Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nếu hàm răng trên của bạn nhô ra ngoài nhiều hơn hàm răng dưới thì nghĩa là bạn có răng hô. Một số trường hợp răng nhô ra là tự nhiên, nhưng tình trạng hô nặng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe trong tương lai, chẳng hạn như mất khả năng nhai hoặc khó phát âm. Chúng tôi đã trả lời một số câu hỏi thường gặp về răng hô để giúp bạn biết cách bắt đầu khắc phục răng hô từ hôm nay.

Question 2 của 7:
Làm sao bạn biết răng mình có hô hay không?

  1. 1
    Kiểm tra xem răng có thẳng hàng không bằng cách cắn xuống và mỉm cười. Ngậm miệng bình thường sao cho răng để ở vị trí tự nhiên. Khi răng cắn xuống, bạn hãy mỉm cười trước gương và quan sát xem hàm răng trên nhô ra xa hơn hàm dưới bao nhiêu. Răng hàm trên mọc lấn ra một chút là bình thường, nhưng nếu nó nhô ra nhiều thì có lẽ là bạn có răng hô.[2]
  2. 2
    Đến nha sĩ để kiểm tra. Họ có thể khám và chụp x-quang răng để xác định liệu bạn có bị hô hay không. Nha sĩ cũng có thể cho bạn biết mức độ hô nặng hay nhẹ và đưa ra phương pháp điều trị.[3]
    • Răng được xem là hô nặng khi khoảng cách chồng lấn từ 3,5 mm trở lên.
    • Nha sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chỉnh nha nếu thấy răng của bạn bị hô.
    Quảng cáo

Question 3 của 7:
Có đáng để chỉnh sửa răng hô không?

  1. Có, vì răng hô có thể gây ra các biến chứng về sau. Dựa vào mức độ hô, bạn có thể bị sâu răng, khó chịu khi cắn hoặc nhai, thậm chí khó khăn khi phát âm. Việc chỉnh sửa răng hô hay không là tùy ý bạn, thế nên nếu thấy lo ngại, bạn hãy trao đổi với nha sĩ hoặc bác sĩ chỉnh nha.[4]

Question 4 của 7:
Bác sĩ chỉnh nha sẽ chỉnh răng hô như thế nào?

  1. Niềng răng là cách dễ nhất và phổ biến nhất để chỉnh răng hô. Niềng răng cũng có thể giúp nắn cho răng thẳng lại và chỉnh lại vị trí của hàm, bất kể bạn bao nhiêu tuổi. Nếu bạn không thích kiểu niềng răng truyền thống, hãy hỏi bác sĩ chỉnh nha về niềng răng trong suốt.[5]
    • Nếu chọn niềng răng, bạn sẽ phải đeo hàm duy trì chỉnh nha suốt đời để giữ cố định răng.
    • Niềng răng trong suốt là lựa chọn phù hợp với trường hợp hô nhẹ vì nó rẻ hơn niềng răng truyền thống. Tuy nhiên, nếu bạn bị hô nặng thì có thể lựa chọn này không dành cho bạn.
    Quảng cáo

Question 5 của 7:
Chỉnh răng hô sẽ mất bao lâu?

  1. Bạn sẽ cần đeo niềng răng khoảng 2 năm. Mặc dù mỗi trường hợp răng hô một khác, nhưng bạn phải chuẩn bị tinh thần đeo niềng răng tối thiểu trong 2 năm, thậm chí lâu hơn nếu bạn bị hô nặng. Sau đó, bạn sẽ đeo hàm duy trì chỉnh nha cố định răng tại chỗ để không bị hô trở lại.[6]

Question 6 của 7:
Bạn có thể chỉnh răng hô mà không cần niềng không?

  1. Có, bạn có thể nhổ răng nếu răng hô là do răng mọc chen chúc. Nếu bạn còn trẻ thì đây có thể là một lựa chọn dành cho bạn. Bác sĩ chỉnh nha có thể khuyên bạn nhổ vài chiếc răng nhỏ để có thêm chỗ trong miệng và chỉnh răng hô. Tuy nhiên, cách này không khắc phục triệt để vấn đề, và có thể cuối cùng bạn vẫn phải niềng răng.[7]
    Quảng cáo

Question 7 của 7:
Có phẫu thuật nào để khắc phục răng hô không?

  1. Có, nhưng thường chỉ được thực hiện trong các trường hợp nghiêm trọng. Nếu khoảng cách chồng lấn của hai hàm răng là 3,5 mm trở lên, nha sĩ có thể khuyên bạn phẫu thuật sửa chữa. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ kéo hai má ra và rạch bên trong hàm. Sau đó, họ sẽ di chuyển hàm để thay đổi hình dạng cằm và chỉnh thẳng răng. Bạn sẽ nằm viện khoảng 2 ngày.[8]
    • Phẫu thuật thường được thực hiện nếu các phương pháp ít xâm lấn hơn không thành công.
    • Ở Mỹ, phẫu thuật này thường có chi phí khoảng $20.000 - $40.000.

Lời khuyên

  • Bảo hiểm nha khoa thường thanh toán một số chi phí thủ thuật chỉnh nha. Nếu bạn có bảo hiểm, hãy hỏi lại công ty bảo hiểm trước khi bỏ tiền túi để phẫu thuật.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Bẻ Đốt sống Lưng
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Chữa lành vết đứt trên lưỡiChữa lành vết đứt trên lưỡi
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Lewis Chen, DDS, FICOI, FIADFE
Cùng viết bởi:
Bác sĩ nha khoa
Bài viết này có đồng tác giả là Lewis Chen, DDS, FICOI, FIADFE, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 1.790 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 1.790 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo