Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Dầu khuynh diệp là một phương thuốc được ưa chuộng khắp nơi trên thế giới. Lá khuynh diệp có các đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Khi được chiết xuất trong dầu, lá khuynh diệp sẽ tạo thành thuốc hít hoặc dầu xoa hiệu quả. Một vài giọt dầu khuynh diệp pha vào nước bồn tắm có thể làm dịu cảm giác đau nhức. Dầu khuynh diệp cũng dễ làm với một vài nguyên liệu đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:
Sử dụng nồi nấu chậm để làm dầu khuynh diệp

  1. 1
    Tìm khuynh diệp tươi. Cây khuynh diệp thường mọc hoang dã ở các vùng khí hậu ấm áp. Ở những vùng lạnh hơn, khuynh diệp cũng được bán ở các vườn ươm như cây trồng trong chậu hoặc cây bụi. Bạn sẽ cần một nắm đầy khuynh diệp – khoảng ¼ cốc cho mỗi cốc dầu mà bạn định làm.[1]
    • Lá khuynh diệp có bán ở hầu hết các tiệm hoa, vì nó là loại lá cắm hoa được ưa chuộng
    • Ở những vùng khí hậu ấm hơn, bạn có thể tìm mua lá khuynh diệp ở các chợ nông sản hoặc cửa hàng làm vườn.
    • Bạn cũng có thể mua lá khuynh diệp trên mạng. Về mặt kỹ thuật thì khuynh diệp là cây gỗ hoặc cây bụi, nhưng nó cũng có thể được gắn nhãn là cây thảo mộc vì hương thơm và đặc tính dược lý của nó.
    • Thời điểm cắt lá khuynh diệp tốt nhất là vào sáng sớm, khi lá cây có hàm lượng dầu cao nhất.[2]
  2. 2
    Rửa lá bằng nước ấm. Rửa kỹ lá và hong cho khô. Bạn cũng có thể dùng khăn khô để lau khô lá.[3]
    • Bước này đặc biệt quan trọng khi bạn mua lá khuynh diệp ở tiệm hoa, vì lá cây thường được xịt chất bảo quản.
    • Lau lá càng khô càng tốt, nhưng nếu một ít nước trên lá thì cũng không sao, vì nước cũng sẽ bay hơi.
  3. 3
    Đong một cốc (240 ml) dầu. Loại dầu dẫn tốt nhất là dầu ô liu nguyên chất ép lạnh, dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân. Mùi hương của dầu là không cần thiết, vì dầu thành phẩm phải có hương khuynh diệp lấn át.
    • Dùng ít dầu và lá khuynh diệp hơn nếu bạn muốn làm ít hơn 240 ml dầu khuynh diệp. Ví dụ, nếu muốn làm 120 ml dầu khuynh diệp, bạn sẽ đong 120 ml dầu và dùng khoảng 1/8 cốc lá khuyhh diệp.
    • Nếu muốn làm nhiều dầu hơn, bạn chỉ cần giữ đúng tỷ lệ: 4 phần dầu với 1 phần lá.
  4. 4
    Bứt lá kkhuynh diệp ra khỏi cuống và vò nhẹ trong tay. Bước này sẽ khiến dầu bắt đầu tiết ra, và hương thơm lá khuynh diệp sẽ lưu lại trên tay bạn.
    • Bạn cũng có thể dùng da sắc thái nhỏ lá khuynh diệp. Nếu còn sót các mẩu cuống và cành nhỏ thì cũng không sao.
    • Nếu muốn dùng các loại thảo mộc hỗn hợp để pha chế dầu, bạn nên cho vào ngay lúc này.
  5. 5
    Cho dầu và lá khuynh diệp vào nồi nấu chậm ở mức nhiệt thấp. Bên trên lớp lá phải là ¼ cốc dầu. Nhớ đậy nắp nồi.
    • Chờ cho hỗn hợp ngấm ít nhất 6 tiếng. Thời gian ngấm càng lâu thì dầu càng đậm đặc.
    • Hương dầu khuynh diệp đang bốc hơi sẽ toả ra thơm khắp nhà. Bạn nên làm dầu khuynh diệp vào lúc mà bạn có thể tận hưởng hương thơm của nó.
  6. 6
    Rót dầu khuynh diệp qua rây có lưới khít khi dầu đã nguội. Hứng lọ bên dưới cho dầu chảy xuống. Lọ thuỷ tinh tối màu là lý tưởng nhất, nhưng bạn có thể dùng bất cứ lọ nào, miễn là được bảo quản ở nơi tối trong nhà.
    • Quan trọng là chờ cho dến khi dầu nguội mới rót vào lọ, vì thuỷ tinh có thể bị vỡ vì thay đổi nhiệt đột ngột.
    • Dùng lọ thuỷ tinh sạch có nắp đậy thật kín. Nhớ là lọ cũng phải khô. Bất cứ độ ẩm nào trong lọ cũng có thể làm phát sinh mốc.
  7. 7
    Dán nhãn cho dầu khuynh diệp. Bạn có thể sáng tạo trong thiết kế nhãn dán cho tinh dầu tự làm tại nhà, nhưng thông tin cần thiết cần phải ghi là loại dầu (dầu khuynh diệp) và ngày làm.
    • Dầu khuynh diệp có thể giữ chất lượng tốt đến 6 tháng kể từ ngày làm.[4]
    • Nếu bạn đã cho các loại thảo mộc vào dầu khuynh diệp, nhớ ghi cả tên của các thảo mộc này trên nhãn lọ dầu. Một số thảo mộc phụ gia được ưa chuộng là xô thơm, oải hương, bạc hà lục hoặc hương thảo.
    • Nếu muốn bảo quản dầu lâu hơn, bạn hãy cất trong tủ lạnh.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:
Ngâm dầu với lá khuynh diệp dưới nắng

  1. 1
    Tìm 2 lọ thuỷ tinh có nắp đậy kín. Một lọ sẽ dùng để ngâm lá làm dầu khuynh diệp, lọ kia để cất trữ dầu. Bạn có thể dùng lọ nửa lít, 1 lít hoặc lọ lớn hơn, tuỳ vào lượng dầu khuynh diệp mà bạn định làm.[5]
    • Đảm bảo lọ thuỷ tinh phải sạch và khô, vì độ ẩm có thể dẫn đến mốc.
    • Lọ dùng để ngâm lá có thể là thuỷ tinh trong hoặc tối màu. Lọ dùng để bảo quản dầu có màu tối là tốt nhất.
  2. 2
    Tìm lá khuynh diệp như ở bước trên. Bạn cũng sẽ dùng tỷ lệ lá và dầu tương tự như trong phương pháp dùng nồi nấu chậm – khoảng 4 phần dầu với 1 phần là kkhuynh diệp. Dùng 1/4 cốc lá cho mỗi cốc dầu.
    • Cho lá khuynh diệp vào lọ, rắc thêm một lớp mỏng muối biển.[6] Muối sẽ giúp chiết xuất dầu khỏi lá.
    • Dùng thìa cán dài nghiền lá khuynh diệp dưới đáy lọ để dầu tự nhiên trong lá tiết ra.
  3. 3
    Rót dầu ô liu lên trên hỗn hợp lá khuynh diệp nghiền và muối. Đặt lọ dầu dưới nắng mặt trời trong 2 tuần. Bạn càng ngâm hỗn hợp lâu thì dầu sẽ càng đậm đặc.
    • Đậy chặt nắp lọ và lắc mạnh để lá trộn đều với dầu. Cứ sau khoảng 12 tiếng lắc lọ một lần cho đến khi quá trình ngâm hoàn tất.
    • Đặt lọ ngâm lá khuynh diệp ở vị trí có nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào khoảng 8-12 tiếng mỗi ngày để đạt hiệu quả tối ưu. Chọn nơi nào đó dễ trông thấy để bạn không quên lắc lọ.
  4. 4
    Lọc lá khỏi dầu bằng cách rót qua rây lọc trà hoặc vải thưa. Đặt rây hoặc vải thưa trên miệng lọ và rót dầu vào lọ đựng.
    • Vứt bỏ phần lá ở lại trong rây.
    • Dùng giẻ ẩm lau sạch dầu dính trên lọ đựng.
  5. 5
    Dán nhãn lọ dầu khuynh diệp. Bạn có thể tha hồ thiết kế kiểu nhãn dán cho các loại tinh dầu tự làm, nhưng nhớ ghi loại dầu (dầu khuynh diệp) và ngày hoàn thành.
    • Lọ dầu khuynh diệp của bạn sẽ giữ được chất lượng tốt trong khoảng 6 tháng kể từ ngày ngâm xong.[7]
    • Nếu có bổ sung các loại thảo mộc khác vào dầu khuynh diệp, bạn cũng nên ghi lên nhãn lọ. Một số loại thảo mộc thường được thêm vào là: xô thơm, oải hương, bạc hà lục và hương thảo.
    • Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn có thể cho dầu vào tủ lạnh.
    Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Lorena Barcal
Cùng viết bởi:
Chuyên gia thảo mộc & Chuyên gia thẩm mỹ sạch
Bài viết này có đồng tác giả là Lorena Barcal, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 1.296 lần.
Chuyên mục: Y học Thay thế
Trang này đã được đọc 1.296 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo