Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Độ phân giải màn hình được tính dựa trên số pixel (điểm ảnh) trên màn hình. Số pixel càng cao thì chữ và hình ảnh trên màn hình càng rõ. Độ phân giải mà bạn có thể dùng trên máy tính sẽ phụ thuộc vào thông số màn hình và card video. Hệ điều hành thường tự chọn độ phân giải phù hợp nhất với màn hình và card video. Độ phân giải thường hiển thị dưới dạng chiều rộng x chiều cao theo đơn vị pixel (chẳng hạn như 1920 x 1080), hoặc sử dụng thuật ngữ như 4K/UHD (có nghĩa là 3840 x 2160) hoặc Full HD/1080p (tương đương 1920 x 1080). Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tìm độ phân giải trên máy tính Windows, Mac hoặc Chromebook.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Windows

  1. 1
    Nhấp phải vào khu vực trống trên màn hình máy tính. Một trình đơn liền hiển thị tại đây.
  2. 2
    Nhấp vào Display settings (Cài đặt màn hình). Thao tác này mở ra cửa sổ Display settings.
  3. 3
    Xem độ phân giải tại "Display resolution" (Độ phân giải màn hình). Độ phân giải hiện tại hiển thị trong trình đơn này. Nếu thấy "(Recommended)" (Được khuyên dùng) bên cạnh độ phân giải, bạn đang sử dụng độ phân giải cao nhất của phần cứng.[1]
    • Nếu có nhiều màn hình, bạn sẽ thấy các màn hình hiển thị ở phía trên khung bên phải. Hãy chọn màn hình mà bạn muốn kiểm tra.
    • Các lựa chọn mà bạn thấy đều được hỗ trợ bởi màn hình và card video. Ví dụ, nếu bạn sử dụng màn hình 4K nhưng không thấy lựa chọn thay đổi độ phân giải màn hình thành 4K (3840 x 2160), đó là vì card video không hỗ trợ lựa chọn này (hoặc ngược lại).
  4. 4
    Chọn độ phân giải khác trong trình đơn (tùy chọn). Nếu bạn sử dụng độ phân giải khác lựa chọn được khuyên dùng, hãy chọn lựa chọn Recommended (Được khuyên dùng) để có kết quả tốt nhất. Lưu ý, việc chuyển sang độ phân giải không được khuyên dùng có thể khiến hình ảnh bị mờ, bị kéo giãn hoặc bị co lại.
    • Sau khi bạn chọn độ phân giải mới, phần hiển thị sẽ thay đổi ngay. Bạn cũng sẽ thấy thông báo hỏi liệu bạn muốn Keep changes (Giữ thay đổi) hoặc Revert (Trở về). Nếu độ phân giải mới không ổn, bạn sẽ nhấp vào Revert.
    • Nếu màn hình chuyển thành màu đen sau khi bạn thay đổi cài đặt, độ phân giải đó không phù hợp với màn hình - sau một lúc, Windows sẽ trở về độ phân giải cũ để khắc phục vấn đề.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Mac

  1. 1
    Nhấp vào trình đơn Apple và chọn About this Mac (Về máy Mac). Trình đơn Apple hiển thị ở phía trên góc trái màn hình.
  2. 2
    Nhấp vào thẻ Displays (Màn hình). Bạn sẽ thấy thẻ này ở phía trên cửa sổ.
  3. 3
    Tìm độ phân giải của màn hình. Độ phân giải hiển thị bên cạnh kích thước màn hình; ví dụ: 23-inch (1920 x 1080).
    • Nếu máy Mac được kết nối với nhiều màn hình, bạn sẽ thấy các màn hình hiển thị trong cửa sổ - mỗi màn hình đều có độ phân giải ở bên dưới.
  4. 4
    Nhấp vào Displays Preferences (Tùy chỉnh màn hình) nếu bạn muốn thay đổi độ phân giải (tùy chọn). Nút này ở bên dưới góc phải. Theo mặc định, hệ điều hành sẽ xác định và thiết lập độ phân giải tốt nhất cho màn hình.[2] Bạn đang dùng độ phân giải tốt nhất khi "Default for display" (Lựa chọn mặc định) đã được chọn.
  5. 5
    Chọn Scaled (Tỉ lệ) và chọn độ phân giải khác (tuỳ chọn). Nếu muốn thay đổi độ phân giải, bạn có thể thực hiện việc này khi đã chọn Scaled. Các lựa chọn mà bạn thấy thường được màn hình và card video hỗ trợ. Ví dụ, nếu bạn sử dụng màn hình 4K nhưng không thấy lựa chọn thay đổi độ phân giải thành 4K (3840 x 2160), đó là vì lựa chọn này không được card video hỗ trợ (hoặc ngược lại).
    • Để thay đổi độ phân giải cho màn hình thứ hai, bạn sẽ ấn và giữ phím Option khi chọn Scaled.
    • Sau khi bạn chọn độ phân giải, thay đổi sẽ được áp dụng ngay lập tức. Nếu màn hình chuyển thành màu đen thay vì hiển thị theo độ phân giải mới, độ phân giải đó không phù hợp với màn hình của bạn. Màn hình sẽ tự khắc phục vấn đề này sau khoảng 15 giây bằng cách tự động chuyển về độ phân giải trước đó.[3] Nếu không, bạn sẽ ấn Esc để thay đổi.
      • Nếu hình ảnh vẫn chưa như ban đầu, bạn cần khởi động Mac vào Safe Mode, nhấp vào trình đơn Apple, chọn System Preferences (Tùy chỉnh hệ thống), chọn Displays (Màn hình), và nhấp vào thẻ Display. Tiếp theo, chọn Default for display (Thiết lập mặc định của màn hình) để đặt lại độ phân giải. Cuối cùng, khởi động lại Mac như thường.
    Quảng cáo

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Chromebook

  1. 1
    Nhấp vào thời gian. Bạn sẽ thấy thời gian ở bên dưới góc phải màn hình.
  2. 2
    Nhấp vào biểu tượng bánh răng trên trình đơn. Đây là thao tác mở phần thiết lập của Chromebook.
  3. 3
    Nhấp vào thẻ Device (Thiết bị). Thẻ này hiển thị trong khung bên trái.
  4. 4
    Xem độ phân giải bên cạnh tiêu đề "Resolution" (Độ phân giải). Độ phân giải hiện tại hiển thị trong khung lựa chọn "Resolution".
    • Nếu bạn muốn thay đổi độ phân giải, hãy nhấp vào trình đơn và chọn lựa chọn khác. Bạn sẽ thấy màn hình hiển thị theo độ phân giải mới, cùng với cửa sổ hỏi liệu bạn có muốn giữ lựa chọn này không. Nhấp vào Continue (Tiếp tục) để giữ độ phân giải mới, hoặc nhấp vào Cancel (Hủy) để trở về thiết lập trước đó.[4] Sau 10 giây, độ phân giải sẽ tự động trở về thiết lập ban đầu.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Pixel (Điểm ảnh) là điểm sáng nhỏ trong màn hình có chức năng thay đổi màu sắc tùy thuộc vào hình ảnh hiển thị. Toàn bộ điểm ảnh trong màn hình kết hợp với nhau giúp bạn nhìn thấy hình ảnh.
  • Hầu hết màn hình độ phân giải cao đều có tỉ lệ khung hình cho phép các phân tử UI không trở nên nhỏ bé trong khi vẫn sử dụng độ phân giải đầy đủ của màn hình. Việc này cho phép nhà sản xuất sử dụng các khung độ phân giải cao trên thiết bị nhỏ.
  • Độ phân giải cao có nghĩa là có thêm nhiều điểm ảnh trên màn hình. Nếu bạn giảm độ phân giải, hình ảnh trên màn hình sẽ to hơn.

Bài viết wikiHow có liên quan

Chuyển đổi màn hình 1 và 2 trên PCChuyển đổi màn hình 1 và 2 trên PC
Khiến mọi người nghĩ rằng bạn đang hackKhiến mọi người nghĩ rằng bạn đang hack
Sao chép và dánSao chép và dán
Chụp ảnh bằng camera trên laptopChụp ảnh bằng camera trên laptop
Xóa bỏ phông nền trong Adobe IllustratorXóa bỏ phông nền trong Adobe Illustrator
Lấy dữ liệu từ trang tính khác trên Google Sheets (PC hoặc Mac)Lấy dữ liệu từ trang tính khác trên Google Sheets (PC hoặc Mac)
Tìm kiếm từ hoặc cụm từ trong văn bản PDFTìm kiếm từ hoặc cụm từ trong văn bản PDF
Hack Máy tínhHack Máy tính
Khởi động máy tínhKhởi động máy tính
Đổi ngôn ngữ trên máy tínhĐổi ngôn ngữ trên máy tính
Sao chép và dán ảnhSao chép và dán ảnh
Gõ dấu trên chữ cáiGõ dấu trên chữ cái
Kết nối tai nghe Bluetooth với máy tínhKết nối tai nghe Bluetooth với máy tính
Gỡ bỏ Chế độ Write Protection trên Thẻ nhớGỡ bỏ Chế độ Write Protection trên Thẻ nhớ
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Josef Storzi
Cùng viết bởi:
Chuyên gia sửa chữa điện thoại di động & hàng Apple
Bài viết này có đồng tác giả là Josef Storzi, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 89.337 lần.
Chuyên mục: Máy tính
Trang này đã được đọc 89.337 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo