Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Dịch tiết âm đạo, một chất lỏng tiết ra từ âm đạo, là hiện tượng hoàn toàn bình thường của cơ thể. Dịch tiết âm đạo có thể thay đổi chút ít trong tháng, nhưng một số thay đổi có thể báo hiệu sức khoẻ của bạn có vấn đề. Hãy đọc tiếp để biết cách phân biệt dịch tiết bình thường với dịch tiết bất thường và cách giữ độ pH cân bằng trong âm đạo.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 9:

Dùng băng vệ sinh hàng ngày để giữ quần lót khô ráo

  1. 1
    Cách vài tiếng thay băng một lần để thấm hút dịch tiết. Cố gắng đừng dùng băng vệ sinh mỗi ngày, vì băng vệ sinh có thể gây ngứa sau một thời gian.[1] Không có gì phải xấu hổ vì có nhiều dịch tiết âm đạo – có người ra nhiều, có người ra ít, tất cả đều bình thường.[2]
    • Nếu không muốn dùng băng vệ sinh hàng ngày, bạn cũng có thể chuẩn bị vài chiếc quần lót để thay trong ngày.
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 9:

Lau từ trước ra sau để ngăn ngừa nhiễm trùng

  1. 1
    Động tác lau từ sau ra trước có thể đưa vi khuẩn vào âm đạo. Sau khi đi vệ sinh, bạn luôn phải lau từ trước ra sau. Điều này sẽ ngăn mầm bệnh từ vùng hậu môn lan vào âm đạo.[3]
    • Thói quen lau từ sau ra trước có thể dẫn đến dịch tiết âm đạo bất thường, đó là lý do bạn phải thay đổi thói quen này.
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 9:

Rửa âm hộ hàng ngày bằng nước

  1. 1
    Xà phòng thơm có thể làm mất cân bằng độ pH trong âm đạo. Khi tắm hàng ngày dưới vòi sen, bạn hãy dùng tay và nước sạch để rửa bên ngoài và bên trong môi âm hộ. Không cần rửa bên trong âm đạo – dịch tiết âm đạo có nhiệm vụ làm sạch âm đạo giúp bạn! Cố gắng tắm hàng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ ở bộ phận sinh dục.[4]
    • Thụt rửa âm đạo có thể dẫn đến dịch tiết bất thường. Âm đạo không cần được thụt rửa vì nó có thể tự làm sạch. Nếu bạn không chắc thì đừng đụng vào.
    • Ngâm bồn tắm hoặc tắm bồn nước nóng có thể làm mất cân bằng độ pH trong âm đạo. Bạn nên cố gắng tắm vòi sen khi có thể.
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 9:

Mặc quần lót vải cotton

  1. 1
    Để cho âm đạo thông thoáng cả ngày. Cố gắng tránh mặc quần tất, quần áo nịt, đồ bơi hoặc quần bó sát trong thời gian dài, vì các trang phục này có thể làm mất cân bằng độ pH. Ban đêm, bạn có thể không mặc quần lót để cho âm đạo được “thở” khi bạn ngủ.[5]
    • Quần lót có chất liệu vải tổng hợp như polyester cũng có thể làm mất cân bằng độ pH. Bạn nên cố gắng mặc quần lót vải cotton mỗi khi có thể.
    • Nếu quần áo bị ướt, hãy cố gắng thay càng sớm càng tốt. Âm đạo sẽ không được thông thoáng khi ẩm ướt.
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 9:

Đi tiểu sau khi giao hợp

  1. 1
    Việc này sẽ giúp tống mọi vi khuẩn đã xâm nhập ra ngoài. Vi khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc thay đổi dịch tiết. Hãy cố gắng đi tiểu trong vòng một tiếng sau khi giao hợp để ngăn ngừa các vấn đề này.[6]
    • Đau bụng, đau thắt lưng, đi tiểu buốt, sốt, hoặc tiểu ra máu là các dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Hãy đến gặp bác sĩ để được kê toa thuốc kháng sinh.[7]
Phương pháp 6
Phương pháp 6 của 9:

Sử dụng băng vệ sinh và tampon không hương thơm

  1. 1
    Các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có thể gây mất cân bằng độ pH. Khi mua sản phẩm vệ sinh, bạn luôn luôn nên chọn loại cotton tự nhiên không chứa hương liệu. Cố gắng thay băngg vệ sinh cách 2-4 tiếng một lần để âm đạo được dễ chịu và dịch tiết bình thường.[8]
    • Bạn cũng nên tránh xa các loại giấy vệ sinh có màu hoặc có hương thơm vì nó cũng làm mất cân bằng độ pH.
Phương pháp 7
Phương pháp 7 của 9:

Quan hệ tình dục an toàn để phòng chống các bệnh lây qua đường tình dục

  1. 1
    Các bệnh lây qua đường tình dục có thể là nguyên nhân gây ra dịch tiết âm đạo bất thường. Nếu có sinh hoạt tình dục, bạn nhớ phải dùng bao cao su để phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục. Nếu bạn có quan hệ tình dục không dùng các biện pháp bảo vệ mà không biết rõ về tiền sử sinh hoạt tình dục của bạn tình, hãy hẹn với bác sĩ phụ khoa để được xét nghiệm.[9]
    • Nhớ rằng các biện pháp ngừa thai chỉ có tác dụng phòng tránh thai, và chỉ có bao cao su mới có hiệu quả phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục.
Phương pháp 8
Phương pháp 8 của 9:

Đến gặp bác sĩ khi có dịch tiết âm đạo bất thường

  1. 1
    Dịch tiết âm đạo tự nhiên thường có đặc điểm là trong hoặc màu trắng sữa, có thể loãng, dai hoặc có các đốm trắng. Nếu dịch tiết âm đạo của bạn có các đặc điểm như trên thì có lẽ là bạn vẫn khoẻ! Dịch tiết âm đạo tự nhiên là một yếu tố rất quan trọng để giữ âm đạo khoẻ mạnh. Dịch tiết âm đạo bất thường đòi hỏi phải được điều trị đúng cách. Các hiện tượng dịch tiết bất thường bao gồm:[10]
    • Dịch tiết đặc, màu trắng, kết cấu như phô mai: Đây thường là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nấm men. Có thể kèm ngứa hoặc sưng xung quanh âm hộ.
    • Dịch tiết màu trắng, vàng hoặc xám – đặc biệt khi có mùi tanh như cá, có thể là một dấu hiệu nhiễm khuẩn âm đạo. Có thể kèm tình trạng ngứa và sưng.
    • Dịch tiết vàng hoặc xanh – có thể là dấu hiệu của bệnh trichomoniasis, một bệnh thường lây qua quan hệ tình dục.
    • Dịch tiết màu nâu hoặc có máu – có thể là kinh nguyệt bất thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu ung thư cổ tử cung, đặc biệt nếu có kèm tình trạng đau vùng chậu.
    • Dịch tiết màu vàng đục – có thể là dấu hiệu của bệnh lậu.
    • Hỏi bác sĩ về các yếu tố ảnh hưởng đến dịch tiết âm đạo của bạn, chẳng hạn như một số loại thuốc, thai nghén và thuốc ngừa thai.
Phương pháp 9
Phương pháp 9 của 9:

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn để điều trị nhiễm trùng

  1. 1
    Nhiễm trùng là nguyên nhân thường gặp nhất của dịch tiết âm đạo bất thường. Nếu được chẩn đoán nhiễm trùng âm đạo, bạn có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm butoconazole, clotrimazole, miconazole và tioconazole. Thuốc thường có dạng kem, thuốc mỡ hoặc thuốc viên do bác sĩ kê toa.[11]
    • Bệnh nhiễm khuẩn thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh clindamycin và metronidazole.

Cảnh báo

Bài viết wikiHow có liên quan

Khẩu dâmKhẩu dâm
Ngừng thói quen thủ dâmNgừng thói quen thủ dâm
Đi bơi với băng vệ sinh trong ngày hành kinhĐi bơi với băng vệ sinh trong ngày hành kinh
Tăng cường xuất tinhTăng cường xuất tinh
Quan hệ Lần đầu Không bị đauQuan hệ Lần đầu Không bị đau
Sờ Cổ tử cungSờ Cổ tử cung
Ngăn băng vệ sinh bị tràn trong kỳ kinh nguyệtNgăn băng vệ sinh bị tràn trong kỳ kinh nguyệt
Đeo bao cao su nếu chưa cắt bao quy đầuĐeo bao cao su nếu chưa cắt bao quy đầu
Cắt bao quy đầuCắt bao quy đầu
Cởi quần áo thật quyến rũCởi quần áo thật quyến rũ
Giấu kín sự cương dươngGiấu kín sự cương dương
Dương vật hết cương cứngDương vật hết cương cứng
Chữa lành vết rách âm đạoChữa lành vết rách âm đạo
Đối phó với những ngày "đèn đỏ" khi ở trườngĐối phó với những ngày "đèn đỏ" khi ở trường

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 6.387 lần.
Trang này đã được đọc 6.387 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?