Bài viết này đã được cùng viết bởi Michelle Shahbazyan, MS, MA. Michelle Shahbazyan là người sáng lập của The LA Life Coach, một công ty cung cấp dịch vụ huấn luyện cuộc sống, gia đình và nghề nghiệp tại Los Angeles, California. Cô có hơn 10 năm kinh nghiệm huấn luyện cuộc sống, tư vấn, nói chuyện truyền cảm hứng và mai mối. Cô có bằng cử nhân về tâm lý học ứng dụng và bằng thạc sĩ khoa học về vật liệu xây dựng và quản lý công nghệ của Đại học Công nghệ Georgia, bằng thạc sĩ tâm lý học chuyên về hôn nhân và gia đình của Trường sau đại học Phillips.
Có 9 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 17.699 lần.
Mặc dù ý thức rất đáng quan tâm nhưng tiềm thức còn tạo nhiều cảm hứng hơn! Trong khi ý thức xử lý một lựa chọn hoặc một hành động, tiềm thức xử lý đồng thời nhiều lựa chọn và hành động vô thức. Sau khi được kích hoạt, các mục tiêu, các lựa chọn và hành động thuộc tiềm thức vẫn tồn tại cho đến khi chúng được đáp ứng. Nghiên cứu đã chỉ rằng bạn không thể điều khiển tiềm thức.[1] Tuy nhiên, vẫn có những hành động hoặc bài tập cho phép bạn xâm nhập hoặc mở rộng nhận thức về tiềm thức của bản thân.[2]
Các bước
Luyện tập sự tích cực
-
1Luyện tập tự nói chuyện với bản thân một cách tích cực. Thay thế những lời nói tiêu cực bằng các khẳng định. Việc thay đổi lời nói sẽ thay đổi suy nghĩ và ghi đè lên những hành động và suy nghĩ tiêu cực trong tiềm thức. Thay vì nói “Tôi không thể làm được!”, hãy nói “Tôi có thể làm được!”. Thay vì nói “Tôi làm việc gì cũng thất bại!”, hãy thử nói “Tôi sẽ thành công!”. Nếu thấy bản thân chìm trong những lời nói tiêu cực, hãy ngừng lại và hít một hơi thật sâu. Cân nhắc lý do khiến bạn nói mình không thể thành công. Xác định yếu tố khiến bạn trở nên tiêu cực. Lưu ý rằng đó chính là các yếu tố kích hoạt và cam kết một lần nữa để khẳng định bản thân.[3]
- Bạn không thể thay đổi lời nói trong chốc lát. Bạn cần thời gian và sự kiên định. Duy trì sự tích cực khi cố gắng đưa bản thân thoát khỏi những hành vi và suy nghĩ tiêu cực trong tiềm thức.
-
2Nghĩ ra câu 'thần chú' tích cực. Khi căng thẳng và lo âu, bạn hãy giữ bình tĩnh và dập tắt suy nghĩ tiêu cực bằng cách đọc đi đọc lại câu thần chú của riêng bạn. Việc áp dụng liệu pháp này thường xuyên sẽ giúp giảm sự phát sinh suy nghĩ và hành động tiêu cực từ trong tiềm thức. Xác định suy nghĩ tiêu cực và thừa nhận rằng sự phán xét bản thân của bạn là vô căn cứ. Nghĩ ra câu 'thần chú trị liệu' bằng những điều ngược với những gì bạn buộc tội bản thân. Tạo thêm hai câu 'thần chú' cũng diễn đạt một ý để có sự thay đổi khi dùng. Chọn một vị trí trên cơ thể để luyện tập sự tích cực. Bạn có thể chọn trái tim hoặc bụng. Đặt tay lên tim hoặc bụng và lặp lại câu thần chú. Tập trung vào hành động và tự tin hơn.[4]
- Nếu bạn cảm thấy bản thân chưa đủ tốt, bạn nên dùng câu thần chú “Tôi tốt rồi”, “Tôi xứng đáng” và “Tôi xứng đáng với điều đó”.
-
3Luyện tập hình dung. Hình dung hay tưởng tượng về thành tựu mục tiêu là cách hiệu quả để tương tác và rèn luyện tiềm thức. Bắt đầu với bài tập hình dung, trong đó sử dụng một hoặc hai giác quan. Cố gắng hình dung mọi chi tiết của bức ảnh hay một vật thể quen thuộc. Khi đã thành thạo, bạn hãy chuyển qua hình dung toàn bộ cảnh tượng trong một bộ phim hay ký ức của bạn. Ghi nhớ âm thanh, màu sắc và hương vị. Khi có khả năng tập trung và mô tả chính xác các chi tiết, hãy bắt đầu mường tượng cảnh bạn đã đạt được mục tiêu. Bạn cần hình dung sao cho có vẻ thật nhất có thể. Đừng để bản thân lún vào những hình dung tiêu cực hay thất bại, hãy tưởng tượng bản thân thành công và đạt được mục tiêu! Ví dụ, nếu bạn hình dung tới việc diễn thuyết, hãy nghĩ rằng bản thân đã vượt qua được chứng nói lắp hay quên bài thay vì nghĩ tới việc mọi người bỏ đi. [5]
- Hình dung mục tiêu cụ thể. Hãy xác định cụ thể điều bạn muốn đạt được. Xác định vị trí, thời gian và bối cảnh thành công. Càng cụ thể càng tốt!
- Đừng tưởng tượng mình là siêu nhân, hãy tưởng tượng bạn là chính mình.
Quảng cáo
Tập thiền chánh niệm
-
1Chuẩn bị thiền. Thiền giúp bạn tập trung và khai thác tiềm thức. Trước khi thiền, hãy quyết định thời gian thiền. Nếu là người mới, hãy thử thiền 5 phút. Mặc quần áo thoải mái. Đặt đồng hồ và ngồi thiền ở nơi yên tĩnh. Hãy chọn vị trí không bị ai làm phiền. Bạn có thể ngồi thiền ngoài trời, trên sàn căn hộ hoặc ở hiên sau nhà. Giãn cơ trước khi vào tư thế thiền. Chạm vào ngón chân, giảm căng cơ cổ và thư giãn bả vai.[6]
-
2Thiết lập tư thế. Tìm một chỗ ngồi ổn định. Ngồi trên ghế có tựa lưng, hai chân đặt xuống sàn hoặc ngồi khoanh chân trên sàn. Ngồi thẳng lưng—thể hiện đường cong tự nhiên của xương sống. Bắp tay song song với cơ thể. Khuỷu tay hơi gập và bàn tay đặt nhẹ trên đầu gối. Hơi hạ cằm và nhìn xuống sàn. Giữ yên tư thế, nhận thức được cơ thể trước khi bắt đầu.[7]
-
3Tập trung vào hơi thở và suy nghĩ. Nhắm mắt và bắt đầu theo dõi nhịp thở. Tập trung hít vào thở ra. Khi thư giãn, tâm trí bạn cũng bị phân tán. Suy nghĩ sẽ chuyển từ tiềm thức sang ý thức. Hãy chú ý đến những suy nghĩ này nhưng không đánh giá chúng. Cứ để suy nghĩ đó tồn tại. Khi bạn nhận ra tâm trí đang bị phân tán, hãy tập trung vào nhịp thở. Mỗi khi tâm trí bị phân tán, hãy tiếp tục tập trung vào nhịp thở. Lập lại quá trình trên đến khi hết thời gian thiền.[8]Quảng cáo
Tập viết dòng ý thức
-
1Chuẩn bị. Chuẩn bị bút chì hoặc bút bi và giấy. Tìm thiết bị tính giờ: máy bấm giờ luộc trứng, đồng hồ hẹn giờ hoặc điện thoại đều được—hẹn giờ 5-10 phút. Ngồi ở vị trí yên tĩnh và không bị làm phiền. Đặt điện thoại ở chế độ im lặng. Tránh sử dụng máy tính hay máy tính bảng vì nó khiến bạn phân tâm![9]
-
2Bắt đầu viết. Ngồi ở tư thế thoải mái, hít thở sâu để tập trung suy nghĩ. Bắt đầu bấm giờ và viết. Không được tiếp cận dòng ý thức bằng danh sách những việc phải làm, hãy để suy nghĩ tự tuôn trào. Mỗi khi xuất hiện ý nghĩ nào đó trong đầu, bạn hãy ghi lại ra giấy. Hãy viết cả những suy nghĩ trần tục, không cần lảng tránh những suy nghĩ kỳ quặc, đây có thể là suy nghĩ trong tiềm thức của bạn. Đừng đánh giá suy nghĩ hay dừng lại để phân tích chúng. Cứ viết ra giấy. Tiếp tục ghi lại suy nghĩ cho tới khi đồng hồ kêu.[10]
-
3Phân tích bài viết. Khi hết giờ, hãy đọc lại suy nghĩ vừa viết. Nghiền ngẫm những dòng chữ vừa được viết ra. Xác định những suy nghĩ lặp đi lặp lại hay những cụm từ kỳ quặc. Thử tìm mối liên hệ giữa hai ý tưởng khác nhau. Lưu ý bất kỳ suy nghĩ nào có thể xuất phát từ tiềm thức. Khi tiếp tục bài tập này, bạn hãy đọc lại suy nghĩ từ những buổi luyện tập trước. Theo dõi tiến độ của dòng ý thức và đánh giá xem tiềm thức có tự thức tỉnh hay không.[11]Quảng cáo
Tập phân tích giấc mơ
-
1Ghi lại giấc mơ. Trước khi ngủ, bạn hãy đặt bút và nhật ký cạnh giường. Ghi lại giấc mơ vào nhật ký khi thức dậy vào buổi sáng hoặc giữa đêm. Viết tường tận những gì bạn có thể nhớ. Viết từng chi tiết nhỏ, dù chúng chỉ xuất hiện chốc lát. Sau một thời gian ghi chép lại giấc mơ, bạn hãy để ý tới những khái niệm, ký tự hay vật thể xuất hiện nhiều lần.
- Tiềm thức của bạn có thể xuất hiện trong giấc mơ. Do đó, việc ghi chép lại và nghiên cứu giấc mơ sẽ cung cấp cho bạn khả năng tiếp cận tiềm thức.[12]
-
2Xác định xem giấc mơ đó có ý nghĩa hay không và phân loại. Giấc mơ không có ý nghĩa thường kết hợp các yếu tố môi trường xung quanh, giấc mơ của bạn có thể bao gồm những mùi vị, âm thanh và hành động xảy ra xung quanh bạn; giấc mơ có ý nghĩa bắt nguồn từ tiềm thức—đó không phải là giấc mơ thông thường mà có chút kỳ lạ, khó hiểu và soi sáng. Nếu giấc mơ của bạn có ý nghĩa, hãy quyết định xem nó thuộc loại nào. Đó là một giấc mơ dự báo về các sự kiện trong tương lai? Hay một lời cảnh báo? Nó có thực tế không, nó có xác nhận những gì bạn đã biết? Giấc mơ đó có truyền cảm hứng hay đáp ứng những mong muốn của bạn? Giấc mơ có hoàn thành điều ước hay nguyện vọng của bạn muốn hòa hợp với ai đó hay thứ gì đó?[13]
- Những giấc mơ sinh động thường có ý nghĩa quan trọng.
-
3Giải mã giấc mơ có ý nghĩa. Bạn không cần phải là chuyên gia mới phân tích được giấc mơ của bản thân! Bạn chỉ cần một chút nỗ lực và tìm tòi. Có rất nhiều nguồn thông tin trên mạng và sách tham khảo tại thư viện! Khi phân tích giấc mơ, hãy đánh giá một cách tổng thể. Từng chi tiết bạn ghi nhớ đều có ý nghĩa và sẽ giúp bạn giải mã giấc mơ, đồng thời hiểu được tiềm thức của bản thân. Nếu từ điển giấc mơ định nghĩa một biểu tượng không đầy đủ, hãy thử tiếp cận giấc mơ theo bối cảnh cuộc sống của bạn. Thử xác định với bản thân xem có lý do nào khiến hình ảnh, người hay vật đó xuất hiện trong giấc mơ của bạn hay không.[14]Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ http://www.yale.edu/acmelab/articles/Bargh_Morsella_Unconscious_Mind.pdf
- ↑ http://www.thegeniewithin.com/lesson-1
- ↑ http://asayamind.com/how-to-use-the-power-of-your-subconscious-mind/
- ↑ http://bottomlinepersonal.com/the-power-of-a-personal-mantra/
- ↑ https://litemind.com/how-to-develop-visualization-skill/
- ↑ http://www.mindful.org/mindfulness-how-to-do-it/
- ↑ http://www.mindful.org/mindfulness-how-to-do-it/
- ↑ http://www.mindful.org/mindfulness-how-to-do-it/
- ↑ http://www.writingthroughlife.com/journaling-techniques-writing-on-the-stream-of-consciousness
- ↑ http://www.writingthroughlife.com/journaling-techniques-writing-on-the-stream-of-consciousness
- ↑ http://www.writingthroughlife.com/journaling-techniques-writing-on-the-stream-of-consciousness
- ↑ http://www.today.com/id/16338352/ns/today-today_health/t/dream-subconscious-offers-guidance/#.VhLRXbRViko
- ↑ http://dreamstop.com/what-do-dreams-mean/
- ↑ http://dreamstop.com/what-do-dreams-mean/