Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Có 12 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 7.199 lần.
Chất lượng không khí thường bị xem nhẹ mặc dù là yếu tố rất quan trọng trong môi trường sống. Các hóa chất nguy hiểm và tác nhân độc hại có thể phát tán vào không khí trong nhà bạn và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe theo thời gian. Bộ kiểm tra không khí tại nhà có nhiều loại khác nhau, có bán tại hầu hết các cửa hàng vật tư, dụng cụ gia dụng. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên thuê chuyên gia kiểm tra chất lượng không khí trong nhà.
Các bước
Tự kiểm tra chất lượng không khí
-
1Mua máy theo dõi chất lượng không khí. Hiện nay có khá nhiều loại máy theo dõi chất lượng không khí được bán trên thị trường, có thể kiểm tra (và lưu trữ dữ liệu đo) chính xác chất lượng không khí trong nhà. Loại thiết bị này thường kiểm tra mức PM2.5 (hạt bụi rất nhỏ và các chất gây dị ứng mà bạn có thể hít vào), hợp chất hữu cơ bốc hơi (VOC - như khí thải hóa chất), nhiệt độ và độ ẩm (kiểm tra nguy cơ gây ẩm mốc).[1]
- Một số thương hiệu máy theo dõi chất lượng không khí đáng tin cậy là Foobot, Awair, Speck, và Air Mentor 6 trong 1.
- Các thiết bị này thường có giá từ 3-5 triệu đồng.
-
2Kiểm tra các dấu hiệu ẩm mốc. Thường thì bạn có thể nhìn thấy hoặc ngửi thấy mùi của ẩm mốc trong nhà. Nếu bạn ngửi thấy mùi ẩm mốc trong nhà và mùi đó vẫn không hết sau khi đã lau dọn thì bạn nên cân nhắc thuê chuyên gia để kiểm tra tình trạng ẩm mốc.[2]
- Bạn cũng nên tìm các dấu hiệu ẩm mốc thấy được như chấm đen phát triển lớn dần, vệt nước hoặc khu vực ẩm thấp trong nhà.
-
3Lắp đặt máy phát hiện khí cacbon monoxit trên mỗi tầng. Cacbon monoxit là khí không mùi, không màu và không vị, có thể là sản phẩm trung gian do nhiều thiết bị gia dụng phát ra (như lò nướng, lò sưởi, lò nói chung, máy nước nóng và giàn nướng). Khí này có thể gây tử vong nếu hít phải, vì vậy bạn cần lắp đặt máy phát hiện khí cacbon monoxit trên mỗi tầng trong nhà để cảnh báo khi nồng độ khí CO cao. [3]
- Đặt máy phát hiện khí cacbon monoxit gần phòng ngủ để bạn có thể nghe thấy âm thanh báo động khi đang ngủ.
- Nhớ thay pin máy phát hiện khí cacbon monoxit theo định kỳ. Nguyên tắc chung là thay pin sau khoảng 6 tháng, nhưng thời gian này sẽ thay đổi tùy theo từng mẫu máy.
-
4Kiểm tra khí ra-đông tại nhà. Ra-đông là khí phóng xạ phát sinh tự nhiên khi uranium phân rã. Nó có trong đất và nước giếng, và đôi khi có thể xâm nhập vào nhà. Cách duy nhất để ngăn chặn sự xâm nhập của khí ra-đông là kiểm tra. Bạn có thể mua bộ kiểm tra khí ra-đông tại nhà ở hầu hết các cửa hàng đồ gia dụng.[4]
- Hầu hết các bộ kiểm tra đều sử dụng vật liệu cảm biến bằng chì than, bạn sẽ đặt vật liệu đó trong nhà một thời gian rồi thu mẫu gửi về phòng thí nghiệm để phân tích.
- Ngoài ra, Chương trình Kiểm tra Ra-đông Quốc gia của Đại học Bang Kansas có bán các bộ kiểm tra giảm giá và bạn có thể mua trực tuyến tại http://sosradon.org/test-kits.
-
5Sử dụng máy lọc không khí. Loại máy này lọc không khí trong nhà rất hiệu quả, và đặc biệt hữu ích đối với những người hay bị dị ứng. Máy lọc không khí điện tử thường có hiệu quả nhất vì chúng có thể loại bỏ hạt bụi và các tác nhân gây dị ứng khỏi không khí hiệu quả hơn máy lọc sử dụng bộ lọc.[5]
- Đặt máy lọc trong phòng ngủ để có hiệu quả cao nhất. Khi được đặt trong phòng ngủ, máy sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích nhất so với các vị trí khác trong nhà.
-
6Thay bộ lọc sau vài tháng. Nếu nghi ngờ bộ lọc dơ thì tốt nhất bạn nên thay bộ lọc mới. Bạn nên thay bộ lọc sau mỗi 90 ngày với mức sử dụng trung bình trong gia đình, nhưng nếu bạn nghi ngờ chất lượng không khí trong nhà không tốt thì có thể thay thường xuyên hơn.[6]
- Nếu bạn nuôi chó hay mèo trong nhà thì nên thay bộ lọc sau 60 ngày.
- Nếu bạn (hoặc người khác trong nhà) bị dị ứng thì nên thay bộ lọc sau mỗi 20-45 ngày.
Quảng cáo
Tìm sự hỗ trợ chuyên nghiệp
-
1Thuê chuyên gia để kiểm tra chất lượng không khí trong nhà. Nếu bạn nghi ngờ chất lượng không khí trong nhà thì nên thuê chuyên gia để kiểm tra và tư vấn cho bạn sau đó. Hỏi bạn bè hay các công ty tư vấn xây dựng để họ giới thiệu một chuyên gia có uy tín trong khu vực. Họ có thể kiểm tra phát hiện các vấn đề trong không khí gây ra do:[7]
- Ẩm thấp trong nhà
- Sơn có chứa chì
- Bụi và các tác nhân gây dị ứng khác
- Ô nhiễm không khí do khói
- Thiết bị xịt khử mùi, nến và nhang
- Dung dịch vệ sinh gia dụng
- Khí hay các sản phẩm cháy
-
2Thuê chuyên gia để kiểm tra khí ra-đông trong nhà. Nếu bạn nghi ngờ trong nhà có hàm lượng khí ra-đông cao thì cần phải thuê chuyên gia để giải quyết vấn đề. Bạn có thể liên lạc với sở y tế địa phương để xin danh sách các chuyên gia có thể giúp loại bỏ khí ra-đông khỏi nhà.[8]
- Tại Mỹ, bạn có thể dùng bản đồ tương tác của Cơ quan Bảo vệ Môi trường để tìm chuyên gia về khí ra-đông trong khu vực: https://www.epa.gov/radon/find-information-about-local-radon-zones-and-state-contact-information
-
3Sử dụng dịch vụ kiểm tra chuyên nghiệp nếu bạn cần có kết quả kiểm tra chính thức. Nếu bạn đang mua hay bán nhà thì việc kiểm tra ô nhiễm trong không khí là điều kiện cần thiết cho khoản vay mua nhà. Đây là yêu cầu cần thiết tại các khu vực có mức độ ô nhiễm cao do công nghiệp hay các nguyên nhân tự nhiên (như xảy ra cháy rừng). Trong trường hợp này, bộ kiểm tra tại nhà chỉ cung cấp thông tin cho bạn nhưng không mang tính chính thức.[9]
- Thuê chuyên gia có kinh nghiệm kiểm tra chất lượng không khí trong gia đình, tốt nhất là người được giới thiệu bởi cơ quan quản lý đất đai, bên cho vay hay người kiểm tra chất lượng nhà ở.
- Nếu không được giới thiệu chuyên gia thì bạn nên tìm kiếm trên mạng bằng cách đọc các lời nhận xét thực tế của khách hàng về các chuyên gia trong khu vực.
- Bạn cũng có thể kiểm tra bằng cấp của chuyên gia định thuê - như tư cách thành viên của Hội Chất Lượng Không Khí Trong Nhà hay Hội Các Chuyên Viên Tư Vấn Chất Lượng Không Khí Quốc Tế.[10]
Quảng cáo
Tìm dấu hiệu của không khí có chất lượng kém
-
1Để ý sự gia tăng các triệu chứng dị ứng. Bạn thường cho rằng nguyên nhân dị ứng là do thời tiết hay giao mùa, nhưng nguyên nhân cũng có thể do các chất gây kích ứng trong không khí. Nếu bạn thấy triệu chứng dị ứng phát triển đáng kể, có lẽ đã đến lúc phải kiểm tra chất lượng không khí trong nhà. Một số triệu chứng dị ứng phổ biến là:[11]
- Ho
- Hắt hơi
- Mắt chảy nước
- Nghẹt mũi
- Nhức đầu
- Chảy máu cam
-
2Chú ý các triệu chứng bất thường hay triệu chứng mới. Bạn có thể cho rằng mình mắc bệnh không liên quan đến không khí trong nhà. Điều này thường đúng nhưng một số chất gây ô nhiễm (như amiăng, ẩm mốc độc hại, và các hóa chất khác) có thể tác động xấu đến sức khỏe. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn thường xuyên bị viêm phổi hay viêm phế quản. Hãy kiểm tra chất lượng không khí trong nhà nếu bạn thấy các triệu chứng sau:[12]
- Chóng mặt
- Buồn nôn
- Phát ban
- Sốt
- Ớn lạnh
- Mệt mỏi
-
3Theo dõi các công trình xây dựng trong nhà và trong khu xóm. Việc xây dựng nhà cửa thật sự có thể tác động đến chất lượng không khí. Bất kì khi nào có dự án xây dựng mới hay nâng cấp, không khí sẽ tiếp xúc với bụi, hóa chất và các vật chất độc hại khác mà có thể tích tụ trong hệ thống HVAC (thông gió và điều hòa không khí) và bắt đầu tuần hoàn xuyên suốt nhà.[13]
- Ngay cả công trình xây dựng của hàng xóm cũng tác động xấu đến chất lượng không khí nhà bạn, do vậy bạn cũng nên để ý điều đó.
Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ http://energysmartohio.com/indoor-air-quality/which-indoor-air-quality-monitors-are-best-and-why/
- ↑ https://moldblogger.com/mold-warning-signs-how-to-tell-if-you-have-a-mold-problem/
- ↑ https://www.safety.com/carbon-monoxide-detector-placement/#gref
- ↑ https://www.epa.gov/radon/find-radon-test-kit-or-measurement-and-mitigation-professional
- ↑ https://www.epa.gov/indoor-air-quality-iaq/guide-air-cleaners-home
- ↑ https://www.serviceexperts.com/faq/how-often-should-i-change-my-air-filter-at-home
- ↑ https://www.consumerreports.org/cro/magazine/2012/06/is-poor-indoor-air-quality-making-you-sick/index.htm
- ↑ https://www.cpsc.gov/Safety-Education/Safety-Guides/Home/The-Inside-Story-A-Guide-to-Indoor-Air-Quality
- ↑ http://www.greenhomeguide.com/askapro/question/what-tests-can-i-do-myself-to-check-how-healthy-my-home-is