Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Làn da của chúng ta thường trông đẹp hơn khi hơi rám nắng - nó giúp làn da ánh lên vẻ ấm áp, che các khuyết điểm và giúp những bộ trang phục nhiều màu sắc trở nên nổi bật. Tuy nhiên, để có làn da rám nắng đẹp mắt không hề dễ - bạn sẽ lo lắng về ảnh hưởng của tia UV, da chuyển sang màu đỏ kỳ quặc do cháy nắng và những vết hằn không đều màu. Mặc dù vậy, với một ít kiến thức và sự chuẩn bị thấu đáo, bạn có thể vượt qua những trở ngại này và có làn da rám nắng như mong muốn - bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện. Hãy làm theo các bước đơn giản sau để có làn da nâu bóng trong thời gian ngắn!

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:
Phơi nắng

  1. 1
    Chọn nguồn tia UV. Để có làn da rám nắng từ tia cực tím, không gì có thể đánh bại ánh nắng mặt trời quen thuộc. Tuy nhiên, nếu thời tiết không cho phép, sử dụng giường nhuộm cũng rất hiệu quả, một phương tiện thay thế mà bạn có thể sử dụng quanh năm để có làn da nâu bóng.
    • Giữ ở mức vừa phải - một làn da đẹp có thể trở thành da thuộc nếu bạn ở trong "lò nướng" quá lâu.
  2. 2
    Cấp ẩm cho da. Da được cấp đủ độ ẩm sẽ có độ rám nắng đẹp hơn da khô sần sùi. Trước khi chuẩn bị để có làn da rám nắng bắt mắt, bạn nên thực hiện những việc sau:
    • Khi đi tắm, bạn sẽ tẩy lớp biểu bì chết khô ráp bằng cách chà nhẹ với khăn cứng, xơ mướp hoặc xà phòng tẩy tế bào chết.
    • Dưỡng ẩm cho da với lotion có chứa muối PCA. Đây là một thành phần xuất hiện tự nhiên trên da giúp duy trì lớp biểu bì da khỏe mạnh và có chức năng hấp thu độ ẩm từ không khí.
    • Bôi kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp với da. Nếu bạn có da trắng, hãy dùng kem với chỉ số SPF cao hơn người có da sẫm màu. Tuy nhiên, cho dù da của bạn thuộc loại nào hay bạn đã chăm sóc da ra sao, bạn cũng cần luôn dùng kem chống nắng với chỉ số SPF từ 15 trở lên.
    • Nếu bạn dự định xuống nước thì phải đảm bảo kem chống nắng là loại không trôi hoặc bôi thêm kem chống nắng khi ra khỏi nước. Nếu không, bạn có thể bôi thêm kem chống nắng theo hướng dẫn trên sản phẩm - thường là sau vài tiếng.
  3. 3
    Bôi kem chống nắng khi phơi nắng! Nếu bạn chỉ ngồi trên bãi biển và phơi nắng khoảng một tiếng thì dùng sản phẩm với chỉ số chống nắng từ 4 đến 15, tùy thuộc vào độ sáng của làn da và mức độ chăm sóc da của bạn.
    • Nếu không dùng kem chống nắng khi phơi nắng, tia UVA và UVB vẫn có thể gây hại cho da kể cả khi bạn không bị cháy nắng!
    • Dùng thêm son dưỡng môi có kem chống nắng. Tốt nhất, bạn nên bôi kem chống nắng trong bóng râm và để kem thấm vào da khoảng 20-25 phút trước khi ra nắng. Bôi thêm kem chống nắng khi cần nếu bạn đi bơi và loại kem bạn dùng không chống thấm nước Bạn cũng nên bôi kem sau mỗi vài tiếng như hướng dẫn trên sản phẩm.
    • Nếu thấy da ửng đỏ, bạn nên dừng phơi nắng ngay - vì bạn đã bị cháy nắng và việc tiếp tục phơi sẽ làm cho vết cháy nắng nặng hơn, tăng nguy cơ tổn thương nghiêm trọng.
  4. 4
    Lựa chọn trang phục phù hợp khi phơi nắng. Nếu không muốn da xuất hiện nhiều vết hằn không đều màu, bạn nên mặc bộ áo tắm sẽ dùng khi đi bơi. Mặc cùng một bộ áo tắm như vậy sẽ giúp bạn khoe làn da nâu bóng, mịn màng không tì vết.
    • Hoặc không mặc áo tắm khi phơi nắng nếu như có thể. Làn da nâu không tì vết chắc hẳn vẫn đẹp hơn làn da có vài vết hằn không đều màu.
  5. 5
    Tìm chỗ phơi nắng. Bạn có thể phơi nắng ở sân nhà, ở bãi biển hoặc bất kỳ nơi nào có ánh nắng. Tất cả những gì bạn cần là lotion làm nâu da, nước và ghế nằm hoặc khăn.
    • Đặt ghế hoặc khăn ở nơi mà ánh nắng có thể chiếu trực tiếp vào bạn.
  6. 6
    Di chuyển trong khi phơi nắng. Hãy liên tưởng đến "con gà quay". Để có làn da nâu đều màu và đẹp mắt, bạn phải liên tục di chuyển. Bạn sẽ phơi trước, sau, hai bên hông và những chỗ mà ánh nắng không thể chiếu vào - như vùng da dưới cánh tay. Hoặc dành một ngày để phơi thân sau và một ngày để phơi thân trước.
    • Nếu không muốn nằm cả ngày mà vẫn có làn da nâu thì một cách thay thế khác là đi bộ nhanh hoặc chỉ cần tản bộ. Việc này không chỉ giúp bạn tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn để có làn da nâu mà còn cùng lúc giúp bạn trở nên mảnh mai, thon gọn. Thật tuyệt!
  7. 7
    Bảo vệ mắt. Mắt cũng có thể bị bỏng. Mặc dù vậy, khi tắm nắng, tốt nhất bạn nên đội mũ hoặc nhắm mắt thay vì đeo kính râm. Vì ánh nắng chiếu trực tiếp vào dây thần kinh thị giác kích thích tuyến vùng dưới đồi trước của não bộ, dẫn đến việc sản sinh melanin, giúp bạn có làn da nâu đậm.
  8. 8
    Cấp nước! Bạn nên đảm bảo uống nhiều nước. Hoặc thỉnh thoảng bạn có thể nhảy vào hồ bơi để giảm thân nhiệt. Đừng lo lắng, việc này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc làm cho da rám nắng. Đừng quên bôi kem chống nắng ngay sau đó.
  9. 9
    Sau khi phơi nắng, bạn nên dưỡng ẩm cho da. Dùng lotion với chiết xuất lô hội để làm dịu và dưỡng ẩm cho da. Việc này sẽ giúp cho da khỏe mạnh và ngăn tình trạng da khô, bong tróc do ánh nắng mặt trời.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:
Dùng sản phẩm bôi làm nâu da

  1. 1
    Bỏ qua bước phơi nắng. Nếu bạn có da trắng và thường dễ bị cháy nắng hoặc muốn giảm rủi ro sức khỏe thì việc phơi nắng hoặc dùng giường nhuộm UV là một lựa chọn sai lầm. Bạn sẽ không biết da bị cháy nắng cho đến khi da đã thật sự bị cháy nắng và tổn thương.
  2. 2
    Tự làm nâu da. Các công ty như Neutrogena, L'Oreal, Victoria's Secret và nhiều công ty khác sản xuất nhiều sản phẩm giúp bạn có làn da nâu đều, mịn màng.
    • Theo hướng dẫn thực hiện, bạn sẽ bôi lotion hoặc xịt sản phẩm đều lên da, nhớ bôi kín toàn bộ bề mặt da. Sản phẩm lotion tốt nhất là loại không gây bí da, tức là không bịt kín lỗ chân lông.
    • Bạn sẽ cần một người bạn giúp đỡ để bôi sản phẩm trên lưng, trừ khi bạn có cánh tay rất dài hoặc rất dẻo.
  3. 3
    Giải quyết các hạn chế của bạn. Đến thẩm mỹ viện có dịch vụ làm nâu da và để họ giúp bạn có làn da nâu toàn thân. Chỉ với vài phút, họ sẽ xịt sản phẩm làm nâu da lên toàn bộ cơ thể của bạn một cách chuyên nghiệp.
  4. 4
    Đọc thông tin về sản phẩm. Trước khi dốc sạch túi tiền, bạn nên đọc các bình luận về sản phẩm và dịch vụ - lưu ý khi dùng sản phẩm xịt làm nâu da vì da có thể chuyển thành màu cam.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Lô hội có thể dùng như sản phẩm chăm sóc da sau khi phơi nắng và/hoặc sản phẩm làm dịu da, ngăn bỏng rát.
  • Khi phơi nắng, bạn cần đảm bảo kính râm không để lại những vòng tròn quanh mắt.
  • Tập trung bôi nhiều kem chống nắng lên vai, mặt, tai và chân hoặc những nơi ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Nếu bị cháy nắng, bạn nên thử dùng dầu ô liu và I-ốt hoặc bột ca cao 100% và không phơi nắng trong vài ngày. Việc này sẽ giúp bạn có làn na nâu bắt mắt ngay sau đó.
  • Bắt đầu phơi nắng trong khoảng thời gian ngắn, khoảng 10 phút mỗi ngày đối với da nhạy cảm. Nếu không thấy vấn đề gì, bạn có thể tăng dần thời gian phơi nắng. Trong trường hợp da xuất hiện đốm đỏ hoặc ngứa thì bạn nên ngưng phơi nắng trong vài ngày.
  • Đừng dùng chung kem chống nắng hoặc so sánh bản thân với người khác. Nếu bạn có da trắng và phơi nắng trên bãi biển với một người bạn có da làn tối màu hơn thì bạn sẽ cần kem chống nắng với chỉ số chống nắng cao hơn và bạn không thể phơi nắng quá lâu.
  • Nếu chọn sản phẩm làm nâu da nhân tạo - thường an toàn hơn và cho bạn làn ra rám nắng như thật, thì bạn nên chọn loại không làm cho da có màu cam.
  • Nếu là lần đầu sử dụng dịch vụ làm nâu da, bạn không nên làm quá lâu; hãy trao đổi với nhân viên ờ đó về thời lượng được khuyến cáo.
  • Uống nhiều nước để cơ thể không bị mất nước và tẩy lông chân trước khi phơi nắng, nếu tẩy lông chân sau khi phơi nắng thì bạn sẽ thấy những đốm trắng trên chân.
  • Đừng dùng dầu em bé thoa lên da để giúp làm nâu da. Bãn sẽ bị cháy nắng.
  • Nhớ dùng son dưỡng bảo vệ môi.
  • Nhớ xoay trở người khi tắm nắng để khỏi tạo các vệt hằn trên da.

Cảnh báo

  • Lưu ý rằng khi phơi nắng và sau khi bạn đã ra ngoài trời thì đừng quên uống nhiều nước. Nếu da có cảm giác nóng, bạn nên thử dùng lotion chăm sóc da sau khi phơi nắng để giảm nhiệt vì việc đi tắm có thể tạo cảm giác đau trên da nếu bạn đã bị cháy nắng.
  • Cẩn thận khi dùng thuốc làm nâu da, nhiều trường hợp được ghi nhận mắc bệnh đục thủy tinh thể ở mắt do sử dụng thuốc làm nâu da. Tình trạng này được biết có thể dẫn đến mù lòa.
  • Theo dõi các nốt ruồi và quan sát sự thay đổi màu sắc hoặc hình dạng.
  • Nếu bạn bị cháy nắng và cảm thấy rất mệt mỏi sau khi phơi nắng thì có lẽ bạn đã bị ngộ độc ánh nắng.
  • Phơi nắng mỗi ngày không tốt cho bạn!
  • Cháy nắng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào từ mức độ nhẹ đến vừa phải. Nếu bị cháy nắng nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sỹ.
  • Nếu ở ngoài nắng quá lâu, bạn cũng có thể gặp nguy hiểm vì sốc nhiệt.
  • Sử dụng giường làm nâu da làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.
  • Phơi nắng quá lâu hoặc tiếp xúc với bức xạ UV có thể dẫn đến ung thư da, tình trạng nguy hiểm nhất được gọi là Melanoma. Do dó, dùng xịt làm nâu da sẽ an toàn hơn. Nếu buộc phải làm cho da rám nắng và không ngại việc da có màu cam nhẹ thì bạn sẽ vẫn an toàn.

Về bài wikiHow này

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 160 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 12.593 lần.
Trang này đã được đọc 12.593 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo