Bài viết này đã được cùng viết bởi David Jia. David Jia là giáo viên phụ đạo và người sáng lập của LA Math Tutoring, một cơ sở dạy kèm tư nhân có trụ sở tại Los Angeles, California. Với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy, David dạy nhiều môn học khác nhau cho học sinh ở mọi lứa tuổi và cấp lớp, cũng như tư vấn tuyển sinh đại học và luyện thi SAT, ACT, ISEE, v.v... Sau khi đạt được 800 điểm toán và 690 điểm tiếng Anh trong kỳ thi SAT, David đã được nhận Học bổng Dickinson của Đại học Miami, nơi anh tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân quản trị kinh doanh. Ngoài ra, David từng làm người hướng dẫn trong các video trực tuyến cho các công ty sách giáo khoa như Larson Texts, Big Ideas Learning và Big Ideas Math.
Bài viết này đã được xem 26.805 lần.
Phép chia ngắn cũng giống như phép chia dài, nhưng cho phép bạn viết ít phép tính hơn và tính nhẩm nhiều hơn. Phương pháp chung cho cả phép chia ngắn và dài đều giống nhau, nhưng trong phép chia ngắn, bạn không cần viết nhiều phép tính và chỉ tính nhẩm các phép tính trừ và nhân.[1] Để làm phép chia ngắn, bạn phải biết thực hiện phép tính cộng trừ cơ bản. Phép chia ngắn chỉ phù hợp để áp dụng khi ước - số được dùng để chia, phải nhỏ hơn 10.
Các bước
Thực hiện phép chia ngắn[2]
-
1Viết phép tính. Để viết phép tính đúng cách, bạn sẽ đặt ước - số được dùng để chia, bên ngoài dấu chia. Đặt số bị chia - số được dùng để chia cho ước, bên trong dấu chia. Thương hay kết quả của phép tính sẽ ở phía trên dấu chia. Lưu ý, để thực hiện phép chia ngắn, ước của bạn phải nhỏ hơn 10.
- Ví dụ: với phép chia 847/5, số 5 là ước, nên bạn sẽ viết nó bên ngoài dấu chia. Số 847 là số bị chia, nên được đặt bên trong dấu chia.
- Thương vẫn bỏ trống vì bạn chưa thực hiện phép chia.
-
2Chia số đầu tiên của số bị chia cho ước. Khi chia, bạn cần xác định số lần mà một số có thể chia cho số khác. Ví dụ, số 6 chia 2 bằng 3 lần (2 + 2 + 2 = 6). Tiếp tục với ví dụ trên thì 8 chia 5 bằng 1, nhưng vẫn chưa chia hết, và còn dư 3. Viết số 1, số đầu tiên của thương, ở trên dấu chia. Số còn lại là số dư.
- Nếu thực hiện phép chia dài, bạn sẽ viết 8 trừ 5 bằng 3, và hạ số 4 trong số bị chia xuống. Phép chia ngắn rút gọn phần viết phép tính này.
-
3Viết số dư bên cạnh số đầu tiên của số bị chia. Viết số 3 nhỏ ở phía trên góc phải số 8. Thao tác này sẽ giúp bạn nhớ rằng việc chia 8 cho 5 vẫn còn dư 3. Số bị chia tiếp theo sẽ là sự kết hợp giữa số dư và số thứ hai của số bị chia.
- Trong ví dụ trên, số bị chia tiếp theo là 34.
-
4Chia số được tạo bởi số dư đầu tiên và số thứ hai trong số bị chia cho ước. Số dư là 3 và số thứ hai của số bị chia là 4, nên số bị chia tiếp theo sẽ là 34.
- Bây giờ, chia 34 cho 5. Như vậy, 34 chia 5 bằng 6 (5 x 6 = 30) với số dư là 4.
- Viết thương là 6 trên dấu chia, ngay bên phải số 1.
- Nhắc lại, bạn sẽ tính nhẩm các phép tính.
-
5Viết số dư thứ hai ở phía trên số thứ hai của số bị chia và tiếp tục thực hiện phép chia. Tương tự như cách bạn đã làm trong lần đầu tiên, chỉ cần viết số 4 nhỏ ở phía trên góc phải của số 4. Số bị chia tiếp theo sẽ là 47.
- Bây giờ, chia 47 cho 5. Số 47 chia cho 5 bằng 9 (5 x 9 = 45) với số dư là 2.
- Viết thương là số 9 trên dấu chia, và ngay bên phải số 6.
-
6Viết số dư cuối cùng trên dấu chia. Viết "dư 2" bên phải thương số trên dấu chia. Đáp án cuối cùng của phép tính 847/5 là 169 dư 2 hoặc 169,4.Quảng cáo
Thực hiện phép chia trong các trường hợp đặc biệt
-
1Hiểu rằng số đầu tiên của số bị chia không phải lúc nào cũng có thể chia cho ước. Đôi khi, ước lớn hơn số đầu tiên của số bị chia và bạn không thể thực hiện phép chia. Trong trường hợp này, bạn sẽ thực hiện phép chia với hai số đầu tiên của số bị chia.
- Ví dụ: 567/7. Trong trường hợp này, 5 không thể chia 7, nhưng 56 chia 7 bằng 8. Khi thực hiện phép tính, bạn sẽ viết số đầu tiên của thương trên số 6 thay vì số 5 và tiếp tục thực hiện phép chia. Kết quả cuối cùng là 81.
-
2Thêm số 0 vào thương nếu số bị chia không thể chia cho ước. Tương tự như trường hợp đầu tiên, nhưng lần này bạn sẽ thêm một số 0 vào thương. Nếu gặp vấn đề này, bạn chỉ cần viết một số 0 vào thương, và thử chia với hai số tiếp theo của số bị chia đến khi không thể tiếp tục chia.[3]
- Ví dụ: 3208/8. Trong đó 32 chia 8 bằng 4, nhưng số 0 không thể chia cho 8. Như vậy, bạn sẽ thêm một số 0 vào thương và thực hiện phép chia với số bị chia tiếp theo. Vì 8 chia 8 bằng 1, nên kết quả cuối cùng là 401.
-
3Thử thực hiện thêm vài ví dụ khác. Cách tốt nhất giúp bạn hiểu phép chia ngắn là thử với nhiều phép tính khác. Bạn có thể thực hiện phép tính với các ví dụ sau đây.
- Chia 748 cho 2. Vậy 7 chia 2 bằng mấy? Chắc chắn là 3 và dư 1. Viết số 1 bên cạnh số 4. Tiếp theo, 14 chia 2 bằng mấy? Chẵn 7. Cuối cùng, 8 chia hết cho 2 và được 4; vì vậy, đáp án cuối cùng là 374.
- Chia 368 cho 8. Số 3 không thể chia cho 8, nhưng số 36 thì có. Vậy 36 chia 8 bằng 4 và dư 4 (8 x 4 = 32, 36 - 32 = 4). Viết số 4 bên cạnh số 8. Vì 48 chia 8 bằng 6, nên đáp án của phép tính là 46.
- Chia 1228 cho 4. Số 1 không thể chia cho 4, nhưng 12 chia 4 bằng 3. Số 2 không thể chia cho 4, nên bạn phải thêm số 0 vào thương và lấy 28 chia 4. Số 28 chia 4 bằng 7, nên kết quả mà bạn nhận được là 307.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Kiểm tra đáp án. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhân thương với ước và cộng thêm số dư (nếu có).