Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Chứng chảy nước mũi có thể khiến bạn khó chịu, bực bội và bối rối. Đôi khi nước mũi chảy là do chuyển mùa hay dị ứng, nhưng đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh, ví dụ như cảm lạnh, viêm xoang, thậm chí bệnh cúm. Hãy bắt đầu chữa chứng chảy nước mũi với các liệu pháp tại nhà và thuốc không kê toa, theo dõi các triệu chứng khác có thể chỉ ra nguyên nhân gây bệnh. Đi khám bệnh nếu các triệu chứng không bớt hoặc trở nặng. Với việc nghỉ ngơi nhiều, duy trì đủ nước cho cơ thể và một số liệu pháp, bạn có thể làm thông mũi và thở lại bình thường.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Sử dụng các liệu pháp tại nhà

  1. 1
    Khịt mũi, nuốt hoặc xì nhẹ để làm sạch nước mũi. Tống dịch nhầy ra khỏi mũi là cách tốt nhất để ngừng chảy nước mũi, vì vậy bạn hãy nhẹ nhàng xì mũi vào khăn giấy khi cần thiết. Nếu nước mũi chảy không ngừng, bạn hãy xé đôi tờ khăn giấy, vo lại thành hai viên giấy nhỏ và nhét mỗi viên vào một lỗ mũi. Thở bình thường hoặc thở qua miệng.[1]
    • Nếu có thể, bạn hãy xì mũi vào khăn giấy ướt để khỏi làm khô làn da nhạy cảm bên dưới mũi. Nếu da bị kích ứng, bạn hãy thoa một chút lotion dưỡng ẩm.
    • Bạn cũng có thể cảm thấy dịch nhầy trong cổ họng mà bạn không thể xì ra khăn giấy. Thử nuốt xuống để trị tình trạng chảy nước mũi và cảm giác nghẹt mũi.
  2. 2
    Thử dùng liệu pháp xông hơi tại nhà. Để giảm áp lực trong mũi và ngừng chảy nước mũi, bạn hãy tắm vòi sen nước nóng hoặc ngâm bồn tắm nước nóng và để cho hơi nước tỏa đầy phòng. Bạn cũng có thể quấn khăn tắm xung quanh đầu và nghiêng người trên nồi hoặc bát nước nóng, hoặc bạn chỉ cần mở vòi sen nước nóng và ngồi trong phòng tắm mà không cần đứng dưới vòi sen. Thực hiện 2-4 lần mỗi ngày.[2]
    • Bạn cũng có thể dùng máy hóa hơi hoặc máy tạo ẩm để có tác dụng tương tự.
    • Để tăng hiệu quả, bạn có thể thêm vào nước một chút dầu khuynh diệp, cồn long não hoặc dầu bạc hà cay. Rót một ít vào bát hoặc nước nóng, hoặc rảy một chút xung quanh vòi sen trước khi mở nước.
  3. 3
    Tự pha chế nước muối xịt mũi để rửa sạch dịch nhầy. Pha 1 cốc (240 ml) nước ấm với ½ thìa cà phê (3 g) muối và một nhúm muối nở. Dùng bơm tiêm, chai xịt nhỏ hoặc bình rửa mũi để xịt nước muối vào bên trong mũi mỗi ngày 3-4 lần.[3]
    • Cẩn thận, không lạm dụng nước muối, vì điều này có thể khiến tình trạng chảy nước mũi nặng thêm.
  4. 4
    Đắp khăn mặt ướt và ấm lên mặt để giảm áp lực trong mũi. Nhúng một chiếc khăn vào nước ấm, hoặc hứng dưới vòi nước ấm cho đến khi khăn ướt đẫm. Vắt bớt nước sao cho khăn chỉ còn ẩm, sau đó đắp lên mặt khoảng 2-3 phút.[4]
    • Bạn cũng có thể làm ướt khăn, sau đó cho vào lò vi sóng khoảng 30-45 giây hoặc cho đến khi khăn ấm.
  5. 5
    Trị đau và nghẹt xoang bằng cách ấn huyệt nhẹ nhàng. Liệu pháp ấn huyệt lên vùng mũi có thể giúp giảm nghẹt mũi và đau đầu do chảy nước mũi. Bạn hãy ấn thật nhẹ 10 lần lên từng góc mũi. Thực hiện tương tự với vùng trên mắt.[5]
    • Thực hiện động tác này mỗi ngày 2-3 lần để giảm đau xoang.
  6. 6
    Kê cao đầu khi nằm để giảm nghẹt mũi. Nghỉ ngơi là điều quan trọng khi cơ thể đang chống chọi với các triệu chứng khó chịu như chảy nước mũi. Khi nằm nghỉ, bạn hãy gối đầu lên vài chiếc gối để giúp dịch trong mũi thoát ra ngoài một cách tự nhiên.[6]
    • Tư thế này cũng sẽ giúp bạn dễ thở hơn.
  7. 7
    Uống nhiều nước và chất lỏng để giúp dịch nhầy thoát ra ngoài. Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp chất lỏng trong mũi chảy ra ngoài, nhờ đó bạn cũng khỏi bị chảy nước mũi. Cố gắng cách khoảng một tiếng uống một cốc nước, và kết hợp các thức uống nóng như trà thảo mộc, thậm chí là canh để tăng hiệu quả làm dịu mũi.[7]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Chữa chảy nước mũi bằng thuốc

  1. 1
    Dùng dung dịch muối rửa mũi hoặc chai xịt nước muối để làm sạch dịch nhầy. Chai xịt và dung dịch muối có bán ở các hiệu thuốc, có tác dụng loại bỏ dịch nhầy trong mũi. Chọn loại nhẹ chuyên dùng để trị nghẹt mũi và chảy nước mũi, sử dụng mỗi ngày 3-4 lần theo hướng dẫn.[8]
    • Tránh dùng dung dịch xịt mũi quá 5 ngày, vì điều này có thể khiến tình trạng nghẹt mũi quay trở lại.
  2. 2
    Dán băng dán thông mũi bên dưới mũi để dễ thở hơn. Bạn có thể tìm mua băng dán thông mũi tại các hiệu thuốc để làm thông mũi và giảm nghẹt mũi. Thử dùng loại băng dán chuyên dùng trị cảm và nghẹt mũi. Dán băng ngang qua sống mũi theo hướng dẫn ghi trên hộp. Sử dụng theo liều lượng được hướng dẫn trên bao bì.[9]
    • Băng dán thông mũi thường được sử dụng ban đêm, nhưng nếu tình trạng chảy nước mũi quá nặng, bạn cũng có thể dùng vào ban ngày.
  3. 3
    Dùng thuốc làm thông mũi để làm khô hốc mũi. Tìm mua thuốc thông mũi ở hiệu thuốc. Thuốc thường có dạng viên, có tác dụng làm co mạch và làm khô hốc mũi. Loại thuốc này có thể rất hữu ích khi bạn đang chống chọi với tình trạng chảy nước mũi và nghẹt mũi. Đọc hướng dẫn trên bao bì để biết liều lượng sử dụng.[10]
    • Chỉ dùng thuốc thông mũi trong 2-3 ngày. Nếu dùng quá liều, loại thuốc này có thể gây nghẹt mũi trở lại và còn trầm trọng hơn.
  4. 4
    Thử dùng thuốc kháng histamine nếu bạn cho rằng mình bị dị ứng. Nếu nghi ngờ chứng chảy nước mũi của mình là do dị ứng, bạn hãy mua thuốc kháng histamine ở hiệu thuốc để giảm nhẹ triệu chứng. Uống thuốc theo hướng dẫn trên bao bì và đọc kỹ về các tác dụng phụ - một số thuốc kháng histamine có thể gây buồn ngủ.[11]
    • Các loại thuốc kháng histamine thông dụng bao gồm Benadryl, Zyrtec, và Allegra.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn

  1. 1
    Chữa viêm xoang nếu bạn bị đau đầu hoặc sưng tức. Chứng viêm xoang đôi khi có thể gây chảy nước mũi, nhất là khi dịch mũi đặc, màu vàng hoặc xanh. Các triệu chứng khác bao gồm nghẹt mũi, dịch mũi chảy xuống cổ họng, đau, sưng hoặc tức xung quanh mắt, má, mũi hoặc trán. Để trị viêm xoang, bạn hãy thử:[12]
    • Sử dụng liệu pháp xông hơi tại nhà hoặc đắp gạc ấm lên mặt.
    • Dùng dung dịch muối xịt mũi hoặc thuốc xịt mũi corticosteroid có tác dụng trị viêm.
    • Uống thuốc thông mũi không kê toa 2-3 ngày.
    • Uống thuốc giảm đau không kê toa như aspirin, acetaminophen (như Tylenol), hoặc ibuprofen (như Advil).
    • Đến gặp bác sĩ nếu tình trạng viêm không khỏi trong vòng một tuần.
  2. 2
    Tránh các yếu tố kích thích mũi nếu bạn bị dị ứng. Chảy nước mũi là một triệu chứng thường gặp của chứng dị ứng có thể do một số yếu tố gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, vẩy da động vật, mạt bụi, hoặc thức ăn. Chú ý xem nước mũi chảy nhiều hơn khi bạn ở gần những chất nào và hết sức tránh xa, hoặc bạn có thể uống thuốc chống dị ứng để giảm các triệu chứng.[13]
    • Các triệu chứng khác bao gồm hắt xì, ngứa xung quanh mặt, mắt sưng hoặc đỏ.
    • Bạn cũng có thể trị chứng chảy nước mũi do dị ứng bằng cách dùng nước muối rửa mũi và giảm tiếp xúc với các dị ứng nguyên bằng cách hút bụi thường xuyên, giặt ga gối và các món đồ chơi nhồi bông trong nước nóng.
  3. 3
    Uống thuốc cảm nếu bạn có các triệu chứng cảm lạnh. Một trong các nguyên nhân thường gặp nhất của chứng chảy nước mũi là bệnh cảm thường. Các triệu chứng này tương đối dễ nhận biết, bao gồm đau họng, ho, hắt xì và đau nhức người. Để chữa cảm lạnh, bạn hãy thử:[14]
    • Uống thuốc giảm đau, chẳng hạn như acetaminophen (như Tylenol).
    • Dùng thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc xịt thông mũi tối đa 5 ngày.
    • Uống xi-rô ho để giảm ho hoặc đau họng.
  4. 4
    Đi khám bệnh nếu bạn có các triệu chứng như bệnh cúm. Bệnh cúm có thể có các biểu hiện ban đầu tương tự như bệnh cảm thường, bao gồm chảy nước mũi, nhưng đáng chú ý là xuất hiện đột ngột hơn nhiều so với bệnh cảm. Các triệu chứng khác bao gồm sốt trên 38 độ C, đau nhức cơ, ớn lạnh và đổ mồ hôi, đau đầu và nghẹt mũi. Nếu nghĩ mình bị cúm, bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, và cẩn thận đừng để lây bệnh cho người khác bằng cách rửa tay, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt xì, tránh những nơi đông người. Để giảm nhẹ triệu chứng, bạn hãy thử:[15]
    • Nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng.
    • Uống thuốc kháng virus nếu được bác sĩ chỉ định.
    • Dùng thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil)
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Bẻ Đốt sống Lưng
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 119.812 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 119.812 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo