Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Mùi cơ thể đôi khi khiến người ta ngượng ngùng nhưng lại là một phần tự nhiên của cuộc sống. Nếu đang khổ sở vì mùi cơ thể, bạn sẽ vui mừng khi biết có nhiều cách khử mùi một cách tự nhiên. Giữ vệ sinh cá nhân tốt, thay đổi lối sống và sử dụng các liệu pháp tự nhiên đều là các phương pháp kiểm soát mùi cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bị kích ứng da, nếu mùi cơ thể thay đổi hoặc nếu đột ngột bị tăng tiết mồ hôi.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 5:

Cải thiện vệ sinh cá nhân

  1. 1
    Tắm hàng ngày để rửa sạch mồ hôi và vi khuẩn gây mùi. Mùi cơ thể là do vi khuẩn phản ứng với mồ hôi do các tuyến mồ hôi tiết ra, do đó tắm rửa thường xuyên là việc quan trọng. Khi tắm, bạn nên dùng xà phòng nhẹ dịu có gốc dầu thực vật xoa cho lên bọt. Bọt xà phòng càng nhiều và càng xoa lâu thì việc loại bỏ vi khuẩn trên da càng hiệu quả.
    • Không phải tất cả các loại xà phòng đều có tính diệt khuẩn, và bạn cũng không nhất thiết phải dùng xà phòng diệt khuẩn. Thử dùng xà phòng castile bạc hà cay khi tắm. Dầu bạc hà cay có tính sát trùng nhẹ và có thể giúp khử mùi cơ thể.
    • Mặc dù tắm bằng xà phòng là tốt nhất, nhưng tắm bằng nước không thì vẫn tốt hơn là không tắm. Sẽ còn hiệu quả hơn nữa nếu bạn kỳ cọ bằng cát hoặc bằng khăn để loại bỏ vi khuẩn và dầu. Đây có thể là một vấn đề trong các tình huống như đi cắm trại.
  2. 2
    Nhớ lau mình thật khô. Việc này đặc biệt cần thiết ở những vùng da dễ bốc mùi trên cơ thể: háng, nách và xung quanh núm vú. Bạn cũng cần đảm bảo các nếp gấp trên da (dưới bầu ngực, bẹn, bụng) phải khô hoàn toàn.
    • Tránh dùng tinh bột ngô như phấn rôm. Nhiều bác sĩ tin rằng tinh bột ngô có thể biến thành “thức ăn cho nấm”. Bạn có thể dùng bột talc không mùi để thay thế.
  3. 3
    Loại bỏ môi trường sinh sôi của vi khuẩn để giảm mùi. Ví dụ, cạo lông nách có thể hữu ích trong việc giảm mùi cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên làm vệ sinh bên trong giày, vì đây có thể là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
  4. 4
    Mặc quần áo sạch bằng vải cotton cho thoáng khí. Mặc quần áo vải sợi tự nhiên như cotton, lụa hoặc len. Nếu bạn đổ mồ hôi, các chất liệu tổng hợp có đặc tính “làm bay hơi” có thể hữu ích, nhưng bạn nên chuyển sang mặc chất liệu sợi tự nhiên sau khi đã tắm rửa và đã sạch mồ hôi.
    • Quần áo cotton cho phép da được thở và giảm lượng mồ hôi, vì vậy bạn có thể giúp cho da khỏe mạnh, khô ráo và không mùi khi mặc quần áo cotton.
  5. 5
    Tránh đi giày bít với tất trong thời gian dài. Giày bít sẽ dẫn đến mùi hôi chân nếu mồ hôi ra nhiều do thiếu sự lưu thông không khí. Điều này lại càng đúng nếu bạn đi giày có chất liệu bí hơi. Nếu có thể, bạn nên đi giày xăng đan, dép kẹp hoặc các loại giày thoáng khí càng nhiều càng tốt.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 5:

Cải thiện lối sống

  1. 1
    Cai thuốc lá. Hút thuốc lá hoặc nhai thuốc lá đều có thể sản sinh các gốc tự do có hại cho cơ thể. Các thói quen này cũng có thể khiến vi khuẩn hình thành trên da và gây ra mùi hôi.
  2. 2
    Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể. Nước là một dung môi tuyệt vời giúp đào thải mọi độc tố ra khỏi cơ thể. Nước cũng là chất trung hòa và giảm sự hình thành vi khuẩn trong đường ruột. 8-10 cốc nước uống vào mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì làn da khỏe mạnh, đủ nước và không mùi.[1]
  3. 3
    Ăn các thực phẩm có chứa probiotics để kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn. Probiotics là các vi khuẩn tự nhiên, có lợi cho đường ruột, giúp kiểm soát sự sinh sôi của vi khuẩn gây hại trong ruột.[2] Probiotics thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn lactobacilli bifidus có tác dụng cải thiện khả năng tiêu hóa và giảm độc tố trong ruột. Các sản phẩm như sữa chua hoặc buttermilk có chứa probiotics.
    • Một cốc thực phẩm chứa probiotic ăn vào mỗi ngày sẽ rất có ích và nên được duy trì liên tục trong 6 tháng. Thực phẩm này sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể, vì mùi khó chịu có thể chỉ là vấn đề về tiêu hóa!
  4. 4
    Loại bỏ các thực phẩm gây mùi khỏi chế độ ăn. Một số loại thực phẩm có thể thay đổi mùi của cơ thể. Thực phẩm nhiều chất béo (thịt có nhiều mỡ, thịt gia cầm có da, thức ăn chiên rán) và một số gia vị (cà ri, tỏi, hành) có thể làm thay đổi mùi cơ thể. Bạn hãy loại bỏ các thức ăn này ít nhất 2-4 tuần xem có khác biệt không.
    • Cà phê và nước ngọt chứa caffeine có thể gây mùi khó chịu ở một số người.
    • Các thức ăn và đồ uống khác có thể khiến cơ thể nặng mùi là: rượu, măng tây, thìa là Ai Cập và thịt đỏ.[3]
  5. 5
    Ăn đủ lượng rau xanh để giúp kiểm soát mùi. Ăn không đủ rau xanh cũng là một nguyên nhân dẫn đến mùi cơ thể. Rau xanh có chứa chlorophyllin, một chất hấp thụ mùi tự nhiên.[4]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 5:

Sử dụng các sản phẩm ngăn tiết mồ hôi tự nhiên

  1. 1
    Sử dụng các sản phẩm ngăn tiết mồ hôi có thành phần tự nhiên. Nếu không thích dùng các sản phẩm khử mùi hoặc ngăn tiết mồ hôi truyền thống, bạn hãy tìm sản phẩm tự nhiên để thay thế. Nhiều sản phẩm được ưa chuộng như Tom’s of Maine và Kiss My Face có bán rộng rãi trên thị trường.
  2. 2
    Tự làm sản phẩm ngăn tiết mồ hôi. Bạn có thể tìm được nhiều công thức khác nhau trên mạng, nhưng ở đây có một công thức mà bạn có thể thử. Trộn ¾ cốc bột củ dong và 4 thìa cà phê bột nở không chứa nhôm. Đun chảy 6 thìa canh bơ ca cao hữu cơ hoặc bơ xoài và 2 thìa canh dầu dừa chưa tinh chế trong nồi cách thủy. Khuấy đều các nguyên liệu tan chảy với các nguyên liệu khô, sau đó thêm ½ thìa cà phê tinh dầu xả vào hỗn hợp.
    • Bảo quản trong lọ thủy tinh đậy kín. Hỗn hợp này không cần để trong tủ lạnh.
  3. 3
    Xử lý mùi cơ thể bằng dung dịch ô xy già diệt khuẩn. Pha 1 thìa cà phê nước ô xy già 3% với 1 cốc nước. Nhúng khăn cotton vào dung dịch ô xy già và nước, vắt bớt nước để lau nách, háng và bàn chân.
  4. 4
    Dùng giấm táo để tiêu diệt vi khuẩn. Bạn có thể dùng giấm táo để tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi hôi. Ngâm bàn chân mỗi ngày trong dung dịch gồm 1 phần giấm táo với 3 phần nước. Rót dung dịch trên vào bình xịt để xịt nách.[5]
    • Giấm táo rất mạnh, và những người có da nhạy cảm có thể gặp phải các tác động khó chịu như bỏng rát hoặc ngứa. Do đó, bạn nên thử bôi dung dịch lên một phần da nhỏ trước khi sử dụng, và đảm bảo là bạn không vừa mới cạo vùng da dưới nách.
  5. 5
    Xử lý da bằng dầu tràm trà để giảm tiết mồ hôi và mùi cơ thể. Nhỏ 8-10 giọt dầu tràm trà vào 1 cốc nước cây phỉ. Rót dung dịch vào bình xịt và dùng như sản phẩm khử mùi, đặc biệt là sau khi tập thể dục. Nước cây phỉ đóng vai trò là chất làm se và giảm mồ hôi. Dầu tràm trà có tác dụng kháng khuẩn.[6]
    • Dầu tràm trà nổi tiếng với đặc tính kháng khuẩn và mùi hương mạnh nhưng dễ chịu.
    • Khi sử dụng ngoài da, dầu tràm trà có tác dụng diệt vi khuẩn trên da, từ đó giảm sự hình thành độc tố.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 5:

Hiểu về mùi cơ thể

  1. 1
    Tìm hiểu nguyên nhân vì sao có mùi cơ thể. Mùi cơ thể (còn gọi là bromhidrosis, osmidrosis hoặc ozochrotia, hoặc đơn giản hơn là BO) xuất phát từ sự phân hủy protein bởi vi khuẩn, các chất axit sản sinh, thức ăn nạp vào, lượng mồ hôi tiết ra và tình trạng sức khỏe tổng thể.[7]
    • Những người bệnh tiểu đường, mắc chứng tăng tiết mồ hôi (đổ mồ hôi quá nhiều), sử dụng thuốc đặc trị hoặc người béo phì cũng có nguy cơ có mùi cơ thể.
    • Khi chúng ta đổ mồ hôi, vi khuẩn trên da sẽ phân hủy mồ hôi và protein trong da thành hai loại axit chính – các axit này dẫn đến mùi cơ thể. Hai loại axit chính (axit propionic và axit isovaleric) sinh ra do hai loại vi khuẩn khác nhau. Axit propionic do vi khuẩn propionibacteria sinh ra và thường có mùi như giấm. Axit isovaleric do tụ cầu khuẩn sinh ra và thường có mùi phô mai – có lẽ loại vi khuẩn này cũng là vi khuẩn sử dụng trong một số loại phô mai.
  2. 2
    Biết những vùng nào trên cơ thể thường bốc mùi. Mùi cơ thể thường xuất phát từ các nếp gấp của da hoặc ở các vùng da được che kín hoặc dễ đổ mồ hôi – bàn chân, háng, nách, vùng lông mu và các vùng da khác có lông, rốn, hậu môn và sau tai. Các khu vực khác cũng có thể đổ mồ hôi và bốc mùi nhưng thường ở mức độ thấp hơn.
  3. 3
    Hiểu rằng mùi hôi chân khác với các mùi khác trên cơ thể. Mùi hôi ở chân có thể khác một chút so với mùi ở các vùng da khác. Bàn chân có các tuyến mồ hôi nội tiết, nhưng vì nhiều người đi tất và giày (phần lớn làm bằng chất liệu tổng hợp) trong thời gian dài và mồ hôi không thể bay hơi dễ dàng.
    • Các chất liệu tổng hợp (trái với cotton và da) thường giữ mồ hôi và ngăn bay hơi, trừ khi được thiết kế đặc biệt cho phép độ ẩm bay hơi.
    • Mồ hôi không bay hơi thường tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển – và nhiều dạng nấm cũng sinh ra mùi khó chịu.
  4. 4
    Xem xét các yếu tố khác tác động lên mùi cơ thể. Ví dụ, mùi cơ thể có thể thay đổi theo tuổi tác. Trẻ em trước tuổi dậy thì không toát ra nhiều mùi. Androgens sản sinh trong thời kỳ dậy thì có liên quan đến mùi khó chịu từ cơ thể.[8]
    Quảng cáo
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 5:

Khi nào cần điều trị y tế

  1. 1
    Tìm sự chăm sóc y tế nếu có hiện tượng phát ban hoặc kích ứng vì các sản phẩm tự nhiên. Mặc dù các liệu pháp tự nhiên thường là an toàn, nhưng chúng vẫn có thể gây kích ứng da, thậm chí có thể gây phát ban. Các sản phẩm khử mùi tự nhiên bán trên thị trường và tự làm tại nhà đều có thể gây tổn thương da. Nếu tình trạng này xảy ra, tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ để xem có cần được điều trị không.[9]
    • Bạn có thể thấy sưng, ngứa, đau và đỏ ở vùng da thoa các sản phẩm tự nhiên.
    • Hỏi bác sĩ xem họ có khuyến nghị sản phẩm khử mùi tự nhiên nào phù hợp với loại da của bạn không.
  2. 2
    Đến gặp bác sĩ nếu các sản phẩm tự nhiên không kiểm soát được mùi cơ thể. Thường thì chỉ cần tự chăm sóc cơ thể là bạn đã kiểm soát được mùi của nó. Tuy nhiên, đôi khi việc chỉ thay đổi lối sống và sử dụng các sản phẩm thoa ngoài da là chưa đủ. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, bác sĩ có thể tìm một sản phẩm phù hợp với bạn.[10]
    • Bác sĩ có thể khuyên bạn thử dùng các sản phẩm khử mùi truyền thống nếu các sản phẩm tự nhiên không có tác dụng. Nếu vẫn không có hiệu quả, bạn có thể được bác sĩ kê toa các sản phẩm khử mùi.
  3. 3
    Đến gặp bác sĩ nếu tình trạng đổ mồ hôi hoặc mùi cơ thể gây trở ngại trong đời sống hàng ngày. Tất cả mọi người đều đổ mồ hôi và có mùi cơ thể chứ không riêng gì bạn! Tuy nhiên, có khả năng là bạn tiết mồ hôi nhiều hơn hoặc nặng mùi hơn những người khác. May mắn là bác sĩ có thể giúp đỡ bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt do mồ hôi và mùi cơ thể.[11]
    • Bác sĩ thường sẽ tìm được các sản phẩm có hiệu quả với bạn.
    • Ngoài ra, bạn có thể được bác sĩ giới thiệu một chuyên gia trị liệu để giúp bạn thay đổi suy nghĩ về việc tiết mồ hôi và mùi cơ thể. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
  4. 4
    Hỏi bác sĩ nếu bạn đột ngột đổ mồ hôi nhiều hơn. Có lẽ bạn không phải lo lắng quá, nhưng sự thay đổi đột ngột lượng mồ hôi tiết ra có thể báo hiệu về điều gì đó không ổn. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi và các phương pháp điều trị.[12]
    • Nếu có bệnh lý tiềm ẩn, bạn cần điều trị bệnh để giảm tiết mồ hôi.
  5. 5
    Hỏi bác sĩ nếu bạn nhận thấy mùi cơ thể thay đổi. Sự thay đổi mùi cơ thể có thể là do một căn bệnh nào đó gây ra. Đừng lo lắng quá vì có lẽ là không có vấn đề gì lớn. Tuy nhiên, bạn nên đến bác sĩ để tìm nguyên nhân khiến mùi cơ thể thay đổi để tìm cách xử lý.[13]
    • Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh lý tiềm ẩn của bạn.
  6. 6
    Đến gặp bác sĩ nếu bạn bị đổ mồ hôi không rõ nguyên nhân. Dù không phải quá lo lắng, nhưng tình trạng đổ mồ hôi ban đêm có khả năng là do một số bệnh lý hoặc thuốc gây ra. Hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây đổ mồ hôi ban đêm để tìm cách kiểm soát. Bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị hoặc khuyến nghị một số thay đổi trong lối sống.[14]
    • Ví dụ, một số thuốc điều trị tiểu đường và trầm cảm có thể gây đổ mồ hôi ban đêm. Tương tự, các chứng bệnh như lo âu, bệnh tự miễn, nhiễm trùng và một số bệnh ung thư cũng khiến cơ thể đổ mồ hôi ban đêm.[15]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Một số loại hải sản như cá ngừ hoặc cá kiếm có hàm lượng cao thủy ngân, một độc tố có thể khiến cơ thể có mùi khó chịu.

Về bài wikiHow này

Zora Degrandpre, ND
Cùng viết bởi:
Bác sĩ liệu pháp thiên nhiên
Bài viết này đã được cùng viết bởi Zora Degrandpre, ND. Tiến sĩ Degrandpre là bác sĩ chuyên về liệu pháp thiên nhiên được cấp phép tại Washington. Cô đã nhận bằng ND của Đại học Y khoa Quốc gia năm 2007. Bài viết này đã được xem 34.348 lần.
Chuyên mục: Vệ sinh cá nhân

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 34.348 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo