Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Có một loại chuột mà chẳng ai thích, đó là chuột rút—tình trạng bị đau do co rút cơ ở chân khiến bạn phải bỏ các hoạt động đang làm giữa chừng. Chuột rút có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của chân và thường là vào lúc không thích hợp nhất. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn một số cách để khắc phục chứng chuột rút nhanh chóng và ngăn chúng tái phát trong tương lai.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Khắc phục tình trạng chuột rút nhanh chóng

  1. 1
    Xoa bóp cơ. Chuột rút thường xảy ra ở bắp chân, bàn chân và đôi khi là ở đùi; xoa bóp cơ ở những vùng này sẽ giúp làm giảm sức căng và đau do co cơ. Bạn hãy dùng ngón tay cái và các đầu ngón tay xoa bóp theo chuyển động tròn với lực vừa phải ở đúng chỗ bị đau và dịch lên trên một chút để giúp tăng lưu thông máu. Tiếp tục xoa bóp trong một vài phút cho đến khi bớt đau hoặc muốn chuyển sang điều trị bằng cách khác.
  2. 2
    Tập giãn cơ. Các cơ sẽ co lại khi bị chuột rút, chính vì vậy việc co duỗi sẽ giúp cơ thư giãn và mềm ra. Bạn hãy thực hiện một vài động tác co duỗi cơ ở vùng bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng.
    • Đứng thẳng và tập động tác chùng chân với chân sau là chân bị chuột rút. Bạn gập đầu gối chân trước và duỗi thẳng chân sau, để lực dồn vào các ngón chân của chân sau; bạn có thể hơi nghiêng người về phía gối trước nếu thấy như vậy thoải mái hơn.
    • Ngồi xuống giường hoặc xuống sàn, duỗi thẳng hai chân về phía trước. Bạn giữ thẳng đầu gối, hướng các ngón chân về phía mặt. Tiếp theo, nắm các ngón chân và nhẹ nhàng kéo bàn chân của chân bị chuột rút về phía sau.
    • Đứng thẳng trên các ngón chân lâu nhất có thể. Tư thế này sẽ giúp cơ bắp chân duỗi ra và giảm co cơ. Bạn nghỉ sau một vài giây và tiếp tục lặp lại động tác.[1]
  3. 3
    Tắm. Bạn pha nước ấm với muối Epsom vào bể tắm và ngâm mình khoảng 10-20 phút. Nhiệt độ của nước và tác dụng của muối kết hợp với nhau sẽ giúp làm mềm cơ và dịu cơn đau.
  4. 4
    Kê cao chân. Bạn hãy kê cao chân bị chuột rút lên gối hoặc tay ghế. Làm vậy sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và máu sẽ di chuyển qua vùng bị chuột rút hiệu quả hơn.
  5. 5
    Chườm nóng sau đó chườm lạnh để giảm đau. Để giảm chuột rút, bạn hãy chườm nóng khoảng 10-15 phút để cơ giãn ra. Sau đó nhanh chóng dùng túi đá chườm lạnh ở chỗ chuột rút. Bạn lưu ý không chườm đá trực tiếp mà nên dùng khăn hoặc băng cuộn bọc đá lại trước khi cho tiếp xúc với da. Chườm từ 5-15 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.[2]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Ngăn ngừa nguy cơ bị chuột rút

  1. 1
    Tập giãn cơ thường xuyên. Nếu bạn tập thể dục thường xuyên thì việc làm giãn cơ trước khi tập có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ bị căng cơ và chuột rút. Hãy tập giãn cơ khoảng 2-5 phút trước khi vào bài thể dục. Một số bài tập giãn cơ tốt nhất để ngăn ngừa chuột rút bao gồm giãn cơ tứ đầu (quad stretches) và chùng chân (lunges).
    • Để tập giãn cơ tứ đầu, bạn đứng thẳng và gập một chân về phía sau. Tiếp tục gập chân sát đùi chất có thể, sau đó nắm lấy bàn chân và giữ khoảng 10 giây.
    • Để tập động tác chùng chân, bạn quỳ một chân xuống sàn, chân trước gập gối và thoải mái dồn toàn bộ cơ thể lên chân sau, sau đó đổi chân. Bạn có thể vừa tập động tác này vừa đi quanh phòng hoặc đổi chân tại chỗ.
  2. 2
    Bổ sung nhiều kali hơn. Thiếu kali sẽ làm gia tăng nguy cơ bị chuột rút. Bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu kali, chẳng hạn như chuối, quả bơ và cam ít nhất một lần một ngày. Bạn cũng có thể mua thực phẩm chức năng để bổ sung kali cho cơ thể ở hiệu thuốc.
  3. 3
    Bổ sung nhiều canxi và magie. Hai loại vitamin này cùng phối hợp với nhau có tác dụng ngăn chứng chuột rút và giữ cho vóc dáng của bạn luôn cân đối. Bạn hãy cung cấp cho cơ thể đầy đủ canxi và magie thông qua chế độ ăn hằng ngày hoặc dùng thêm thực phẩm bổ sung. Canxi và magie có rất nhiều trong các sản phẩm sữa và các loại hạt.[3]
  4. 4
    Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nồng độ natri trong máu cao sẽ gây ảnh hưởng đến cơ bắp và sự lưu thông máu. Bạn hãy suy trì nồng độ natri trong máu ở mức thấp bằng cách thường xuyên uống nhiều nước. Khi tập luyện thể thao, bạn có thể dùng thêm nước tăng lực có chứa chất điện giải.
    • Hạn chế hoặc tránh uống rượu vì rượu sẽ làm bạn bị mất nước.
  5. 5
    Tránh các chất lợi tiểu. Thuốc hoặc các loại thực phẩm lợi tiểu khiến bạn đi tiểu nhiều hơn sẽ làm giảm lượng nước và chất điện giải trong cơ thể, từ đó dễ dẫn đến tình trạng bị chuột rút. Bạn hãy tránh uống quá nhiều cafein và tránh uống các loại thuốc lợi tiểu khi không cần thiết.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu bị chuột rút thường xuyên và các biện pháp điều trị được áp dụng đều không hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này.
  • Nếu thường xuyên bị chuột rút sau khi tập thể dục, bạn hãy thử bổ sung nước cho cơ thể bằng cách uống nước muối dưa (pickle juice), Gatorade, hoặc các loại đồ uống có chứa chất điện giải khác.
  • Nhờ người giữ tay khi tập squat (bài tập tăng cường nhóm cơ mông đùi), tuy nhiên lưu ý tập với cường độ vừa phải.
  • Nếu bị chuột rút không quá nghiêm trọng và cơn đau đã giảm bớt, bạn hãy mặc quần áo thoải mái và bước đi quanh phòng một vài vòng.
  • Đi giày thoải mái để hạn chế bị chuột rút.[4]

Bài viết wikiHow có liên quan

Đo chiều dài chânĐo chiều dài chân
Phát triển bắp chân
Bắt đầu tập Calisthenics: những vấn đề quan trọng nhất đối với người mớiBắt đầu tập Calisthenics: những vấn đề quan trọng nhất đối với người mới
Điều trị chấn thương hángĐiều trị chấn thương háng
Nhận biết ai đó đang dùng steroidNhận biết ai đó đang dùng steroid:10 dấu hiệu
Kéo giãn cơ
Tập chạy bộTập chạy bộ
Giảm axit lactic tích tụ trong cơ bắpGiảm axit lactic tích tụ trong cơ bắp
Có đôi chân to hơn
Phát triển cánh tay nhanh chóng
Điều trị co thắt cơ đùiĐiều trị co thắt cơ đùi
Luyện tập cơ ngực mà không cần tạLuyện tập cơ ngực mà không cần tạ
Phát triển cơ cẳng tayPhát triển cơ cẳng tay
Tập thể dục cho cơ bụng trong khi ngồiTập thể dục cho cơ bụng trong khi ngồi
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 1.370 lần.
Trang này đã được đọc 1.370 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo