Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Kẹo chua là món ăn vặt khoái khẩu, nhưng do các nguyên liệu trong kẹo có hàm lượng axit cao, nó có thể để lại cảm giác đau rát và khó chịu khi bạn ăn quá nhiều.[1] Mặc dù không có liệu pháp thần kỳ nào có thể giúp lưỡi trở lại bình thường ngay lập tức, nhưng có nhiều cách để bạn giảm cảm giác khó chịu. Nếu thích dùng thuốc, bạn hãy thử dùng gel benzocaine không kê toa với liều lượng khuyến nghị. Nếu muốn lưỡi lành lại tự nhiên, bạn có vài cách để làm dịu lưỡi.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Thoa gel benzocaine (loại dùng trong miệng)

  1. 1
    Xác định vị trí đau rát nhất trong lưỡi. Rửa tay và dùng một ngón tay sạch dò nhẹ nhàng trên lưỡi. Sờ thử và xác định chỗ nào trong lưỡi bị tác động nhiều nhất vì axit trong kẹo để bạn có thể thoa thuốc chính xác vào đó.[2]
    • Ví dụ, nếu bạn để viên kẹo ở giữa lưỡi cho đến khi tan hết, có thể đó là vị trí bị rát nhất.
  2. 2
    Dùng tăm bông thấm khô chỗ đau rát nhất trên lưỡi. Lấy tăm bông thấm hết nước bọt ở chỗ đau. Nếu muốn, bạn có thể thấm khô toàn bộ bề mặt lưỡi – nhớ tập trung vào khu vực sẽ thoa thuốc. Khi thấm nước bọt, hãy cố gắng đừng thò tăm bông vào quá sâu trong miệng, vì nó có thể kích thích phản xạ họng không mong muốn.[3]
    • Một số gói gel có sẵn tăm bông hoặc dụng cụ thoa thuốc.
  3. 3
    Dùng tăm bông mới để thoa thuốc. Nhúng một chiếc tăm bông mới vào chai gel benzocaine (loại dùng trong miệng). Dùng động tác chấm nhẹ nhàng để thoa một lớp gel mỏng lên chỗ đau. Đừng thoa thuốc quá dày, vì sản phẩm này sẽ ngấm dần dần vào lưỡi.[4]
    • Bạn có thể tìm mua sản phẩm này ở hầu hết các hiệu thuốc.

    Bạn có biết? Mọi người trên 2 tuổi đều có thể dùng gel này. Nếu em bé hoặc trẻ ở tuổi tập đi bị rát lưỡi, bạn nên hỏi bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc.

  4. 4
    Để cho thuốc tan dần trong 6 tiếng. Đừng nuốt thuốc – bạn nên để cho thuốc ngấm vào lưỡi và giảm đau. Nếu lưỡi vẫn còn đau rát sau 6 tiếng, bạn có thể thoa một lớp gel mỏng nữa. Nói chung, thuốc này có thể thoa đến 4 lần một ngày.[5]
    • Nếu lỡ nuốt thuốc trực tiếp, bạn hãy gọi cho trung tâm chống độc hoặc chuyên viên y tế để xin lời khuyên.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Làm dịu lưỡi

  1. 1
    Đặt một nhúm muối nở lên chỗ rát của lưỡi. Giảm đau dần dần một cách tự nhiên bằng cách rắc ít hơn một thìa cà phê (5 g) muối nở lên lưỡi. Tập trung vào khu vực bị viêm nhiều nhất và chờ 2-3 phút để cảm giác đau rát giảm đi, sau đó nhổ muối nở ra.[6]
  2. 2
    Ngậm một viên đá trên lưỡi. Đặt một viên đá lên chỗ đau nhất trong lưỡi. Đừng nhai hoặc nuốt đá – thay vào đó, bạn cần để đá tan trên lưỡi. Mặc dù đây không phải là giải pháp lâu dài, nhưng bạn có thể thấy dịu đau ngay khi ngậm đá.[7]
    • Đừng dùng viên đá lớn. Bạn chỉ nên dùng viên nhỏ cỡ xấp xỉ bằng vết thương.
  3. 3
    Giảm đau bằng cách súc miệng nước muối. Hoà tan ½ thìa cà phê muối với ½ cốc (120 ml) nước ấm. Súc miệng nước muối xung quanh lưỡi vài giây trước khi nhổ ra. Nếu muốn, bạn có thể dùng ½ thìa cà phê muối nở thay cho muối ăn để súc miệng.[8]
  4. 4
    Giảm khó chịu bằng thuốc uống giảm đau không kê toa (thuốc kháng viêm không steroid). Dùng thuốc không kê toa như ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau và viêm trên lưỡi bị đau rát. Đọc nhãn thuốc để xem liều khuyến nghị là bao nhiêu và uống chính xác liều lượng đó. Nếu vẫn bị đau sau một ngày, bạn có thể uống thêm các liều thuốc nữa.[9]
    Quảng cáo

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Tránh kích ứng thêm

  1. 1
    Cố gắng không ăn thức ăn nhiều muối, giòn hoặc cay. Chú ý đến đồ ăn thức uống trong vài ngày sau đó. Món khoai tây chiên muối và giấm trông hấp dẫn thật, nhưng nó sẽ khiến lưỡi của bạn rất đau. Bạn cũng cần tránh xa cả các thứ ăn cay bên cạnh các món ăn vặt mặn, giòn và chua.[10]
    • Trong khi lưỡi đang rát, bạn nên tránh ăn các món ăn chua như dưa muối và hoa quả họ cam chanh.
  2. 2
    Không uống nước nóng. Thử thay đổi thói quen để không uống cà phê hoặc trà nóng trong cả ngày. Nếu không muốn từ bỏ các thức uống yêu thích, bạn hãy đổi sang uống lạnh, chẳng hạn như trà hoặc cà phê đá. Nếu muốn tìm thêm các thức uống khác, hãy thử uống sinh tố hoặc sữa lắc.[11]
    • Các thức uống lạnh có thể làm tê lưỡi đang đau rát. Nếu bạn muốn thưởng thức một cốc nước hoặc sữa, hãy thử uống bằng ống hút.
  3. 3
    Dùng bàn chải đánh răng mềm mỗi lần đánh răng. Không may là bạn không thể trốn đánh răng khi lưỡi bị đau. Tuy nhiên, bạn có thể giúp cho quá trình này dễ chịu hơn bằng cách dùng bàn chải mềm! Nếu không có bàn chải mềm, bạn có thể dùng bàn chải dành cho trẻ em. Chải răng nhẹ nhàng, đặc biệt là khi chải qua vùng lưỡi.[12]
    • Đừng dùng bàn chải chà lên lưỡi, vì làm vậy thì bạn chỉ khiến cho lưỡi đau hơn.
  4. 4
    Chọn kem đánh răng trên nhãn có ghi không chứa sodium lauryl sulphate (SLS). Chọn loại kem đánh răng nhẹ dịu hơn khi lưỡi bị đau. Nếu muốn bảo vệ lưỡi, bạn nên đổi sang loại kem đánh răng mới cho đến khi hết đau hẳn.[13]

    Bạn có biết? Nhiều người thấy rằng kem đánh răng không chứa SLS giúp giảm đau rát và các vết loét.[14]

    Quảng cáo

Những thứ bạn cần

Thoa gel benzocaine

  • Gel benzocaine (loại dùng trong miệng)
  • Tăm bông

Làm dịu lưỡi

  • ½ thìa cà phê muối nở
  • Đá viên
  • ½ thìa cà phê muối
  • ½ cốc (120 ml) nước ấm
  • Thuốc giảm đau NSAIDs (ibuprofen hoặc acetaminophen)

Tránh kích ứng thêm

  • Bàn chải đánh răng mềm
  • Kem đánh răng không chứa SLS

Lời khuyên

  • Tránh hút thuốc lá hoặc thuốc lá điện tử trong khi lưỡi đang đau, vì những thứ này có thể kích ứng lưỡi.[15]

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Bẻ Đốt sống Lưng
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Chữa lành vết đứt trên lưỡiChữa lành vết đứt trên lưỡi
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Alina Lane, DDS
Cùng viết bởi:
Nha sĩ
Bài viết này có đồng tác giả là Alina Lane, DDS, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 575 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo