Bài viết này đã được cùng viết bởi Priya Malani. Priya Malani là chuyên gia tư vấn tài chính & thành viên sáng lập của Stash Wealth, một công ty hoạch định tài chính và quản lý đầu tư cho HENRYs™ (High Earners, Not Rich Yet). Cô có hơn 15 năm kinh nghiệm về quản lý tài sản và tư vấn tài chính. Công việc của Priya tại Stash Wealth đã được đăng trên các tạp chí Fortune, Wall Street Journal và CNBC cũng như trên các thương hiệu về giải trí và phong cách sống như NYPost, Bustle, SiriusXM và Refinery29. Cô có bằng cử nhân kinh tế của Đại học Agnes Scott năm 2004.
Bài viết này đã được xem 14.923 lần.
Khi vừa được cấp thẻ tín dụng, việc đầu tiên mà bạn cần làm là ký tên vào phía sau thẻ. Ký tên ngay sau khi bạn đã kích hoạt thẻ trên mạng hoặc qua điện thoại. Sử dụng bút dạ và ký lên thẻ như khi bạn ký bất kỳ tài liệu nào. Không nên để trống hay chỉ ghi “Xem CCCD” (CCCD là viết tắt của “căn cước công dân”) lên mặt sau thẻ tín dụng. Tuy quy trình này đôi khi bị lãng quên ở Việt Nam, nhưng để bảo vệ quyền lợi của mình, tốt nhất bạn nên ký tên lên thẻ.
Các bước
Ký tên một cách rõ ràng
-
1Tìm thanh chữ ký. Tìm thanh chữ ký ở mặt sau thẻ. Lật thẻ tín dụng lại và tìm một thanh dài nằm ngang màu trắng hoặc xám nhạt.[1]
- Trên một số thẻ, thanh chữ ký có thể được dán nhãn. Trong trường hợp này, bạn cần tháo nhãn ra trước khi ký.
-
2Dùng bút dạ để ký tên. Vì mặt sau thẻ tín dụng được làm bằng nhựa nên rất khó thấm mực như trên giấy. Hãy dùng bút dạ hoặc bút lông dầu Sharpie, bạn sẽ không phải lo việc chữ ký trên thẻ tín dụng bị nhòe.[2]
- Một số người thích ký tên lên mặt sau của thẻ tín dụng bằng bút đánh dấu mực gel. Loại bút này cũng nhanh khô và ít khi bị nhòe.
- Tránh sử dụng những màu mực không phổ biến như đỏ hoặc xanh lá.
- Không nên sử dụng bút bi vì đầu bút có thể làm trầy bề mặt, cũng như để lại chữ ký rất mờ nhạt trên thẻ tín dụng.
-
3Ký tên như thường lệ. Nhất quán và rõ ràng là yếu tố then chốt khi ký tên lên mặt sau thẻ tín dụng. Bạn cần ký giống như thường ngày.[3]
- Nếu bạn có lỡ ký hơi nhanh hay khó đọc cũng không thành vấn đề, miễn là chữ ký này trông giống với chữ ký chính thức của bạn.
- Nếu nhân viên cửa hàng nghi ngờ vấn đề gian lận thẻ tín dụng, việc đầu tiên mà họ sẽ làm là so sánh chữ ký trên hóa đơn với chữ ký ở mặt sau thẻ xem có giống hay không.[4]
-
4Chờ mực khô. Khi ký xong bạn không nên cất thẻ ngay vì nếu như chưa khô, mực có thể bị nhòe khiến cho chữ ký trở nên khó đọc.[5]
- Tùy vào loại mực mà có thể cần khoảng 30 phút để chữ ký khô.
Quảng cáo
Tránh những sai lầm thường gặp
-
1Không nên viết “Xem CCCD”. Có ý kiến cho rằng chúng ta sẽ tránh được tình trạng gian lận thẻ tín dụng bằng cách viết “Xem CCCD” hoặc “Kiểm tra CCCD” thay vì ký tên. Điều này là vì nếu có ai đó trộm thẻ tín dụng của bạn, họ sẽ không thể sử dụng nếu như không có thẻ căn cước công dân chính chủ. Tuy nhiên, đa phần các cửa hàng đều không được phép chấp nhận thanh toán nếu thẻ thiếu chữ ký của chủ sở hữu.[6]
- Hãy nhìn vào dòng chữ nhỏ trên thẻ: “Invalid without an authorized signature” hay “Không hiệu lực nếu thiếu chữ ký”.
- Ngoài ra, hầu hết nhân viên cửa hàng thường tiến hành thanh toán mà không nhìn vào mặt sau thẻ để xác minh chữ ký. Trong trường hợp này, nội dung mà bạn viết lên thẻ không giúp được gì
-
2Không để trống thanh chữ ký. Về mặt pháp lý, bạn phải ký vào thẻ tín dụng trước khi sử dụng để xác thực. Một số cửa hàng có thể từ chối quẹt thẻ nếu như bạn chưa ký tên vào mặt sau.[7]
- Ngày nay, đầu đọc thẻ tín dụng tự phục vụ đang dần phổ biến (bạn sẽ bắt gặp nhiều khi ra nước ngoài, chẳng hạn như cây xăng tự đổ), vì thế nhân viên cửa hàng thường không có cơ hội để yêu cầu kiểm tra chữ ký trên thẻ.[8]
- Cho dù bạn để trống mặt sau thẻ tín dụng thì vấn đề bảo mật cũng không được đảm bảo. Kẻ trộm có thể dễ dàng sử dụng thẻ của bạn dù có chữ ký hay không.
-
3Kiểm tra với ngân hàng phát hành về khả năng chống gian lận thẻ tín dụng. Nếu lo lắng về nguy cơ kẻ trộm dùng thẻ tín dụng của bạn để thanh toán, cách tốt nhất là kiểm tra với ngân hàng phát hành về khả năng bảo mật thẻ. Liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng của ngân hàng phát hành xem họ có cung cấp dịch vụ bảo hiểm gian lận thẻ tín dụng hay không.[9]
- Với dịch vụ bảo hiểm gian lận thẻ tín dụng, giá trị và điều kiện bồi thường của mỗi ngân hàng sẽ khác nhau. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký.
- Không phải ngân hàng nào cũng cung cấp dịch vụ bảo hiểm gian lận thẻ tín dụng. Để biết ngân hàng mà bạn đăng ký thẻ có dịch vụ này hay không, hãy gọi lên tổng đài chăm sóc khách hàng hoặc đến chi nhánh gần nhất để hỏi về chính sách của họ.
Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ https://pocketsense.com/credit-card-signature-tips-7529635.html
- ↑ https://pocketsense.com/credit-card-signature-tips-7529635.html
- ↑ https://pocketsense.com/credit-card-signature-tips-7529635.html
- ↑ https://www.discover.com/credit-cards/resources/should-i-sign-my-credit-card
- ↑ https://pocketsense.com/credit-card-signature-tips-7529635.html
- ↑ https://credit.org/2017/05/05/should-i-sign-the-back-of-my-credit-card/
- ↑ https://credit.org/2017/05/05/should-i-sign-the-back-of-my-credit-card/
- ↑ https://www.nerdwallet.com/blog/credit-cards/unsafe-sign-credit-card/
- ↑ https://lifehacker.com/should-you-sign-the-back-of-your-credit-card-1558289863