Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Zenodo [1] là kho dữ liệu nghiên cứu. Nó đã được OpenAIRE[2] và CERN[3] tạo ra để cung cấp địa điểm cho các nhà nghiên cứu ký gửi các tập hợp dữ liệu. Nó đã được tung ra vào năm 2013, cho phép các nhà nghiên cứu ở bất kỳ lĩnh vực chủ đề nào cũng tải lên được các tệp với kích thước tới 50 GB. Bài viết này không đề cập tới chức năng chính là để các nhà nghiên cứu khoa học tải tệp lên, mà đề cập tới việc tìm kiếm và khai thác các tệp được tải lên đó.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Tìm kiếm và lọc trên Zenodo

  1. 1
    Đi tới trang chủ Zenodo tại địa chỉ https://zenodo.org/.
  2. 2
    Zenodo - kho độc lập. Theo khuyến cáo của Chương trình Khung Nghiên cứu thứ 7 - gọi tắt là FP7 (xem: Truy cập Mở trong Chương trình Khung Nghiên cứu 7 (FP7)) và Chương trình Horizon 2020 - gọi tắt là H2020 (xem: Truy cập Mở trong Horizon 2020), thì các nhà nghiên cứu của châu Âu nên ký gửi các bài báo hoặc các bản thảo cuối cùng vào:
    • Kho cơ sở[4] của cơ sở nghiên cứu mà với nó họ có liên quan; hoặc
    • Kho dựa vào chủ đề[5] thích hợp; hoặc
    • Zenodo, kho độc lập cho các bài báo có thể không được lưu trữ trong các kho cơ sở, hoặc không được lưu trữ trong các kho dựa vào chủ đề. Vì lý do này, Zenodo chỉ chứa một phần, chứ không phải tất cả các tài nguyên truy cập mở của châu Âu.
  3. 3
    Công cụ tìm kiếm trên Zenodo. Công cụ tìm kiếm trên Zenodo rất đơn giản, chỉ là trường tìm kiếm, nơi mặc định có từ Search (Tìm kiếm), cũng là nơi bạn gõ vào cụm từ tìm kiếm bất kỳ rồi nhấn phím Enter hoặc nhấn núm có hình chiếc kính lúp nhỏ xíu để thực hiện lệnh tìm kiếm.
  4. 4
    Kho Zenodo chứa gì? Bạn có thể có câu trả lời cho câu hỏi này bằng cách nhấn chuột vào trường tìm kiếm, không gõ cụm từ tìm kiếm nào nhưng vẫn nhấn phím Enter. Bạn sẽ thấy toàn bộ các con số bạn cần về những gì có trong kho Zenodo. Tại thời điểm truy cập ngày 18/05/2017, bạn sẽ thấy:
  5. 5
    Lọc trên Zenodo. Với các danh sách các lựa chọn có các ô vuông đứng đằng trước mỗi lựa chọn được nêu ở trên, bạn có thể tiến hành lọc kết quả dễ dàng bằng cách nhấn chọn ô vuông của lựa chọn đó. Ví dụ:
    • Chọn ô vuông đứng trước lựa chọn Open (Mở) của danh sách Access Right (Quyền Truy cập), bạn sẽ có được danh sách kết quả đúng bằng con số trong các dấu ngoặc đơn đi sau lựa chọn đó, là 186.957 số hạng mục có quyền truy cập mở. Con số này sẽ thay đổi theo thời gian khi các nhà nghiên cứu tiếp tục tải lên Zenodo.
    • Chọn ô vuông đứng trước lựa chọn Software (Phần mềm) của danh sách Type (Dạng), bạn sẽ có được danh sách kết quả đúng bằng con số trong các dấu ngoặc đơn đi sau lựa chọn đó, là 15.390 phần mềm. Con số này sẽ thay đổi theo thời gian khi các nhà nghiên cứu tiếp tục tải lên Zenodo.
  6. 6
    Sắp xếp danh sách kết quả tìm kiếm trên Zenodo. Bạn có thể sắp xếp theo các cách thức sau:
  7. 7
    Tìm kiếm tài nguyên trên Zenodo. Để tìm kiếm tài nguyên trên Zenodo, bạn đơn giản hãy gõ cụm từ tìm kiếm bạn muốn vào trường tìm kiếm rồi nhấn phím Enter hoặc núm có biểu tượng chiếc kính lúp nhỏ xíu bên phải của trường tìm kiếm để tiến hành việc tìm kiếm là được.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Khai thác tài nguyên được chọn trên Zenodo

  1. 1
    Thông tin về tài nguyên được chọn. Giả sử sau khi tiến hành tìm kiếm, bạn có được một danh sách kết quả các hạng mục trùng khớp với cụm từ tìm kiếm. Hãy nhấn vào núm View (Xem) ở hạng mục mà bạn muốn chọn để sử dụng. Một màn hình mới sẽ xuất hiện với các thông tin liên quan tới hạng mục tài nguyên được chọn đó. Các thông tin đó gồm:

Khuyến cáo

  • Zenodo chỉ chứa một phần các tài nguyên truy cập mở của châu Âu. Bạn có thể tìm thêm các tài nguyên truy cập mở của châu Âu trong các kho cơ sở[6] của cơ sở nghiên cứu mà với nó các nhà nghiên cứu có liên quan; hoặc trong các kho dựa vào chủ đề[7] thích hợp;
  • Xem thêm các nội dung khác có liên quan tới khoa học mở và truy cập mở trong phần 'Các tài nguyên truy cập mở' của bài: Liên kết các nội dung được cấp phép mở, truy cập mở trên wikiHow.vn

Về bài wikiHow này

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, các tác giả tình nguyện đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 2.034 lần.
Chuyên mục: Truy cập mở | Dữ liệu mở | OER
Trang này đã được đọc 2.034 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo