X
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Có 7 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 5.343 lần.
wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách kết nối MacBook Air với màn hình gắn ngoài. Bạn có thể kết nối máy tính với cáp HDMI hoặc sử dụng AirPlay. Sau khi kết nối các thiết bị, bạn có thể điều chỉnh cài đặt hiển thị và thiết lập màn hình làm màn hình chính hoặc mở rộng.
Các bước
Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 6:
Kết nối với màn hình thông qua AirPlay
-
1Kết nối màn hình và MacBook với cùng mạng Wi-Fi. Nếu bạn muốn kết nối MacBook với màn hình thông qua AirPlay, cả hai thiết bị phải được kết nối với cùng mạng Wi-Fi. Hãy tham khảo sách hướng dẫn người dùng hoặc website của nhà sản xuất để tìm hiểu cách kết nối màn hình với mạng Wi-Fi.
- Trước khi bắt đầu, bạn cần kiểm tra để chắc chắn rằng màn hình và MacBook đều đã bật.
- Bạn có thể kết nối MacBook với màn hình không dây, Apple TV, TV thông minh hoặc bất kỳ thiết bị phát trực tuyến nào hỗ trợ AirPlay 2.[1]
-
2
-
3Nhấp vào System Preferences (Tùy chỉnh hệ thống). Tùy chọn này nằm trong trình đơn Apple của Mac.
-
4Nhấp vào Display (Hiển thị). Tùy chọn này nằm bên dưới biểu tượng màn hình trong trình đơn System Preferences.
-
5
-
6Nhấp vào biểu tượng AirPlay nằm trong thanh menu. Tùy chọn này có biểu tượng màn hình với hình tam giác ở dưới cùng. Bạn có thể tìm thấy ở góc trên bên phải thanh Menu. Các thiết bị khả dụng với AirPlay sẽ hiện ra.
-
7Nhấp vào màn hình mà bạn muốn kết nối. Hai tùy chọn màn hình sẽ hiện ra trong cửa sổ bật lên.
- Không phải màn hình nào cũng hỗ trợ kết nối AirPlay. Nếu màn hình hiện có không hỗ trợ AirPlay, hãy mua hộp phát trực tuyến Apple TV để kết nối MacBook với TV thông qua AirPlay.
-
8Nhấp vào Mirror Built-in Display (Màn hình tích hợp phản chiếu) hoặc Use as Separate Display (Sử dụng như màn hình riêng biệt). Nếu bạn muốn màn hình được kết nối phản chiếu lại nội dung trên màn hình Macbook, hãy chọn "Mirror Built-in Display". Nếu bạn muốn sử dụng như màn hình thứ hai thì chọn "Use as a Separate Display". MacBook sẽ kết nối với màn hình hiện có thông qua AirPlay.
-
9Nhập mật mã trên máy Mac. Một số TV và màn hình có thể hiện ra mật mã, bạn cần nhập mã này để hoàn tất kết nối.
- Để ngắt kết nối với màn hình, bạn cần nhấp vào biểu tượng AirPlay trong thanh Menu, sau đó nhấp vào Turn off AirPlay (Tắt AirPlay). [2]
Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 6:
Kết nối MacBook với màn hình thông qua cáp HDMI
-
1Kiểm tra ngõ ra video trên MacBook Air. Để kết nối với màn hình ngoài, MacBook cần có cổng HDMI hoặc Mini Displayport.
- Một số dòng Macbook Air mới không có cổng HDMI lẫn Mini Displayport. Trong trường hợp này, bạn cần mua bộ chuyển đổi USB-C-to-HDMI để kết nối Macbook Air với màn hình.
- Cáp HDMI có chiều rộng gần 2 cm với cạnh dưới nhỏ hơn cạnh trên một chút.
- Cổng Mini Displayport có hình vuông với hai góc dưới bị cắt xéo, tương tự như cổng Thunderbolt.
- Cổng Thunderbolt và Mini Displayport có hình dạng tương tự, chỉ khác nhau đôi chút. Hãy xem qua nhãn trên cổng. Mini DisplayPort có biểu tượng giống như màn hình, còn cổng Thunderbolt lại có nhãn hình tia chớp.[3]
-
2Mua cáp phù hợp. Sau khi xác định loại ngõ ra video mà MacBook sử dụng, bạn cần mua cáp HDMI hoặc Mini Displayport phù hợp (tùy vào cổng mà MacBook có).
- Bạn cần mua cáp đủ dài để kết nối MacBook với màn hình. Nếu cần thiết, hãy đo khoảng cách giữa hai thiết bị.
- Cáp Mini Displayport có một đầu cắm là Mini Displayport, đầu còn lại là cổng HDMI. Bạn cũng có thể mua bộ chuyển đổi Mini Displayport để kết nối cáp HDMI trực tiếp với cổng Mini Displayport.
- Nếu màn hình mà bạn đang sử dụng không có cổng HDMI lẫn Mini Displayport, hãy mua bộ chuyển đổi từ Apple hoặc nhà bán lẻ thiết bị điện tử khác. Những bộ chuyển đổi thích hợp gồm có MiniDisplay-to-DVI, MiniDisplay-to-VGA và HDMI-to-DVI.
-
3Cắm một đầu cáp vào Macbook. Để kết nối, cắm đầu cáp HDMI hoặc Mini Displayport sao cho vừa với cổng trên MacBook.
-
4Cắm đầu cáp còn lại vào cổng HDMI trên màn hình. Sử dụng đầu cáp còn lại để kết nối với cổng HDMI trống trên màn hình.
- Nếu màn hình có nhiều cổng HDMI, bạn cần lưu ý cổng mà MacBook đang kết nối. Cổng HDMI thường được đánh số.
-
5Bật màn hình và MacBook. Nhấn nút nguồn trên cả MacBook và màn hình.
-
6Chọn nguồn video tương ứng trên màn hình. Nếu có nhiều ngõ vào video hoặc HDMI, bạn cần nhấn nút Source, Input, Video In hay tương tự trên điều khiển từ xa hoặc màn hình. Sau đó, chọn cổng mà bạn đã kết nối máy Mac. MacBook sẽ tự động hiện ra trên màn hình. Nếu không có gì xảy ra, hãy tiến hành bước tiếp theo.
-
7
-
8Nhấp vào tùy chọn System Preferences nằm trong trình đơn Apple của máy Mac.
-
9Nhấp vào Displays (Màn hình). Tùy chọn có biểu tượng màn hình này nằm trong trình đơn System Preferences.
-
10Nhấp vào Display. Đây là tab đầu tiên nằm đầu cửa sổ Displays.
-
11Nhấn giữ phím Options. Nút "Detect Displays" (Phát hiện màn hình) sẽ hiện ra ở góc dưới bên phải cửa sổ.
-
12Nhấp vào nút Detect Display ở góc dưới bên phải cửa sổ Display. MacBook sẽ quét tìm màn hình đã kết nối.Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 6:
Cài đặt độ phân giải màn hình
-
1
-
2Nhấp vào tùy chọn System Preferences nằm trong trình đơn Apple của máy Mac.
-
3Nhấp vào Displays. Tùy chọn có biểu tượng màn hình này nằm trong trình đơn System Preferences.
-
4Nhấp vào Display. Đây là tab đầu tiên nằm đầu màn hình.
-
5Nhấn giữ phím Options và chọn "Scaled" (Tỉ lệ). Tùy chọn này cho phép bạn chọn độ phân giải cho màn hình. Theo mặc định, MacBook sẽ tự chọn độ phân giải tốt nhất cho cả hai màn hình.[4]
- Để thay đổi độ phân giải màn hình MacBook, bạn có thể chọn "Scaled" mà không nhấn giữ phím "Options".
-
6Chọn độ phân giải màn hình. Độ phân giải càng cao thì các biểu tượng sẽ hiển thị càng nhỏ và màn hình có nhiều chỗ trống hơn. Độ phân giải thấp thì các biểu tượng sẽ to hơn và còn lại ít không gian trên màn hình. Một số ứng dụng và cửa sổ có thể không vừa với màn hình nếu bạn sử dụng độ phân giải nhỏ.
- Nếu đây là màn hình HD, hãy chọn độ phân giải tối đa là 1900 x 1080. Với màn hình 4k trở lên, bạn có thể chọn độ phân giải lên đến 3840 x 2160.
Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 6:
Sử dụng như màn hình mở rộng
-
1
-
2Nhấp vào tùy chọn System Preferences nằm trong trình đơn Apple của máy Mac.
-
3Nhấp vào Displays. Tùy chọn có biểu tượng màn hình này nằm trong trình đơn System Preferences.
-
4Nhấp vào tab Arrangement (Sắp xếp). Đây là tab thứ hai nằm đầu cửa sổ Display.
-
5Nhấp vào để bỏ đánh dấu ô "Mirror Display" ở góc dưới bên phải cửa sổ Display. Như vậy, màn hình mới sẽ được dùng như màn hình mở rộng. Bạn có thể di chuyển các nội dung và ứng dụng từ màn hình này sang màn hình kia.
- Nếu bạn tích vào "Screen Mirroring", màn hình được kết nối sẽ phản chiếu lại chính xác nội dung đang hiển thị trên màn hình của MacBook.
Quảng cáo
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 6:
Thay đổi màn hình chính
-
1
-
2Nhấp vào tùy chọn System Preferences nằm trong trình đơn Apple của máy Mac.
-
3Nhấp vào Displays. Tùy chọn có biểu tượng màn hình này nằm trong trình đơn System Preferences.
-
4Nhấp vào tab Arrangement. Đây là tab thứ hai nằm đầu cửa sổ Display.
-
5Nhấp và giữ chuột trên thanh màu trắng ở đầu biểu tượng màn hình hiện tại. Có hai hình chữ nhật bên dưới tab "Arrangement" trên cửa sổ System Preferences. Những hình này tượng trưng cho hai màn hình được kết nối với MacBook. Hình chữ nhật với thanh trắng trên đầu là màn hình chính hiện tại.
-
6Kéo thanh màu trắng lên biểu tượng màn hình còn lại. Để thay đổi màn hình chính, bạn cần kéo thanh màu trắng phía trên cùng của hình chữ nhật này đè lên hình còn lại trong tab Arrangements. Cả hai màn hình sẽ nhấp nháy trong thoáng chốc để điều chỉnh theo cài đặt mới. Màn hình mà bạn chọn làm màn hình chính sẽ là giao diện mặc định mà ứng dụng khởi chạy.Quảng cáo
Phương pháp 6
Phương pháp 6 của 6:
Khắc phục sự cố
-
1Dịch chuyển MacBook đến gần màn hình bổ sung. Nếu biểu tượng AirPlay không hiện ra trong thanh menu trên MacBook, hãy thử dịch chuyển MacBook đến gần màn hình không dây hơn.
-
2Cập nhật lên phiên bản macOS mới nhất. Nếu bạn đang sử dụng phiên bản macOS cũ, nhiều khả năng AirPlay sẽ gặp trục trặc. Có thể một số máy Mac đời cũ sẽ không cập nhật được lên phiên bản macOS mới nhất. Tiến hành các bước sau để cập nhật phiên bản macOS mới nhất:[5]
- Nhấp vào biểu tượng Apple trong thanh menu.
- Nhấp vào System Preferences (hoặc About this Mac đối với phiên bản macOS trước đó).
- Nhấp vào Software Update (Bản cập nhật phần mềm).
- Nhấp vào Update Now (Cập nhật ngay bây giờ) nếu có bản cập nhật khả dụng.
-
3Kiểm tra cài đặt tường lửa của máy Mac. Trong một số trường hợp, cài đặt tường lửa của Mac có thể ngăn AirPlay kết nối với màn hình khác. Có thể bạn cũng cần kiểm tra cài đặt tường lửa của bộ định tuyến hoặc bất kỳ chương trình tường lửa từ bên thứ ba nào khác trên máy. Tiến hành những bước sau để kiểm tra cài đặt tường lửa:[6]
- Nhấp vào biểu tượng Apple trong thanh menu.
- Nhấp vào System Preferences.
- Nhấp vào Security & Privacy (Bảo mật và riêng tư).
- Nhấp vào tab Firewall (Tường lửa).
- Nhấp vào biểu tượng ổ khóa ở góc dưới bên phải.
- Nhập mật khẩu quản trị viên.
- Nhấp vào Firewall Options (Cài đặt tường lửa)
- Kiểm tra để chắc chắn rằng ô "Automatically allow signed software to receive incoming connections" (Tự động cho phép phần mềm được cấp phép nhận kết nối đến) đã được đánh dấu.
- Nhấp vào Ok
-
4Kiểm tra AirPlayUIAgent. Nếu biểu tượng AirPlay không hiển thị trong thanh menu, bạn có thể tiến hành những bước sau để kiểm tra ứng dụng AirPlayUIAgent trong System Information:[7]
- Nhấp vào biểu tượng kính lúp ở góc trên bên phải trong thanh menu.
- Nhập "System Information" vào thanh tìm kiếm rồi nhấn Enter.
- Nhấp vào Applications (Ứng dụng) trong thanh menu bên trái.
- Nhấp đúp vào AirPlayUIAgent.
-
5Khởi động lại bộ định tuyến không dây. Trong một số trường hợp, bộ định tuyến Wi-Fi có thể can thiệp khiến MacBook không kết nối được với thiết bị AirPlay. Bước đầu tiên mà bạn cần làm là khởi động lại bộ định tuyến nhằm khắc phục vấn đề. Để tiến hành, bạn chỉ cần rút phích cắm, chờ 30 giây, sau đó kết nối và khởi động lại thiết bị.
-
6Xóa các thiết bị khác khỏi mạng. Nếu bạn vẫn không kết nối được với thiết bị AirPlay, có thể những thiết bị khác đang kết nối với mạng đã làm ảnh hưởng. Hãy thử ngắt kết nối từng thiết bị với mạng xem có khắc phục được vấn đề không.Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ https://support.apple.com/en-us/HT204289
- ↑ https://support.apple.com/en-us/HT202351
- ↑ https://support.apple.com/en-us/HT201736
- ↑ https://support.apple.com/kb/PH25175?locale=en_US
- ↑ https://support.apple.com/en-us/HT201541
- ↑ https://www.lifewire.com/airplay-icon-missing-fix-1999255
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=VKYxSN7t8AA
Về bài wikiHow này
Ngôn ngữ khác
Português:Conectar um Macbook Air a um Monitor
Bahasa Indonesia:Menghubungkan MacBook Air ke Monitor
Nederlands:Een MacBook Air aansluiten op een monitor
العربية:توصيل جهاز ماك بوك آير بشاشة
Trang này đã được đọc 5.343 lần.
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Quảng cáo