Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nếu chó cưng tỏ ra sợ hãi hoặc do dự khi ở gần bạn, bạn có thể khiến nó gần gũi hơn bằng cách thiết kế cho chó một không gian sống an toàn, thoải mái trong nhà, đồng thời tạo sự gắn kết thông qua huấn luyện và trao thưởng tích cực. Khi cảm nhận được sự quan tâm từ bạn, chó sẽ thân thiện hơn. Hãy đưa chó đi dạo, chơi đùa và coi nó như một người bạn đồng hành. Dần dần, chó sẽ tích cực tương tác với bạn.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:
Xây dựng môi trường sống lành mạnh

  1. 1
    Cho chó không gian thoải mái. Hầu hết các chú chó đều thích ngủ chung giường với chủ. Bạn hãy cân nhắc xem mình muốn cho chó ngủ cùng hay thiết kế cho nó một không gian ấm cúng riêng. Để tạo không gian riêng cho chó, bạn hãy chuẩn bị cho nó một chiếc ổ với chăn và đồ chơi để nhai ở một góc trong phòng khách. Như vậy, chó sẽ vừa có không gian riêng, vừa có thể góp mặt trong sinh hoạt của gia đình.[1]

    Lời khuyên: Khi chó ở trong ổ của mình, bạn hãy đảm bảo nó có thể thoải mái thư giãn mà không bị thú cưng khác hoặc trẻ nhỏ làm phiền.

  2. 2
    Chải lông và cho chó ăn. Nhiều chú chó sẽ tự nhiên yêu quý những người chăm sóc và cho chúng ăn. Mỗi ngày, bạn hãy cho chó ăn đầy đủ dinh dưỡng và dành thời gian tương tác với nó. Thỉnh thoảng, bạn có thể dùng tay hoặc cho chó ăn bằng đồ chơi đựng thức ăn. Bạn cũng cần thường xuyên quan sát, chải lông cho chó để kiểm tra và phát hiện các vấn đề về sức khỏe.[2]
    • Hãy để ý các vấn đề về da khiến chó khó chịu. Ví dụ, nếu phát hiện bọ chét, bạn cần trao đổi với bác sĩ thú y để nhanh chóng điều trị cho chó hết ngứa ngáy.
  3. 3
    Thực hành huấn luyện tích cực. Tình cảm giữa bạn và chú chó sẽ được cải thiện nếu nó biết cách đáp lại một số lệnh cơ bản (chẳng hạn như ngồi, đứng yên, lại đây và đi sát sau chân chủ). Bạn có thể dùng clicker (một loại dụng cụ phát ra âm thanh đặc trưng) để huấn luyện hành vi tốt cho chó thông qua những liên hệ tích cực (chẳng hạn như tiếng click); cho chó phần thưởng hoặc dùng lời khen khi chó làm theo mệnh lệnh.[3]
    • Ví dụ, bạn hãy thưởng cho chó một chút đồ ăn ngon khi nó đứng lại theo mệnh lệnh hoặc khen "Giỏi lắm!" khi chó chạy lại theo tiếng gọi của bạn ở công viên.
  4. 4
    Tránh trừng phạt khi chó không nghe lời. Khi dùng phương pháp huấn luyện tích cực, bạn sẽ không trách phạt vì chó không nghe lời mà sẽ hướng dẫn lại và thưởng cho chó ngay khi nó có hành vi đúng. Đừng bao giờ la mắng, đánh hoặc đe dọa chó. Việc thể hiện sự giận dữ sẽ khiến chó sợ và ảnh hưởng đến tình cảm nó dành cho bạn.
    • Hãy kiên nhẫn. Nhiều chú chó sẽ cần nhiều thời gian để học hỏi hơn một số khác.
    David Levin

    David Levin

    Chuyên gia huấn luyện chó
    David Levin là chủ sở hữu của Citizen Hound, một công ty cung cấp dịch vụ dẫn chó đi dạo tại Khu Vực Vịnh San Francisco. Với hơn 9 năm kinh nghiệm huấn luyện và dẫn chó đi dạo, công ty của David đã được Beast of the Bay bầu chọn là “Best Dog Walker SF” trong các năm 2019, 2018 và 2017. Citizen Hound cũng được SF Examiner xếp hạng là công ty dẫn chó đi dạo #1 và được xếp vào Danh sách A trong các năm 2017, 2016, 2015. Citizen Hound tự hào về dịch vụ khách hàng, kỹ năng chăm sóc và uy tín của mình.
    David Levin
    David Levin
    Chuyên gia huấn luyện chó

    Giúp chó cảm nhận sự được sự an toàn và tin tưởng sẽ khiến nó cảm thấy được yêu thương. Tình yêu thương là điều gì đó rất mong manh, vậy nên nếu muốn một chú chó yêu quý bạn thì bạn cần khiến nó cảm thấy an toàn trước. Để làm được điều đó, bạn hãy thường xuyên tiếp cận và tích cực để chó lại gần mình nhiều nhất có thể. Xây dựng tình cảm với động vật là một cuộc đua đường dài, không phải cuộc thi chạy nước rút, vậy nên bạn hãy kiên nhẫn và đừng nóng vội trong quá trình gây dựng thiện cảm và khiến chó thoải mái với mình.

  5. 5
    Cho chó giao tiếp với đồng loại và người khác. Khi cố gắng khiến một chú chó yêu quý mình, bạn sẽ rất dễ quên đi mối quan hệ của nó với người khác hoặc những chú chó khác. Chó cưng của bạn sẽ vui vẻ và thỏa mãn hơn khi được giao tiếp với người khác hoặc đồng loại, tuy nhiên bạn cần cho chó tương tác với họ trong môi trường bình tĩnh và trật tự, tránh những nơi hỗn loạn dễ khiến chó choáng ngợp.[4]
    • Ví dụ, thay vì chỉ cho chó chạy nhảy trong công viên dành cho chó, bạn có thể đưa nó đến thăm nhà một người bạn có một chú chó cưng thân thiện. Bạn cần cho chó cơ hội được tương tác, nhưng đừng ép buộc nó.
  6. 6
    Đảm bảo sức khỏe cho chó. Nếu không quan tâm chăm sóc sức khỏe cơ bản cho chó thì sẽ khó để nó cảm nhận được tình yêu thương từ bạn. Hãy đưa chó đến phòng khám thú y kiểm tra sức khỏe đều đặn, tiêm vắc xin đầy đủ, chăm sóc và điều trị y tế thích hợp khi chó bị thương hoặc ốm.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:
Tăng cường gắn kết

  1. 1
    Tìm hiểu sở thích của chó. Khi biết chó thích gì, bạn sẽ dễ chiều và khiến nó yêu quý bạn hơn. Được tham gia các hoạt động yêu thích cũng sẽ giúp chó tự tin hơn.[5]
    • Ví dụ, nếu chó thích chơi trò ném đồ vật hoặc đào bới, bạn có thể chơi trò ném bóng với nó mỗi ngày hoặc tạo cho chó một không gian riêng để đào bới (chẳng hạn như dùng hộp cát cho chó).
  2. 2
    Cho chó đồ chơi. Bạn nên tạo cho mình thói quen thường xuyên chơi đùa với chó. Nếu đã chán chơi trò ném đồ vật, bạn có thể mua cho chó một số đồ chơi mới thú vị hơn. Nhớ là luôn chọn mua đồ chơi có kích cỡ phù hợp. Những đồ chơi quá nhỏ, hoặc có những bộ phận nhỏ có thể rơi ra, sẽ khiến chó bị hóc nếu ăn phải; chó cũng sẽ khó chơi với những đồ chơi quá lớn.
    • Hãy thường xuyên kiểm tra xem đồ chơi có bị rách, thủng hay bục chỉ hay không để tránh nguy cơ chó bị hóc.
  3. 3
    Thể hiện sự yêu thương. Bạn không nhất thiết phải quy định thời gian chơi đùa hoặc gắn kết với chó mỗi ngày. Thay vào đó, hãy hình thành thói quen vỗ về, vuốt ve hoặc gãi nhẹ cho chó thường xuyên trong ngày. Sự tiếp xúc gần gũi thường xuyên sẽ cho chó biết rằng bạn yêu mến và quan tâm đến nó.[6]
    • Bạn có thể biết được chó thích những cử chỉ âu yếm của mình. Ví dụ, khi được gãi tai, chó sẽ thè lưỡi hoặc nhìn bạn đầy trìu mến.

    Lưu ý: Chó không thích vuốt ve ở mặt hay bị vỗ vào đầu. Những cái ôm chặt cũng có thể khiến chúng khó chịu.

  4. 4
    Thường xuyên đưa chó đi dạo. Chó thích được vận động đôi chân, khám phá môi trường xung quanh và dành thời gian cùng bạn. Hãy đưa chó đi dạo khoảng 2 đến 3 lần một ngày để tăng cường gắn kết và vận động. Nếu chó cưng của bạn rất thích đi dạo, bạn có thể cùng nó đi bộ đường dài và coi đó như một phần thưởng đặc biệt. Đừng quên cho chó cơ hội khám phá môi trường xung quanh trong khi đi dạo.[7]
    • Nếu chó thích chơi trong công viên dành cho chó hoặc chạy loanh quanh, bạn có thể dắt chó đến công viên và để nó tự do chơi ở đó.
  5. 5
    Cho chó ở gần. Loài chó luôn thích được ở gần chủ, vậy nên bạn hãy coi chó cưng của mình như một người bạn đồng hành, thường xuyên quan tâm và cho nó đi cùng. Luôn được ở gần chủ sẽ khiến chó cảm thấy an toàn và vui vẻ.[8]
    • Nếu ít được ở gần hoặc ít được quan tâm, chó sẽ thấy cô đơn và bắt đầu quấy phá.
  6. 6
    Cho chó cùng đi chơi. Người bạn đồng hành là người sẽ luôn đi cùng với bạn. Hãy đưa chó ra ngoài để cùng trải nghiệm những địa điểm mới, gặp gỡ những người hoặc những chú chó khác. Bạn có thể chọn một số nơi thân thiện với chó, chẳng hạn như bãi biển, bên hồ, công viên dành cho chó, trong rừng hoặc các cuộc thi dành cho chó. Chó cưng sẽ rất thích được trải nghiệm những điều mới lạ cùng bạn.[9]
    • Bạn có thể trải một tấm lót trên xe ô tô để chó thoải mái hơn và giữ cho ghế xe không bị bẩn.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Xác định giới tính của chóXác định giới tính của chó
Chó ngừng sủa khi gặp người lạChó ngừng sủa khi gặp người lạ
Nhận biết dấu hiệu chó sắp chếtNhận biết dấu hiệu chó sắp chết
Nhận biết dấu hiệu chó bị trầm cảmNhận biết dấu hiệu chó bị trầm cảm
Mát xa cho Chó cưng của Bạn
Giúp phân chó cứng lạiGiúp phân chó cứng lại
Nhận biết chó cái sẵn sàng giao phốiNhận biết chó cái sẵn sàng giao phối
Chăm sóc chó sau khi thiếnChăm sóc chó sau khi thiến
Nhận biết chó con bị thương sau khi ngãNhận biết chó con bị thương sau khi ngã
Nhận biết chó đã sinh xongNhận biết chó đã sinh xong
Chữa đau bụng cho chóChữa đau bụng cho chó
Âu yếm ChóÂu yếm Chó
Nhận biết dấu hiệu động dục ở chóNhận biết dấu hiệu động dục ở chó
Cho chó đi ngủCho chó đi ngủ
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

David Levin
Cùng viết bởi:
Chuyên gia huấn luyện chó
Bài viết này có đồng tác giả là David Levin, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 7.767 lần.
Chuyên mục: Chó
Trang này đã được đọc 7.767 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo