Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Đa số mèo được mẹ của chúng dạy cách sử dụng khay vệ sinh, nhưng mèo hoang mới được nhận nuôi lại không hề biết điều này.[1] Thậm chí ngay cả mèo được huấn luyện bài bản đôi khi vẫn “quên” và đi vệ sinh khắp nhà. Lí do chúng quên sử dụng khay vệ sinh có thể là do bệnh tật hoặc đơn giản là vì chúng thích như vậy.[2] Cho dù là đang huấn luyện chú mèo vừa mới nhận nuôi chưa có thói quen sử dụng khay vệ sinh hoặc dạy lại cho mèo cách đi vệ sinh đúng chỗ, thì những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn tập cho mèo hình thành thói quen tốt này.

Phần 1
Phần 1 của 5:

Lựa chọn khay vệ sinh phù hợp

  1. 1
    Chọn khay vệ sinh có kích thước lớn. Nguyên nhân phổ biến làm cho mèo không đi vệ sinh đúng chỗ là do khay quá nhỏ.[3] Điều này đặc biệt quan trọng nếu mèo vẫn đang phát triển; một tấm khay có kích thước vừa vặn sẽ trở nên quá chật chội đối với chúng trong vài tháng tới.[4] Khi mua khay vệ sinh cho mèo, bạn nên chọn loại lớn. Khi đó chúng sẽ cảm thấy rộng rãi thoáng mát và nghĩ rằng khay vẫn còn đủ chỗ để chứa phân và nước tiểu.
  2. 2
    Lựa chọn khay kín hoặc mở. Hai loại này đều có ưu khuyết điểm riêng. Một số mèo thích loại này hơn loại kia, trong khi số khác thì không. Bạn có thể mua cả hai loại để xem chúng thích loại nào.[6]
    • Ưu điểm lớn nhất của khay vệ sinh kín là sự riêng tư mà mèo thường thích. Việc sử dụng khay kín cũng xua đuổi chó ăn phân trong khay vệ sinh, nếu điều này gây nguy hiểm trong nhà.[7]
    • Khay vệ sinh kín thường khiến mùi hôi thối luẩn quẩn bên trong, và tình trạng này làm cho mèo càng không thích đi vệ sinh trong khay.[8]
    • Nếu mèo có kích thước lớn, chúng khó có thể xoay người hoặc đào bới trong khay.[9]
  3. 3
    Mua ít nhất hai khay vệ sinh. Nếu nhà bạn đủ diện tích thì nên mua thêm hai hoặc ba khay vệ sinh. Bước này khá cần thiết nếu bạn nuôi nhiều mèo, hoặc trong trường hợp mèo còn nhỏ và đang học cách đi vệ sinh đúng chỗ. Tuy nhiên, một số chuyên gia khuyến cáo mỗi con mèo cần có một khay riêng, cộng thêm một khay dự phòng nữa đặt trong nhà.[10]
  4. 4
    Tìm vị trí thích hợp. Mèo có bản năng tự nhiên là chôn phân và nước tiểu, nhưng nếu không thể tiếp cận khay vệ sinh thì chúng sẽ tìm chỗ khác để "giải quyết nỗi buồn".[11] Việc chọn địa điểm phù hợp sẽ hạn chế xảy ra vấn đề, nhưng nói chung có một số điểm bạn cần lưu ý khi lựa chọn vị trí đặt khay vệ sinh.
    • Địa điểm cần phải dễ dàng tiếp cận và tiện lợi. Mèo sẽ không muốn phải đi quãng đường xa khi đang cần giải quyết gấp. Vì vậy bạn nên chọn chỗ nào giúp chúng có thể đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu.[12]
    • Không đặt khay vệ sinh gần khay thức ăn và nước uống của mèo. Mèo thường xem chỗ ăn uống là nhà của mình, khi đó chúng sẽ đi vệ sinh xa khu vực này theo bản năng tự nhiên vốn có. Việc đặt khay vệ sinh gần chỗ sinh hoạt sẽ làm chúng khó chịu và có khuynh hướng giải quyết nhu cầu bên ngoài khay.[13]
    • Tạo không gian yên tĩnh cho mèo. Đa số loài mèo thường chọn địa điểm vắng người để đi vệ sinh. Nếu bạn đặt khay vệ sinh ở khu vực ồn ào, tập trung nhiều người (phòng giặt giũ hay phòng sinh hoạt gia đình), thì chúng sẽ không sử dụng khay vệ sinh. Cho nên bạn cần di chuyển khay đến khu vực yên tĩnh ít người lui tới nhưng vẫn dễ tìm.[14]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 5:

Bảo quản khay vệ sinh

  1. 1
    Chọn cát phù hợp. Mèo nói chung thường thích cát nhám vì chúng có thể thoải mái đi trên đó và dễ lấp kín phân hơn. Ngoài ra loại cát này cũng giúp bạn dọn dẹp khay vệ sinh dễ dàng.[15]
    • Một vài chú mèo thích cát không mùi. Hiệp hội Nhân đạo cảnh báo không nên dùng cát có mùi thơm hoặc chất khử mùi vì chúng có khả năng làm mèo bị kích ứng hoặc dị ứng.[16]
  2. 2
    Dùng lượng cát phù hợp. Nếu đổ quá nhiều cát, bạn sẽ gây nên đống lộn xộn bừa bãi vì cát có thể rơi vãi ra ngoài sau khi mèo đào bới để chôn phân. Nhưng nếu cát không đủ, mèo có thể nghĩ rằng chúng không chôn phân được và sẽ đi vệ sinh ra ngoài. Hơn nữa khay vệ sinh quá ít cát cũng gây mùi hôi thối khiến cho công việc dọn dẹp trở nên khó khăn hơn.[17]
    • Một số chuyên gia khuyến cáo nên đổ cát vào khay vệ sinh đến mức khoảng 5 cm.[18] Một số chuyên gia khác lại đề nghị mức cát trong khay nên dày 10 cm để mèo tự do đào bới và chôn chất thải.[19]
    • Bắt đầu ở mức 5 cm, và nếu mèo không thoải mái thì bạn có thể tăng lên 10 cm.
  3. 3
    Giữ khay vệ sinh sạch sẽ. Nếu nuôi mèo con hoặc mèo đang học cách sử dụng khay vệ sinh, bạn chỉ nên để lại ít phân hoặc nước tiểu trong vài tuần đầu để nhắc nhở chúng đi vệ sinh đúng chỗ.[20] Tuy nhiên, sau khi mèo đã biết cách sử dụng khay vệ sinh, bạn cần dọn dẹp khay sạch sẽ. Trên thực tế, việc để phân và nước tiểu sót lại là nguyên nhân phổ biển nhất làm chúng đi bậy ra ngoài.[21]
    • Bạn nên dọn dẹp phân và nước tiểu mèo hằng ngày. Một số chuyên gia khuyến cáo nên dọn hai ngày một lần để khay vệ sinh luôn sạch sẽ.[22]
    • Chùi rửa khay vệ sinh một tuần một lần. Bạn nên sử dụng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ; không nên dùng hóa chất tẩy rửa mạnh vì dư lượng chất tẩy rửa sẽ bám lại trên khay hoặc gây nên mùi khó chịu làm tổn thương mèo hoặc khiến chúng không muốn sử dụng khay vệ sinh.[23]
    • Sau khi rửa sạch khay vệ sinh và để khô ráo, bạn đổ cát sạch ở mức vừa phải theo nhu cầu của mèo (vẫn là độ sâu từ 5 đến 10 cm).[24]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 5:

Dạy mèo sử dụng khay vệ sinh

  1. 1
    Tìm hiểu lịch trình của mèo. Nói chung, mèo thường đi vệ sinh sau khi ngủ trưa, chơi đùa hay chạy quanh nhà, hoặc sau khi ăn no.[25] Việc nắm rõ thời gian đi vệ sinh của mèo sẽ giúp bạn xác định khi nào mèo cần đi vệ sinh để có thể hướng dẫn chúng sử dụng khay vệ sinh thay vì thải lên ghế sofa.
  2. 2
    Chơi đùa với mèo gần khay vệ sinh. Vì mèo thường có nhu cầu "giải quyết nỗi buồn" sau khi chơi đùa hoặc chạy quanh, bạn có thể tạo điều kiện bằng cách chơi đùa với chúng gần khay vệ sinh. Bước này sẽ kích thích mèo đi vệ sinh, khi đó bạn có thể hướng chúng đến (hoặc đặt chúng vào) trong khay.[26]
    • Nếu khay vệ sinh nằm trong phòng có cửa sổ, bạn nên đóng cửa lại và ở trong phòng cùng với mèo. Mang theo đồ chơi và để chúng đùa nghịch cho đến khi muốn đi vệ sinh.[27]
  3. 3
    Dạy cho mèo biết phải làm gì. Nếu mèo chưa được mèo mẹ dạy cách sử dụng khay vệ sinh, bạn cần phải hướng dẫn chúng. Điều này không có nghĩa bạn phải tự mình đi vệ sinh vào trong khay mà là ẵm mèo đặt trong khay tại thời điểm chúng sắp đi vệ sinh, và dạy mèo cách đào bới đất.[28]
    • Dùng ngón tay cào đất sang hai bên cho đến khi mèo đã hiểu rõ động tác. Nếu chúng đã thải phân vào khay nhưng chưa lấp đất lại, bạn nên dùng ngón tay bốc một ít đất phủ lên chất thải của chúng. Bước này mất khá nhiều thời gian, nhưng mèo sẽ hiểu được rằng chúng nên làm theo ví dụ này.[29]
    • Khi làm mẫu cách đào và chôn chất thải cho mèo xem, bạn cần dùng ngón tay của mình. Nếu bạn nắm lấy bàn chân của chúng và cố gắng “chỉ” cho mèo cách đào bới và chôn lấp, thì chúng sẽ sợ hãi hoặc khó chịu và có ác cảm với khay vệ sinh.[30] Bạn nên hết sức kiên nhẫn, và tin tưởng rằng mèo yêu sẽ học được cách sử dụng khay vệ sinh một cách thành thạo.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 5:

Khắc phục tình trạng mèo đi vệ sinh không đúng chỗ

  1. 1
    Không nên la mắng mèo. Điều quan trọng mà bạn cần ghi nhớ, đó là chúng không cố ý gây rối. Có thể mèo đang mắc bệnh, hoặc bạn cho chúng sử dụng khay vệ sinh hoặc cát gây khó chịu. Hành động quát mắng chỉ làm mèo sợ bạn hơn và cũng không có tác dụng giải quyết vấn đề.[31]
  2. 2
    Xúc chất thải đổ vào vị trí thích hợp. Nếu mèo đi bậy ở ngoài, thay vì dọn phân đổ vào thùng rác, bạn nên dùng khăn giấy nhặt lên và cho vào khay vệ sinh. Hành động này có tác dụng nhắc nhở chúng, vì mèo sẽ ngửi được mùi chất thải và gắn kết hành vi đi vệ sinh với hành động bước vào khay đất.[32]
  3. 3
    Dọn sạch chất thải bên ngoài khay thật kỹ càng. Nếu mèo đi vệ sinh bên ngoài khay, trên sàn, thảm, hoặc đồ nội thất, bắt buộc bạn phải lau chùi sạch sẽ để tránh sự cố về sau. Một khi mèo đánh hơi được mùi phân hay nước tiểu, chúng sẽ tiếp tục đi vệ sinh ở đó.[33]
    • Sử dụng chất tẩy rửa có chứa enzym để lau chùi thảm và đồ nội thất bị vấy bẩn. Loại hóa chất tẩy rửa này có tác dụng khử sạch mùi hôi, giảm nguy cơ mèo tiếp tục đi vệ sinh tại vị trí đó trong tương lai.[34]
    • Trong trường hợp mèo tiếp tục đi bậy ở khu vực nhạy cảm, bạn nên đóng kín cửa để chúng không vào phòng được. Ngoài ra bạn cũng có thể trải chất liệu kém hấp dẫn trên sàn quanh khu vực này, như là giấy nhôm hoặc thảm lật ngược.[35]
  4. 4
    Di chuyển thức ăn và nước uống đến khu vực đang gặp sự cố. Nếu mèo vẫn không ngừng đi vệ sinh bên ngoài khay và thích đi một chỗ cố định, bạn có thể đặt khay đồ ăn và bát nước ở nơi mà chúng đi bậy. Mèo có bản năng không bao giờ đi vệ sinh gần khu vực ăn uống, do đó chúng sẽ ngừng đi bậy bên ngoài khay vệ sinh.[36]
  5. 5
    Tạm nhốt mèo một thời gian. Nếu mèo vẫn không chấm dứt hành động đi vệ sinh không đúng chỗ, bạn nên cân nhắc nhốt mèo lại. Cách này chỉ nên dùng phương sách cuối cùng, khi toàn bộ giải pháp khác đều không phát huy tác dụng.[37]
    • Chọn căn phòng thích hợp trong nhà để mèo cảm thấy được nhốt an toàn,. Nơi mà bạn lựa chọn cần có đủ không gian thoáng đãng và nhiệt độ phòng không nên quá khắc nghiệt. Nói cách khác, bạn nên bảo đảm căn phòng mát mẻ vào mùa hè và ấm áp trong mùa đông (tùy thuộc vào thời gian nhốt mèo).[38]
    • Đặt khay vệ sinh ở góc phòng và chỗ nằm của mèo, đặt thức ăn cũng như nước uống ở góc khác xa hơn. Diện tích căn phòng cần đủ rộng ,vì mèo sẽ không đi vệ sinh gần khu vực ăn uống của chúng.[39]
    • Nếu mèo đi bậy ngoài khay vệ sinh liên tiếp nhiều lần, bạn nên rải cát vệ sinh xung quanh sàn nhà trong phòng nhốt mèo. Chắc chắn chúng sẽ đi vệ sinh trên cát, và theo thời gian mèo tự động hình thành liên kết mùi cát với việc đi vệ sinh.[40]
    Quảng cáo
Phần 5
Phần 5 của 5:

Loại trừ yếu tố bệnh tật ở mèo

  1. 1
    Kiểm tra xem mèo có đi bậy ở chỗ khác hay không. Nếu mèo không dùng khay vệ sinh, bạn nên kiểm tra xung quanh ngôi nhà để chắc chắn rằng chúng vẫn đang đi vệ sinh. Trong trường hợp mèo không đi bậy trong nhà, có thể chúng bị tắc nghẽn niệu đạo một phần hoặc toàn phần. Nếu nhận thấy mèo không hề đi vệ sinh, bạn cần phải đưa chúng đến bệnh viện thú y ngay lập tức.[41]
    • Nếu mèo vẫn đi vệ sinh nhưng không sử dụng khay cát, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh đường tiết niệu. Một số mèo bị nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu thường hay đi vệ sinh trên gạch hoa, xi măng, hoặc sàn gỗ, vì chúng có khuynh hướng tìm bề mặt có nhiệt độ mát và chất liệu mịn màng dành cho da.[42]
  2. 2
    Kiểm tra máu xuất hiện trong nước tiểu của mèo. Một trong những dấu hiệu sớm của bệnh viêm đường tiết niệu ở mèo (FLUTD), cũng như sỏi thận và bàng quang, đó là xuất hiện máu trong nước tiểu và thường xuyên hoặc gắng sức đi tiểu.[43] Các triệu chứng khác cần quan sát bao gồm hiện tượng mèo kêu lên thành tiếng khi đi tiểu và liếm/làm sạch bộ phận sinh dục quá thường xuyên.[44] Nếu mèo có các triệu chứng này, bạn cần đưa chúng đi khám thú y càng sớm càng tốt. Nếu để kéo dài, tình trạng này sẽ dẫn đến tắc niệu đạo, gây nguy hiểm đến tính mạng.[45]
    • Ngoài việc khám tổng quát, bác sĩ thú y thường tiến hành phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu và chụp x-quang để xác định nguyên nhân và vị trí mắc bệnh của mèo.[46]
    • Bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc điều trị bệnh sỏi thận. Nếu bác sĩ xác định rằng mèo của bạn có sỏi trong bàng quang, thì chúng cần được phẫu thuật để lấy ra hoặc phá vỡ sỏi bên trong bàng quang để đào thải ra ngoài.[47]
    • Nếu mèo mắc các bệnh liên quan đến tiết niệu hoặc sỏi bàng quang/thận, thì có thể là do chúng không uống đủ nước. Luôn đảm bảo mèo được uống nước sạch (thay hàng ngày).[48] Bác sĩ thú y có thể đề nghị cho mèo ăn đồ ướt (đóng hộp) ít nhất 50% trong chế độ ăn.[49]
  3. 3
    Quan sát dấu hiệu nôn mửa, tiêu chảy, và sút cân. Một số mèo bị viêm dọc theo đường tiêu hóa, gây ra bệnh viêm ruột ở mèo (IBD). Các triệu chứng thường gặp nhất của viêm ruột bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, sút cân, và lờ đờ. Một số con mắc IBD thường hay đi phân có máu. Những triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào phần nào của đường tiêu hóa bị ảnh hưởng. Nếu mèo xuất hiện các triệu chứng này, bạn nên đưa chúng đi khám thú y càng sớm càng tốt.[50]
    • Bác sĩ thú y thường tiến hành xét nghiệm máu và phân để xác định nếu các triệu chứng có phải là dấu hiệu của IBD hay không. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chụp X-quang và / hoặc siêu âm để xác định vị trí ảnh hưởng.[51]
    • Để điều trị IBD, bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc corticosteroid để giảm viêm và giảm phản ứng của hệ miễn dịch với IBD. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của IBD ở mèo, bác sĩ cũng kê thêm kháng sinh.[52]
    • Bác sĩ thú y thường khuyến cáo thay đổi chế độ ăn uống nhằm giảm thiểu IBD ở mèo. Yêu cầu chế độ ăn uống chung dành cho mèo mắc IBD bao gồm thức ăn cho mèo ít gây dị ứng, cũng như các loại thực phẩm nhiều chất xơ và ít béo.[53]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Không nên trừng phạt mèo khi chúng đi vệ sinh không đúng chỗ.
  • Khi chuyển nhà, điều đầu tiên bạn cần làm là nhốt mèo ở một khu vực nhỏ của ngôi nhà mới. Điều này đảm bảo rằng nó cảm thấy an toàn và biết khay vệ sinh nằm ở đâu nhằm giảm nguy cơ mèo đi bậy trong nhà.
  • Chọn vị trí đặt khay vệ sinh sao cho mèo dễ dàng tìm thấy. Bạn cũng nên tìm nơi ít bị người khác làm phiền.
  • Thưởng cho mèo mỗi lần chúng sử dụng khay vệ sinh để mèo không nghĩ rằng đây là sự trừng phạt.
  • Nếu bạn có nuôi chó thì không nên để nó làm phiền con mèo đang đi vệ sinh

Cảnh báo

  • Nếu mèo đau đớn trong khi đi vệ sinh, hoặc có máu trong phân hay nước tiểu, bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Bài viết wikiHow có liên quan

Vuốt ve mèo đúng chỗVuốt ve mèo đúng chỗ
Rửa vết thương cho mèoRửa vết thương cho mèo
Xác định Giới tính Mèo conXác định Giới tính Mèo con
Khiến mèo quen và yêu quý bạnKhiến mèo quen và yêu quý bạn
Nhận biết dấu hiệu mèo sắp chếtNhận biết dấu hiệu mèo sắp chết
Cứu mèo con hấp hốiCứu mèo con hấp hối
Điều trị nhiễm trùng mắt ở mèoĐiều trị nhiễm trùng mắt ở mèo
Giao tiếp với MèoGiao tiếp với Mèo
Xác định Giới tính của MèoXác định Giới tính của Mèo
Biết mèo đã đẻ hết con chưaBiết mèo đã đẻ hết con chưa
Rèn luyện kỷ luật cho mèoRèn luyện kỷ luật cho mèo
Đuổi MèoĐuổi Mèo
Vệ sinh Tai cho MèoVệ sinh Tai cho Mèo
Thuần hóa mèo hoangThuần hóa mèo hoang
Quảng cáo
  1. http://www.catbehaviorassociates.com/how-many-litter-boxes-should-you-have/
  2. http://www.humanesociety.org/animals/cats/tips/solving_litter_box_problems.html
  3. http://www.catbehaviorassociates.com/litter-box-problems-due-to-location-aversion/
  4. http://www.catbehaviorassociates.com/litter-box-problems-due-to-location-aversion/
  5. http://www.catbehaviorassociates.com/litter-box-problems-due-to-location-aversion/
  6. http://www.humanesociety.org/animals/cats/tips/preventing_litter_box_problems.html
  7. http://www.animalhumanesociety.org/training/litter-box-101-preventing-and-solving-litter-box-problems
  8. http://www.catbehaviorassociates.com/how-much-litter-to-put-in-the-litter-box/
  9. http://www.animalhumanesociety.org/training/litter-box-101-preventing-and-solving-litter-box-problems
  10. http://www.catbehaviorassociates.com/how-much-litter-to-put-in-the-litter-box/
  11. http://www.catbehaviorassociates.com/kitten-litter-box-training/
  12. http://www.humanesociety.org/animals/cats/tips/solving_litter_box_problems.html
  13. http://www.catbehaviorassociates.com/no-more-stinky-litter-boxes/
  14. http://www.animalhumanesociety.org/training/litter-box-101-preventing-and-solving-litter-box-problems
  15. http://www.animalhumanesociety.org/training/litter-box-101-preventing-and-solving-litter-box-problems
  16. http://www.catbehaviorassociates.com/kitten-litter-box-training/
  17. https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/cat-behavior/litter-box-problems
  18. https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/cat-behavior/litter-box-problems
  19. http://www.catbehaviorassociates.com/kitten-litter-box-training/
  20. http://www.catbehaviorassociates.com/kitten-litter-box-training/
  21. http://www.catbehaviorassociates.com/kitten-litter-box-training/
  22. https://www.longmonthumane.org/?q=litter-box-training
  23. http://www.catbehaviorassociates.com/kitten-litter-box-training/
  24. http://www.animalhumanesociety.org/training/litter-box-101-preventing-and-solving-litter-box-problems
  25. http://www.animalhumanesociety.org/training/litter-box-101-preventing-and-solving-litter-box-problems
  26. http://www.animalhumanesociety.org/training/litter-box-101-preventing-and-solving-litter-box-problems
  27. http://www.animalhumanesociety.org/training/litter-box-101-preventing-and-solving-litter-box-problems
  28. https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/cat-behavior/remedial-litter-box-training
  29. https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/cat-behavior/remedial-litter-box-training
  30. https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/cat-behavior/remedial-litter-box-training
  31. https://www.aspca.org/pet-care/virtual-pet-behaviorist/cat-behavior/remedial-litter-box-training
  32. http://www.catinfo.org/?link=litterbox
  33. http://www.vet.cornell.edu/fhc/health_information/brochure_urinary.cfm
  34. http://www.vet.cornell.edu/fhc/health_information/BladderandKidneyStones.cfm
  35. http://www.vet.cornell.edu/fhc/health_information/brochure_urinary.cfm
  36. http://www.vet.cornell.edu/fhc/health_information/BladderandKidneyStones.cfm
  37. http://www.vet.cornell.edu/fhc/health_information/brochure_urinary.cfm
  38. http://www.vet.cornell.edu/fhc/health_information/BladderandKidneyStones.cfm
  39. http://www.vet.cornell.edu/fhc/health_information/brochure_urinary.cfm
  40. http://www.vet.cornell.edu/fhc/health_information/BladderandKidneyStones.cfm
  41. http://www.vet.cornell.edu/fhc/health_information/brochure_urinary.cfm
  42. http://www.vet.cornell.edu/fhc/health_information/brochure_ibd.cfm
  43. http://www.vet.cornell.edu/fhc/health_information/brochure_ibd.cfm
  44. http://www.vet.cornell.edu/fhc/health_information/brochure_ibd.cfm

Về bài wikiHow này

Molly DeVoss
Cùng viết bởi:
Chuyên gia hành vi & huấn luyện động vật họ mèo, Chuyên gia tư vấn hành vi ở mèo
Bài viết này đã được cùng viết bởi Molly DeVoss. Molly DeVoss là chuyên gia hành vi và huấn luyện động vật họ mèo (CFTBS), chuyên gia tư vấn hành vi ở mèo (CCBC), chuyên gia huấn luyện động vật không gây sợ hãi (FFCT) và người sáng lập của công ty Cat Behavior Solutions. Molly chuyên dùng phương pháp khích lệ tích cực để điều chỉnh và ngăn chặn hành vi không mong muốn ở mèo, giảm tỷ lệ giao trả mèo cho trung tâm cứu hộ. Molly đã tham gia Ủy ban Tư vấn Động vật Dallas từ năm 2013 và được trang Catpetclub.com bầu là một trong 12 Chuyên gia Hành vi ở Mèo Xuất sắc Nhất của năm 2020. Cô được chứng nhận bởi Viện Hành vi Động vật và Hiệp hội Chuyên gia Tư Vấn Hành vi Động vật Quốc tế. Cô cũng là người dẫn chương trình podcast hằng tuần Cat Talk Radio. Bài viết này đã được xem 15.836 lần.
Chuyên mục: Mèo
Trang này đã được đọc 15.836 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo