không biết phải nói chuyện với ai về mối quan hệ phức tạp của mình, nhưng luôn có những người mà bạn có thể dựa vào! Một chuyên gia trị liệu hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý ở trường học có thể hướng dẫn bạn cách nói chuyện với mẹ hoặc giúp bạn tiếp tục tiến về phía trước nếu bạn quyết định rời khỏi mối quan hệ.[8] X Nguồn nghiên cứu
- Bạn có thể nói chuyện với chuyên gia trị liệu cá nhân hoặc tìm một người chuyên về xung đột gia đình. Nếu bạn vẫn còn đi học, hãy nói chuyện với chuyên gia tư vấn tâm lý học đường để họ giúp bạn tìm các nguồn hỗ trợ mà bạn cần.
Tha thứ cho mẹ khi bạn đã sẵn sàng
-
Quên đi cảm giác tức giận và oán trách để vượt qua. Tha thứ là một điều phức tạp - nó không phải là điều mà bạn có thể ép bản thân phải làm. Bạn sẽ biết mình đã sẵn sàng tha thứ cho mẹ khi bạn không còn cần sự chấp thuận của mẹ nữa và khi bạn kiểm soát được hạnh phúc của mình.[9] X Nguồn tin đáng tin cậy Greater Good in Action Đi tới nguồn
- Bạn không cần phải nói ra lời rằng bạn tha thứ cho mẹ, nhưng bạn có thể nói “Con không giận những gì mẹ đã nói nữa. Con hy vọng mẹ con mình sẽ vượt qua việc này.”
- Có thể bạn chỉ cần nhận ra rằng mình đã vượt qua tổn thương mà mẹ bạn đã gây ra và tha thứ cho mẹ.
Quảng cáo
Bài viết wikiHow có liên quan














Tham khảo
- ↑ https://www.myhorridparent.com/how-to-cope
- ↑ https://www.psychologytoday.com/us/blog/toxic-relationships/201808/12-clues-relationship-parent-is-toxic
- ↑ https://www.myhorridparent.com/how-to-cope
- ↑ https://health.clevelandclinic.org/toxic-parenting-traits/
- ↑ https://www.choosingtherapy.com/toxic-parenting/
- ↑ https://kidshealth.org/en/teens/family-abuse.html
- ↑ https://www.nationalsafeplace.org/how-does-safe-place-work
- ↑ https://www.psychologytoday.com/us/blog/toxic-relationships/201808/12-clues-relationship-parent-is-toxic
- ↑ https://ggia.berkeley.edu/practice/nine_steps_to_forgiveness
Về bài wikiHow này
