Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Lý tưởng nhất là rửa mặt 2 lần mỗi ngày – 1 lần vào buối sáng và 1 lần vào buổi tối. Da sẽ bị khô nếu bạn chọn nhầm loại sữa rửa mặt. Tình trạng khô da có thể dẫn đến các tổn thương da, làm da nhạy cảm hơn và nổi các đốm đỏ. Sữa rửa mặt lý tưởng cần đủ mạnh để làm sạch da nhưng không quá mạnh khiến da bị bong tróc và hư tổn. Hẳn là bạn muốn tẩy sạch dầu nhờn, bụi bẩn và các chất ô nhiễm khác, trả lại làn da sạch sẽ tự nhiên. Có lẽ bạn đã hơi quá tay và bây giờ cần phải chăm sóc làn da bị rát. Có rất nhiều cách để giảm nhẹ các triệu chứng liên quan đến da khô, nhưng quan trọng nhất vẫn là chọn đúng loại sữa rửa mặt cho da.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Làm dịu da bị kích ứng vì sữa rửa mặt

  1. 1
    Rửa sạch mặt với nước ở nhiệt độ phòng. Nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm tổn thương da, khiến các tế bào da bị sốc. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng nước ở nhiệt độ phòng để rửa toàn bộ mặt. Nếu cảm thấy vẫn còn xà phóng dính trên mặt, hãy rửa thêm lần nữa.
    • Xà phòng đọng lại trên mặt gây tắc nghẽn lỗ chân lông như dầu nhờn và lớp trang điểm gây ra, nhưng thay vì nổi mụn, da bạn sẽ yếu đi khi phải tiếp xúc quá nhiều với xà phòng.[1]
  2. 2
    Dùng kem dưỡng ẩm chất lượng cao sau khi rửa mặt. Nếu sữa rửa mặt làm da bị rát, có lẽ vì nó đã lấy đi quá nhiều dầu trên da. Kem dưỡng ẩm sẽ bổ sung các chất dầu có lợi cho da và giúp da giữ nước. Da bị mất nước gây rát ngứa, khô, tróc vảy và khó chịu. Chìa khóa để có chu trình chăm sóc da tốt chính làm kem dưỡng ẩm chất lượng.
    • Kem dưỡng ẩm có chứa chất cấp ẩm có tác dụng rất tốt. Chọn các loại kem có chứa urea, axit alpha hydroxy được goi là axit lactic hoặc axit glycolic, glycerine, hoặc axit hyaluronic trong thành phần nguyên liệu. Nếu loại kem bạn chọn có các thành phần trên, đó là loại kem dưỡng rất tốt.[2]
  3. 3
    Đừng gãi da. Da khô thường hay bị ngứa ngáy khiến ta muốn gãi liên tục. Nhưng làm thế chỉ khiến da bị tổn thương thêm và dễ dẫn đến các bệnh nhiễm trùng da khác. Nếu da bị nhiễm trùng, bạn có thể cần phải dùng kháng sinh hoặc nhẹ nhất là tình trạng da sẽ lâu khỏi hơn. Hãy chống lại cám dỗ muốn gãi da. Dùng các cách khác để chống lại cơn ngứa.[3]
  4. 4
    Bôi lô hội lên da. Lô hội là loài thực vật tuyệt vời, có thể làm dịu da trong hầu hết các vấn đề về da – ví dụ như cháy nắng, khô và rát da. Bạn có thể tự trồng lô hội. Nếu dùng lô hội tươi, bạn chỉ cần cắt ra và bôi chất gel trong lá lên vùng da bị kích ứng. Nếu không thích dùng lô hội tươi, bạn có thể mua lô hội từ các nhà thuốc hoặc cửa hàng tạp hóa.[4]
  5. 5
    Dùng kem Vaseline để chữa da bị khô/rạn. Một trong những cách phổ biến nhất để chữa da khô (gây ra bởi sữa rửa mặt hoặc không) là kem Vaseline. Kem Vaseline có tính dịu nhẹ với da. Học viện da liễu Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng kem Vaseline thay vì các sản phẩm khác dành cho da khô nhạy cảm và các chứng ngứa rát phổ biến. Kem Vaseline không đắt và có thể mua được ở hầu hết các cửa hàng tạp hóa và nhà thuốc.[5]
  6. 6
    Bôi ít giấm táo lên vùng da bị rát. Giấm táo là một chất khử trùng, kháng khuẩn và ngừa nấm có tác dụng giảm ngứa. Bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt giấm lên miếng bông gòn rồi áp lên vùng bị ngứa. Bạn có thể dùng giấm sống, hữu cơ, chưa lọc hoặc giấm đã tinh chế. Cả 2 loại đều có thể sử dụng
  7. 7
    Đến gặp bác sĩ da liễu. Nếu bạn cảm thấy da vẫn còn đau, bị khô và rát trong thời gian dài, gây ra chảy máu, hãy đến gặp bác sĩ da liễu. Bác sĩ sẽ kê cho bạn chu trình vệ sinh mới hoặc đơn thuốc dành cho da. Bác sĩ cũng sẽ xác định được liệu da có gặp phải vấn đề nào nghiêm trọng hơn mà không liên quan đến sữa rửa mặt không – ví dụ như bệnh chàm hoặc chứng đỏ mặt.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Chọn đúng sữa rửa mặt

  1. 1
    Chọn sữa rửa mặt tùy vào loại da. Chúng ta thường chọn sữa rửa mặt dựa vào quảng cáo hoặc lời giới thiệu của người bạn có làn da khỏe mạnh hơn. Vấn đề là làn da mỗi người đều có sự khác biệt, do đó loại xà phòng dành cho da nhờn sẽ lấy đi quá nhiều dầu đối với người có làn da khô. Hoặc ngược lại, sữa rửa mặt dành cho da khô sẽ không làm sạch được đủ lượng lầu tiết ra cả ngày của người có da nhờn. Vậy nên hãy tự hỏi bản thân mình câu hỏi này: Da mặt bạn nhờn hay khô?[6]
  2. 2
    Chọn “loại” xà phòng rửa mặt phù hợp với bạn. Xà phòng rửa mặt có rất nhiều loại. Dạng bánh, dạng bọt, loại không tạo bọt, không chứa xà phòng, sáp rửa mặt, nước tẩy trang mi-cellar, xà phòng gốc dầu và xà phòng y tế. Hầu hết các loại trên cần sử dụng với nước mới hiệu quả. Nước tẩy trang mi-cellar đã chứa sẵn nước và chỉ cần dùng bông tẩy trang để bôi lên mặt và lau sạch.
    • Thông thường thì xà phòng dạng bánh sẽ có độ pH hoặc nồng độ axit cao hơn nhiều so với dạng bọt hoặc dạng dung dịch. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng xà phòng dạng bánh có khả năng làm tăng vi khuẩn trên da thay vì loại bỏ chúng.[7]
  3. 3
    Chú ý kỹ đến thành phần xà phòng rửa mặt. Người ta thường cho một chút oải hương, dừa hoặc vài hợp chất khác vào sản phẩm để khiến chúng trông cao cấp hơn hoặc đơn giản là để tạo mùi. Việc này khó mà khiến da bị khô hoặc nổi mụn, nhưng vẫn có khả năng. Nếu bạn thử dùng một sản phẩm mới và thấy da xấu đi, hãy chọn xà phòng không chứa hương thơm.[8]
  4. 4
    Đừng mua xà phòng chứa các thành phần có hại như sodium lauryl sulfate và cồn. Hai thành phần này thường quá mạnh với làn da của mọi người. Sodium laureth sulfate nhẹ hơn một chút so với sodium lauryl sulfate – nhưng cả 2 chất này đều sẽ làm rát da bị nhạy cảm với xà phòng mạnh.[9]
    • Nếu xà phòng ưa thích của bạn chứa các thành phần xấu này trên bao bì nhưng da không bị khô, bạn có thể tiếp tục sử dụng. Chỉ cần đảm bảo rằng chúng không được liệt kê trên đầu danh sách thành phần. Các thành phần được liệt kê ở đầu danh sách có độ hàm lượng cao hơn các thành phần được liệt kê ở cuối danh sách.[10]
  5. 5
    Thử nhiều loại xà phòng khác nhau để tìm loại phù hợp nhất với loại da của bạn. Một cách kiểm tra tốt là lau mặt với miếng bông gòn thấm cồn sau khi đã rửa mặt. Nếu thấy còn dầu nhờn hoặc mỹ phẩm trang điểm dính trên bông, tức là sản phẩm đó chưa đủ mạnh. Nhớ là dầu nhờn dư hay bất cứ chất cặn nào cũng có thể là kết quả của việc rửa mặt không kỹ. Thử rửa lại lần nữa trước khi bỏ sản phẩm.[11]
  6. 6
    Xem các đánh giá sản phẩm của người dùng. Một số người tiêu dùng cho rằng giá cả cao đồng nghĩa với chất lượng tốt hơn, nhưng như đã nói ở trên, làn da mỗi người là khác nhau, nên có người sẽ thích sản phẩm đắt tiền, trong khi người khác lại không thấy phù hợp.[12] Hãy đọc thật nhiều đánh giá sản phẩm của những người đã thử qua chúng. Xem thử họ có than phiền gì vệ việc da bị khô sau khi dùng, mùi nồng, nổi mụn, hoặc bất kỳ tình trạng da liễu nào khiến da đỏ và ngứa không.[13]
  7. 7
    Tìm lời khuyên từ chuyên gia da liễu. Da của mỗi người đều có thể thay đổi, từ nhờn đến khô, dầu và không dầu. Các yếu tố như căng thẳng, thời tiết, hoạt động thường ngày, tiếp xúc với ô nhiễm và các nguyên nhân khác có thể làm thay đổi loại da. Chuyên gia sẽ kê đơn cho bạn các loại sữa rửa mặt khác nhau phù hợp với làn da hay thay đổi của bạn.[14]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Đi bơi với băng vệ sinh trong ngày hành kinhĐi bơi với băng vệ sinh trong ngày hành kinh
Nhịn tiểu khi bạn không thể sử dụng nhà vệ sinhNhịn tiểu khi bạn không thể sử dụng nhà vệ sinh
Cạo lông Vùng kínCạo lông Vùng kín
Làm sạch sâu cơ thểLàm sạch sâu cơ thể
Sử dụng nhà vệ sinh ngồi xổmSử dụng nhà vệ sinh ngồi xổm
TắmTắm
Loại bỏ vết mực bút lông trên da
Sử dụng Băng vệ sinh Đúng cáchSử dụng Băng vệ sinh Đúng cách
Tỉa Lông MuTỉa Lông Mu
Khử mùi xăng trên tayKhử mùi xăng trên tay
Xóa Hình xăm Tạm thời
Tẩy Thuốc nhuộm tóc Dính trên DaTẩy Thuốc nhuộm tóc Dính trên Da
Loại bỏ trứng chấy khỏi tócLoại bỏ trứng chấy khỏi tóc
Loại bỏ lông ở hậu mônLoại bỏ lông ở hậu môn
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Paul Friedman, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chuyên khoa da liễu, Ủy ban Da liễu Hoa Kỳ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Paul Friedman, MD. Paul Friedman là bác sĩ chuyên khoa da liễu đã từng giành giải thưởng và được ủy ban chứng nhận, chuyên về phẫu thuật da bằng tia laser và phẫu thuật da thẩm mỹ. Bác sĩ Friedman là giám đốc của Trung tâm Da liễu & Phẫu thuật Laser của Houston, Texas và hành nghề tại Trung tâm Điều trị Laser & Phẫu thuật Da của New York. Bác sĩ Friedman là phó giáo sư lâm sàng tại Trường Y khoa thuộc Đại học Texas, Phòng Da liễu và phó giáo sư lâm sàng về da liễu tại Đại học Y khoa Weill Cornell, Bệnh viện Houston Methodist. Ông hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú khoa da liễu tại Trường Y khoa Đại học New York, tại đây ông làm bác sĩ nội trú chính và hai lần được trao giải thưởng danh giá Husik Prize cho các nghiên cứu về phẫu thuật da. Bác sĩ Friedman hoàn thành nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trung tâm Phẫu thuật Laser & Da của New York và được nhận giải thưởng Young Investigator's Writing Competition Award của Hội Phẫu thuật Da liễu Hoa Kỳ. Được công nhận là bác sĩ hàng đầu trong ngành, ông đã tham gia phát triển các hệ thống laser mới và kỹ thuật trị liệu. Bài viết này đã được xem 30.031 lần.
Chuyên mục: Vệ sinh cá nhân
Trang này đã được đọc 30.031 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo